Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)
* Nghệ thuật : Thể thơ bốn chữ , nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật . *Một số chi tiết chính cần lưu ý: 1. Trong bài có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt . Hãy tìm những câu thơ ấy . - 3 câu thơ có cấu tạo đặc biệt : Ra thế Thôi rồi , Lượm ơi ! Lượm ơi! Lượm ơi,còn không ? 2.“Lượm ơi , còn không ?”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hòi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm . Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi ? ( Vì để tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn , vui tươi , hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khẳng định : hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong tâm trí của nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước . 3. Bài thơ Lượm được sáng tác năm nào ? Trong thời kì nào ? (Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp). 4. Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ gì? (Thơ bốn chữ). BÀI 3: Đêm nay Bác không ngủ *Tác giả: Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái , quê ở thành phố Vinh tỉnh nghệ An, làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân pháp . *Tác phẩm : Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. * Nội dung :Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch , bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc , rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân , đồng thời thể hiện tình yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ . *Nghệ thuật : Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện ,kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm , có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động . *Một số chi tiết chính cần lưu ý: 1. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại có mấy lần anh đội viên thức dậy? Lần nào không được nhắc đến trong bài? Vì sao . (3 lần; lần 2 không được nhắc đến ; vì trong cái đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh thức và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ) 2. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết : Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh * Thân bài: - Tả ngoại hình - Mẹ không phải là người phụ nữ đẹp. - Dáng mẹ gầy, nhìn dáng mẹ tôi đã thấy được bao nỗi vất vả, lo toan - Dáng đi của mẹ uyển chuyển, nhẹ nhàng - Khuôn mặt mẹ - Đôi mắt mẹ trong tôi thật đẹp, nó lấp lánh niềm vui khi, nó đượm buồn khi ., nó dịu dàng ấm áp khiTrên đôi mắt ấy đã có những nếp nhăn trước tuổi. - Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ. - Nụ cười tươi luôn nở trên môi mẹ dù khó khăn vất vả như thế nào chăng nữa - Tôi nhận ra bàn tay mẹ thô ráp, chiếc áo mẹ đã bạc màu, đôi vai mẹ gầy hơn trước. - Mái tóc dài mượt ngày trước giờ đã thấp thoáng đã thấy những sợi bạc. - Tả về tính cách, hoạt động - Mẹ là một người luôn tận tụy với công việc... - Với gia đình, mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc ân cần cho cả gia đình... - Tả về kỉ niệm với mẹ, sự quan tâm của mẹ với mình - Với tôi, mẹ luôn dành sự quan tâm nhiều nhất: lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành chút thời gian ít ỏi khi nghỉ ngơi để hướng dẫn tôi học tập. - Ánh mắt mẹ dịu dàng, hiền hậu chỉ cho tôi từng lỗi sai, giúp tôi hiểu bài hơn. - Mẹ luôn bên tôi khi tôi gặp khó khăn, động viên an ủi khi tôi vấp ngã. * Kết bài: Nêu tình cảm với mẹ( Tôi sẽ cố gắng.) Dàn bài Tả ông hoặc bà của em. * Mở bài: Giới thiệu người định tả( Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất). * Thân bài: - Tả hình dáng: - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị) - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, răng, da dẻ, dáng đi... - Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú. + Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ; + Đôi mắt bà còn rất sáng;+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi; + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh. - Tả tính tình: -Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà. Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm... (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều hay, lẽ phải Thường kể truyện cổ tích cho tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà). * Kết bài: Tình cảm của em đối với bà( Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng). *Bài làm tham khảo : dù lớn tuổi, bà vẫn dành thời gian cuốc xới, chăm chút cho mảnh vườn nhà. Bởi ba mẹ em thường đi làm xa nên bà luôn bên em. Bà tỉ mỉ và cẩn thận chỉnh sửa những lời nói, tác phong của em một cách tế nhị, nó giúp em trưởng thành hơn từ những lời bà nhắc nhở. Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều háo hức đợi chờ bà kể chuyện. Bà em là một kho tàng kiến thức về truyện cổ tích hay ca dao, với giọng nói thân thương như có sức mạnh kì diệu bà đưa em đến với thế giới thần kì. Khi nằm bên bà, bàn tay gầy gầy, xương xương của bà thường vuốt ve làn tóc mỏng của em. Những trưa hè oi ả, bà lặng yên phe phẩy chiếc quạt nan để em yên giấc ngủ. Em lớn khôn mới hiểu được tình yêu thương nhiều khi được thể hiện một cách bình dị như thế. Với họ hàng làng xóm, bà luôn niềm nở chân thành tiếp đón và trong xã giao, bà luôn được mọi người tôn trọng. Em chưa thấy bà gây xích mích với ai bao giờ, bà nói rằng làm như vậy mình sẽ sống thanh thản hơn. Tính khí ương bướng của em không còn nữa bởi những lời bảo ban và cách sống của bà làm gương cho em noi theo. Em luôn yêu mến và kính vọng bà. Em thầm hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt và vâng lời bà để bà được vui lòng và tự hào về em.
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc