Bài tập ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Lần 5 - Năm học 2019-2020 - Đinh Thị Xuân Thoa (Có đáp án)

docx 7 Trang tailieuhocsinh 119
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Lần 5 - Năm học 2019-2020 - Đinh Thị Xuân Thoa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Lần 5 - Năm học 2019-2020 - Đinh Thị Xuân Thoa (Có đáp án)

Bài tập ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Lần 5 - Năm học 2019-2020 - Đinh Thị Xuân Thoa (Có đáp án)
 - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. 
Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà 
lo liệu.
 Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp 
lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.
 (Thạch Sanh)
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ 
nhất mục đích ấy?
2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất 
định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Trả lời
1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy 
trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy 
trốn ngay đi."
2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện "Thạch Sanh vội vàng từ 
giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."
3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.
4. Nếu hiểu "việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm 
của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của 
Thạch Sanh.
* Kết luận: Hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục 
đích nhất định. Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân 
ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau.
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
1 - Trang 62 SGK
 Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói 
của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì? Trong 
lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
Trả lời
Câu "Con trăn ấy là con trăn nhà vua nuôi đã lâu" -> mục đích thông báo.
Câu "Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết." -> mục đích đe dọa.
Câu "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi." -> mục đích đe dọa.
Câu "Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu" -> mục đích hứa hẹn.
2 - Trang 63 SGK
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành 
động.
 Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống 
cuống: Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem 
xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ 
quốc!
c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. []
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt 
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như 
con nít. Lão hu hu khóc
- Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, 
vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay 
đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
 (Nam Cao, Lão Hạc)
3 - Trang 65 SGK
 Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói 
được thực hiện trong mỗi câu ấy.
Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để 
chúng ngồi cách xa nhau (a). Anh nhớ chưa? Anh hứa đi (b).
- Anh xin hứa (c).
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ 
liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
 (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê
C. Tập làm văn:Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I.Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời 
đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện 
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư 
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem 
khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn 
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
 (Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ 
già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính 
xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả 
sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị 
Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" 
xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu 
rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy 
có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
*Ghi nhớ ( xem kỹ):sgk/81
II.Luyện tập
1 .Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn, gọn, rõ. 
a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng 
“trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”
 (Hồ Chí Minh, Cách viết)
b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề 
cho bạn trẻ.
 (Nguyễn Tuân)
2 Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận 
xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
 Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần 
tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình 
sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng 
hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào 
một thế giới rất gầngũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình 
cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở 
về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của 
một con đường.
 (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
3 . Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau:
a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
4. Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu, em sẽ đưa 
ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như 
thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?

File đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_lan_5_nam_hoc_201.docx