Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 6: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS Doi Lầu

docx 9 Trang tailieuhocsinh 39
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 6: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS Doi Lầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 6: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS Doi Lầu

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 6: Mùa xuân nho nhỏ - Trường THCS Doi Lầu
 - Thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm tốn, chân thành của Thanh 
 Hải, muốn đem mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn của đất 
 nước, của dân tộc. 
 4. nội dung và nghệ thuật
 Thể thơ 5 chữ có nhạc điêu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca nhiều 
 hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm
- Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ ẩn dụ
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, 
 thể hiên ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. 
 Góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
 5. Luận điểm, luận cứ
• Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên
 - Mùa xuân biểu hiện qua những hình ảnh giản dị, thân thương mà giàu khả 
 năng gợi tả về cuộc sống yên ả, thanh bình của quê hương:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc.
- Mùa xuân của thiên nhiên còn được thể hiện qua những âm thanh trong trẻo, 
 rộn rã, náo nức lòng người.
 Ơi! Con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời.
 Nhà thơ say sưa, ngất ngây trước cảnh vật tràn đầy sức sống của mùa xuân
 Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng
 “giọt long lanh” là sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn 
 nhạy cảm của một thi sĩ. “tôi đưa tay tôi hứng” là tâm trạng náo nức, xôn xao, 
 say sưa, ngây ngất trước sức xuân.
• Mùa xuân của đất nước
 -Hình ảnh “người cầm súng “. “người ra đồng” -> ẩn dụ biểu trưng cho hai 
 nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước
 - cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt “tất cả 
 như hối hả-tất cả như xôn xao” bằng cách sử dụng từ láy “hối hà, xôn xao” 
 cùng với điệp ngữ tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràn nhộn nhịp
 “Ðất nước bốn nghìn năm 
 Vất vả và gian lao 
 Ðất nước như vì sao 
 Cứ đi lên phía trước”
 Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua 
 biết bao thăng trầm, với bao nhiêu là “vất vả và gian lao”. So sánh đất nước 
 với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. 
 sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng cho không gian và thời gian. -Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước 
và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho 
cuộc đời. 
 B. Thân bài
 1. Luận điểm 1: mùa xuân của thiên nhiên
 - Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, 
tươi vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông 
xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện
 - Nghệ thuật: 
 + Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
 + Đảo cấu trúc câu: Mọc giữa dòng sông xanh ..
 + Sử dụng màu sắc, âm thanh
 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. 
Tôi đưa tay tôi hứng”.
 - Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
 2. Luận điểm 2: Mùa xuân của đất nước
 Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất 
nước vất vả và gian lao đang đi lên phía trước.
 - HÌnh ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ 
chiến đấu và xây dựng đất nước.
 - Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, 
thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài 
nương mạ” 
 Nghệ thuật.
 + Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
 + Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “đất nước như vì sao. cứ đi lên 
phía trước” -> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm 
tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước.
 3. Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ. (Xem câu 1).
 - Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống 
của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời 
chung, cho đất nước.
 + Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên 
nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn 
rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, “tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, 
với cuộc đời.
 II – Thân bài: 
 1. Mùa xuân của thiên nhiên.
 Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh 
mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế 
mộng mơ. 
 Mọc giữa dòng sông xanh
 Tôi đưa tay tôi hứng
 - Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân như Hàn Mạc 
Tử, Tố Hữu nhưng ở đây với bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong 
vị rất riêng của Thanh Hải. Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng 
vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường 
nét. Có một dòng sông xanh hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím 
của bông hoa, màu tím của xứ Huế thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo nên 
cảm giác mát dịu làm sao! Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật vẻ đẹp 
của bông hoa. Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một 
bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức 
sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử. 
Bức tranh ấy càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền 
chiện quen thuộc của quê hương miền trung. Tiếng chim ấy hót vang bên 
trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, 
làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. 
 - Hãy đọc lại khổ thơ đầu và lắng nghe trong đó: có phải là nhạc và thơ 
đã hoà quyện vào từng chữ, từng dòng trong cả khổ thơ, đem đến môt giai 
điệu mùa xuân vui tươi, rạo rực ? Nhà thơ lặng ngắm, lắng nghe với vẻ 
say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao trong sáng. Bằng sự 
cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng được một 
hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về âm 
thanh của tiếng chim. Âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim thánh 
thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọt niềm vui, rơi 
xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình 
xuân. Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm 
thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể 
nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được 
như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác). Sự chuyển 
đổi cảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt nhìn rất 
thơ của thi sĩ. Hình ảnh đưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, 
đất nước. 
 3.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ 
muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên một mùa 
xuân lớn, mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa 
xuân của cách mạng:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến 
phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều 
tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự 
nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước 
nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa 
muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm 
cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm 
xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để 
“nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được 
tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã 
nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một 
ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm 
tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ 
nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với 
cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm 
mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự 
nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như 
một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao 
thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi 
người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, 
khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường 
nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất 
trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao wowcs của nhà thơ dẫu 
đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_9_bai_6_mua_xuan_nho_nho.docx