Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 Nâng cao - Trường THCS Hòa Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 Nâng cao - Trường THCS Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 Nâng cao - Trường THCS Hòa Bình

Hoa dừa nở lẫn cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh Ai đem nước ngọt nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. 9. Em hãy chỉ ra các phép nhân hóa được sử dụng trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và cho biết thuộc kiểu nhân hóa nào? 10. Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ sau và nêu tác dụng của ẩn dụ. a. Đấy vàng, đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ b. Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có thuyền mới biết Thuyền đi đâu, về đâu. c. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. 11. Phân tích giá trị gợi hình ảnh và cảm xúc của phép ẩn dụ trong câu sau: Nước trong còn ở nguồn xanh Trà thơm có đợi chén sành hay không? 12. Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp. - Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng. - Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu trắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi. 13. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường nói: - Nói ngọt lọt đến xương - Nói nặng quá. Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào? Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự. 13. Tìm các phép ẩn dụ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và cho biết thuộc kiểu ẩn dụ nào? 14. Tìm hiểu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào? a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu. 15. Trong các câu sau đây từ tay, búa liềm thay thế cho ai? Quan hệ giữa tên gọi (tay, búa liềm) và đối tượng cần biểu thị là quan hệ gì? PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN NGỮ PHÁP CỦA CÂU (CÂU ĐƠN, DẤU CÂU) * Các khái niệm về thành phần chính, thành phần phụ, chủ ngữ, vị ngữ, câu trần thuật đơn, câu TTĐ có từ là, câu TTĐ không có từ là, các loại dấu câu học trong SGK. * Bài tập: 1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết cấu tạo của chúng. 2 1. Nếu tả quang cảnh lớp em trong giờ luyện tập Ngữ văn thì em sẽ chọn những hình ảnh nào trong các hình ảnh sau: - Cả lớp chăm chú nhìn lên bảng và chép đề bài. - Các bạn ngạc nhiên, xuýt xoa khe khẽ. - Ai cũng hồi hộp chờ đợi. - Cả lớp im lặng làm bài. - Cô giáo viết trên bảng, từng chữ tròn đều ngay ngắn. - Cô giáo ngồi yên lặng trên bàn giáo viên nhìn cả lớp làm bài. - Bạn Thu Trang cắm cúi viết, rồi giơ tay xin lên bảng. - bạn Đức Anh vẽ vẽ, xóa xóa. - Cô giáo giảng giải, tiếng cô lanh lảnh vang xa. - Bạn Minh giơ tay lên hỏi - Cô giáo gọi Thư trả lời. - Trống báo hết giờ. Cả lớp vẫn ngồi yên. - Trống báo hết giờ. Cả lớp reo lên rổi ùa ra chơi. 2. Nếu cần giới thiệu về một bạn mới chuyển đến lớp em, em sẽ chọn những chi tiết nào để miêu tả? Gợi ý: - Tầm vóc (cao, thấp, béo, gầy)? - Trang phục có gì đặc biệt(mặc đồng phục của trường cũ, mặc quần áo gì, đội mũ gì) ? - Nét mặt như thế nào (màu da, cặp mắt, cái miệng có gì đáng chú ý) ? - Thái độ, cử chỉ khi mới đến lớp (bình tĩnh hay sợ sệt) ? (Các em tìm thêm những chi tiết tiếp theo) 3. Phân tích vẻ đẹp của Bác Hồ qua cảm nhận của người chiến sĩ. Việc lặp lại ba lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào? Gợi ý: - Tư thế của Người được nhắc lại trong những lần người lính thức dậy. - Cử chỉ, hành động, lời nói của Người giản dị, ấm áp. - Nét cao đẹp nhất của Bác là tình thương. - Việc lặp lại ba lần câu thơ“Đêm nay Bác không ngủ” có dụng ý nghệ thuật của tác giả. 4. Phân tích hình ảnh Lượm của Tố Hữu. Gợi ý: - Lượm – một thiếu niên hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại là một chiến sĩ dũng cảm. + Dáng điệu nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn + Yêu đời + Trang phục + Lời nói - Chuyến đi công tác cuối cùng và sự hi sinh anh dũng của Lượm. + Như mọi chuyến đi khác, Lượm tham gia cách mạng với tinh thần rất cao. + Tin chú bé hi sinh thật đột ngột. + Sự hi sinh của Lượm được tả rất xúc động. Đó là sự hi sinh cao cả, thiêng liêng. - Lượm sống mãi trong tình yêu thương của đất nước quê hương. PHẦN 4: VĂN BẢN NHẬT DỤNG * NhỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN NHẬT DỤNG 4
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_nang_cao.pdf