Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

doc 16 Trang tailieuhocsinh 125
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Đề cương ôn thi học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
 Chủ đề: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuôc đời: thể 
hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho 
nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
 VIẾNG LĂNG BÁC
 6. Viễn Phương (1928 – 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Quê: An Giang. Trong 
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ.Ông là một trong những cây 
bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì kháng chiến chống 
Mĩ. Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong dịp tác giả viếng lăng Bác. Bài thơ in trong tập thơ 
“Như mây mùa xuân”.
 7. Phân tích hình ảnh "hàng tre" ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác".
 Hàng tre là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa ẩn dụ. Đó là hình ảnh thân 
thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, 
bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. 
Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
 8. Phân tích hai câu thơ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong 
lăng rất đỏ".
 "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Mặt trời 
trong câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ. Bác như một vầng thái dương sáng ngời, chiếu rọi 
ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm 
trong bóng đêm nô lệ. Bác là người đã dẫn dắt con đường cách mạng cho toàn thể dân tộc, đã 
cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác là một mặt trời vẫn 
luôn ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những người con Việt Nam.
 9. Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật 
(thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.
 Thể thơ tám chữ và nhịp thơ chậm rãi diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Giọng thơ vừa 
trang nghiêm sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin, niềm tự hào thể hiện đúng 
tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Ngôn ngữ thơ trong sáng. Hình ảnh trong thơ có 
nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
 SANG THU
 10. Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942. Quê: Vĩnh Phúc. 1963 
nhập ngũ vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân 
đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông từng tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa 
III, IV, V. Năm 2000 ông là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. Năm 2010, ông là Chủ tịch Hội 
Nhà văn Việt Nam.Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977, trích từ tập thơ “Từ 
chiến hào đến thành phố”.
 11. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả 
qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
 Sự biến chuyển của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu 
chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ 
ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ: bỗng, hình như,...
 12. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc 
gian thu. học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt 
nặng nề. Không nhanh chóng lấp lỗ hổng này thì khó bề phát huy trí thông minh vốn có và 
không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
 1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như 
thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.
 - Chủ đề của đoạn văn: Khẳng định tư chất trí tuệ đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người 
Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới.
 - Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh và triển khai chủ đề chung này.
 - Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện được mạch phát triển 
lập luận: khẳng định thế mạnh - chỉ ra nhược điểm - đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm.
 2. Các câu được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
 - Phép lặp: lỗ hổng (câu 4 – 3); thông minh (câu 5 – 1).
 - Phép thế: ấy (2) - sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1).
 - Phép nối: Nhưng (câu 3 – 2).
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
 1. Đọc lại đoạn trích truyện "Lặng lẽ Sa Pa" đã dẫn ra ở phần trên và cho biết:
 - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà 
phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một chiếc làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng 
đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
 - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
 Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn 
tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn 
và vội quay đi.
 a. Câu văn nào cho thấy ông hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Căn cứ vào 
đâu để khẳng định như vậy?
 => Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi. Qua hình ảnh này, 
người đọc hiểu được điều đó.
 b. Những từ ngữ nào miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Từ thái độ ấy, 
em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa?
 => Thái độ của cô gái được miêu tả qua các từ ngữ: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội 
quay đi. Những từ ngữ này cho thấy cô gái rất ngượng, đành phải nhận lại chiếc khăn và muốn 
dấu đi sự xấu hổ của mình.
 Thì ra, vì cảm mến, cô gái định để lại chiếc khăn mùi soa lại cho người thanh niên làm kỉ 
vật nhưng anh ta không nghĩ ra, tưởng cô bỏ quên nên đã thật thà đem trả lại. Những điều này 
được tác giả khéo léo ngụ ý
 2. Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:
 Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
 - Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. 
Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái 
món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
 => Hàm ý: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
 3. Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: cũng vì thế con người phải đối diện nhiều bệnh dịch nguy hiểm. (9)Tóm lại, bảo vệ môi trường 
chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 
 - Khởi ngữ: về môi trường.
 - Các phép liên kết:
 + Phép lặp: nguyên nhân (3 – 2).
 + Phép thế: Họ (5) - nhiều người.
 + Phép nối: tóm lại (9 – 8).
III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
 Đề 1: Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
 Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ 
theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, 
mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân 
trước một nhành mai”. Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét 
sầu cảm: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu - Mang chi xuân đến gợi thêm sầu” (Chế Lan Viên). 
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên 
trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu 
tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài 
thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời:
 "Mọc giữa dòng sông xanh
 ...
 Nhịp phách tiền đất Huế".
 Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”. Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của 
cuộc sống. Mở đầu bài thơ, TH đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
 “Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chim mà vang trời”
 “Dòng sông xanh” gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung 
quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng 
mơ.Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh “một bông hoa tím 
biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa 
xuân của TH mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một 
hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc 
đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ 
Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng thước tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ 
thuật đảo ngữ, đưa động từ ” mọc” lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy 
sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của TH, không chỉ có hình ảnh , 
mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nha của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang 
lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ 
ngữ cảm thán “ơi, hót chi” đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã 
đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một 
mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ 
kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn “cứ đi lên phía trước” để sánh 
vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không 
ngừng của con người và dân tộc Việt Nam.
 Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa 
xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức 
sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập:
 “Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến”
 Nhịp thơ dồn dập và điệp ngữ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà 
thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa 
xuân để dâng tiếng hót tha thiết, để tỏa hương sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. “Nốt 
trầm” là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí 
tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc 
ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể 
hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những câu thơ tiếp theo:
 “Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
 “Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều 
có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô hương thêm 
sắc cho quê hương đất nước. “Dâng” là một hành động cống hiến, cho đi mà không dòi hỏi 
sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. 
Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với 
một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ “lặng lẽ”, âm thầm nhưng lại là 
toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
 “Lẽ nào cho vay mà không trả
 Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình.”
 Điệp ngữ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và 
tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: 
nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không 
có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi 
cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung 
vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà 
tiếp tục “đi lên phía trước”.
 Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một 
sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:
 “Mùa xuân ta xin hát
 Câu Nam ai, Nam bình
 Nước non ngàn dặm mình
 Nước non ngàn dặm tình
 Nhịp phách tiền đất Huế” Và trong cái mênh mang sương mù của Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, 
ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê 
hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ. Đến với Bác là đến với 
dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng 
thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất bền 
bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vnọg, 
hạnh phúc và hoà bình. Đây là một ẩn dụ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng:
 Và nhà thơ phải kính yêu Bác “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
 Và nhà thơ phải kính yêu lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên 
vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽ, 
u ám. Còn “mặt trời” của nhân dân Việt Nam, “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu 
ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con 
đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con 
thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi 
nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối 
cho dân tộc ta đứng lên.
 Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân lao động trên thế 
giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:
 “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
 Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như những tràng hoa dâng lên 
Người. Hình ảnh ẩn dụ “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín mùa xuân, bày 
mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và 
quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt 
Nam nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một 
qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên 
của tạo hoá.
 Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc 
nào không hay:
 “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim”
 Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu 
hiền”, mát mẻ mà vẫn trong sáng rạng ngời. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa 
rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói Bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn 
còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu Trên hàng cây đứng tuổi".
 Ở khổ thơ đầu, dấu hiệu của mùa thu không phải là:
 "Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng tri thu" như trong thơ cổ; cũng không phải là: 
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang - Tóc buồn buông xuống; lệ ngàn hàng" như trong thơ Xuân 
Diệu cách đây hai phần ba thế kỉ. Vốn hiểu biết nhiều về nông thôn nên Hữu Thỉnh đã đưa vào 
bài thơ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương. Không phải là 
hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng. Mùa 
thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam 
mỗi khi thu về.
 "Bỗng nhận ra hương ổi - Phả vào trong gió se"
 Phải thật tinh tế, thật khéo léo tác giả mới có thể nhận ra được thứ hương rất đỗi 
nhẹ nhàng và có thể bị gió cuốn đi lúc nào. Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một phát 
hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ. Đây là cụm 
từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với 
“hương ổi”, mùi hương đồng nội thân quen khiến những người con xa quê khó quên được. 
Mùi hương ổi ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt. Động từ “phả” đã 
làm toát lên thần thái của mùa thu, của hương ổi. Nó diễn tả sự quyện chặt vào, sự gắn kết 
giữa hương ổi và làn gió đầu mùa.
 Chỉ qua hai câu thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về 
mùa thu, về sự chuyển mùa tinh tế nhất, về nhưng điều bình dị ở xung quanh chúng ta.
 "Sương chùng chỉnh qua ngõ - Hình như thu đã về".
 Hai câu thơ rất duyên, rất tinh tế nhưng rất sâu sắc, gợi lên sự mơ hồ của giây phút 
chuyển mùa. HÌnh ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tưởng tượng ra 
khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Từ láy “chùng chình” kết hợp 
với nhân hóa dùng rất đắt, đã làm toát lên thần thái của mùa thu, không vội vàng, hồ hởi 
mà luôn tạo nên sự mơ hồ và mông lung nhất. Tác giả phải thốt lên “hình như”, là chưa 
chắc chắn, không chắn chắn nhưng thực ra là tác giả tự khẳng định rằng mùa thu về thật 
rồi.
 Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, 
nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình 
khối trong cảm nhận của tác giả:
 "Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu".
 Nước mùa thu dâng lên theo mùa “dềnh dàng”, những cánh chim trời bắt đầu “vội vã” 
bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng 
vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ 
hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và 
trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn “đám 
mây mùa hạ” như “vắt” sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với 
mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như 
đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu. - Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số phép 
liên kết sau:
 + Phép lặp.
 + Phép thế.
 + Phép nối.
 + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
 Câu 3 (3 điểm). Em hãy cho biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ về 
hàm ý.
 Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm 
ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy 
ra từ những từ ngữ ấy.
 Ví dụ: - Trời ơi, Chỉ còn có năm phút! ("Lặng lẽ Sa Pa" – Nguyễn Thành Long).
 - Hàm ý: Chỉ sự tiếc nuối.
 Câu 4 (2.5 điểm). Em hãy tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
 a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ 
tâm hết sức.
 - Khởi ngữ: Điều này.
 b. – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
 - Khởi ngữ: Đối với chúng mình.
 c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai 
mét kia mới một mình hơn cháu.
 - Khởi ngữ: Một mình.
 d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
 - Khởi ngữ: Làm khí tượng.
 e. Đối với cháu, thật là đột ngột [].
 - Khởi ngữ: Đối với cháu.
II. THÔNG HIỂU
 Câu 1 (2.5 điểm). Cho đoạn văn sau:
 (1)Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. (2)Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như 
nhảy nhót. (3)Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi mọc lả xuống mặt ao. (4)Mùa đông xám 
xịt và khô héo đã qua. (5)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa 
ấm áp trong lành. (6)Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (7)Mưa mùa xuân 
đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (8)Và cây trả nghĩa 
cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
 a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
 - Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
 b. Chỉ ra các từ láy dùng trong đoạn văn trên.
 Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, xám xịt,...
 c. Phân tích các phép tu từ sử dụng trong đoạn văn trên.
 - Biện pháp nghệ thuật so sánh: ... rơi mà như nhảy nhót.
 - Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy 
những giọt những giọt mưa ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho 
cây cỏ. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa hoa thơm trái ngọt. quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.... tha thiết của nhà văn. Đoạn văn khơi dậy 
ở mỗi người tình yêu thiên nhiên, đất nước.
 c. Chỉ ra phép liên kết hình thức trong đoạn văn trên.
 - Phép lặp: Mùa xuân (câu 5 – câu 1), cây gạo (câu 2 – câu 1).
 - Phép thế: chúng - chào mào, sáo sậu, sáo đen (câu 4 – câu 3).
III. VẬN DỤNG
 1. Vận dụng: 1 điểm
 Câu 1 (1 điểm). Em hãy viết lại hai câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi 
ngữ (có thể thêm trợ từ thì).
 a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
 => Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
 => Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
 Câu 2 (1 điểm). E m hãy cho biết hàm ý của câu in đậm:
 - Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. 
Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái 
món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
 => Hàm ý: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
 Câu 3 (1 điểm). Em hãy cho biết câu nào là câu chứa hàm ý? Nội dung của hàm ý ấy là gì?
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
 - Vô ăn cơm!
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng 
trong bếp nói vọng ra:
 - Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại.
 => Câu chứa hàm ý: - Cơm chín rồi! => Hàm ý: Ông vô ăn cơm đi!
 2. Vận dụng cao: 1 điểm
 Câu 1 (1 điểm). Em hãy viết đoạn văn 8 đến 10 câu có dùng khởi ngữ.
 Trả lời: Xem các đoạn văn tham khảo.
 Câu 2 (1 điểm). Em hãy viết đoạn văn 8 đến 10 câu và phân tích phép liên kết hình thức 
dùng trong đoạn văn.
 Trả lời: Xem các đoạn văn tham khảo.
 ==========================

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc