Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27, Tiết 130: Nghĩa tường minh và hàm ý (TT)

doc 5 Trang tailieuhocsinh 37
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27, Tiết 130: Nghĩa tường minh và hàm ý (TT)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27, Tiết 130: Nghĩa tường minh và hàm ý (TT)

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 27, Tiết 130: Nghĩa tường minh và hàm ý (TT)
 2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói 
rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu 
hàm ý trong câu nói của mẹ?
Trả lời:
1. Câu nói đầu của chị Dậu có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở 
nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Chị Dậu tránh nói thẳng 
điều này vì đó là một điều quá đỗi đau lòng.
2. Câu nói sau của chị Dậu có hàm ý là: “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị 
thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn. Cái Tí không hiểu được hàm ý của câu đầu 
nhưng đã hiểu hàm ý của câu sau. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc 
của cái Tí “U bán con thật đấy ư?“ đã cho thấy em đã hiểu ý mẹ.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm 
ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói 
không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là 
mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi 
đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền 
anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống 
ghế.
 2 Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hàm ý của câu in đậm dưới dây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng 
được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công 
không? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im []
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 3 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý 
từ chối.
A: Mai về quê với mình đi!
B: /.../
A: Đành vậy.
Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hi vọng" với "con đường" 
trong các câu sau:
 4

File đính kèm:

  • docon_tap_ly_thuyet_ngu_van_lop_9_tuan_27_tiet_130_nghia_tuong.doc