SKKN Những kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1

doc 9 Trang Bình Hà 65
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Những kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1

SKKN Những kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1
 b) Thiết kế nghiên cứu
 - Nghiên cứu và sử dụng phương pháp quan sát.
 - Nghiên cứu và sử dụng phương pháp làm mẫu.
 - Nghiên cứu và sử dụng phương pháp động viên, khuyến khích.
 - Nghiên cứu và sử dụng phương pháp nêu gương.
 - Nghiên cứu và sử dụng phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp trực quan, động viên khen thưởng học sinh.
 - Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
 - Phương pháp học nhóm
 - Phương pháp tổ chức các trò chơi
 - Phương pháp nhận xét nêu gương
 c) Quy trình nghiên cứu
 Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc 
sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển 
và bộc lộ hết khả năng của mình thông qua các giờ tự học, tiết học và các môn học. 
 Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người 
trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý 
toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi 
với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn 
nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp 
đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ 
nhiệm lớp. 
 Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người 
giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người 
thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan 
điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt 
động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm, 
nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
 Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng 
vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức 
phục vụ cho mái trường thân yêu của mình. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh, học 
sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ 
lực hết mình và chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi tôi nhận lớp. 
 Khác với những năm trước, năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân 
công chủ nhiệm lớp 1, đây là lớp mà học sinh phần lớn là ngoan. Thế nhưng bên 
cạnh đó vẫn còn số học sinh là cá biệt (học snh nghịch ngợm, ). Vấn đề đặt ra 
cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em ấy luôn 
cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập 
và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước. 
 d) Đo lường và thu thập dữ liệu
 Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ 
GD&ĐT mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, đòi hỏi người giáo 
viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý 
học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là việc rất nặng nề và cũng rất khó khăn 
đối với giáo viên.
 2 nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn cán sự lớp dễ theo 
dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các 
em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải 
thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ.
 Lớp tôi chia làm 3 tổ, tôi phát cho lớp trưởng và mỗi tổ trưởng một quyển vở để 
làm sổ ghi chép những công việc của tổ khi cần thiết. Nhiệm vụ của tổ trưởng được 
tôi nêu rất cụ thể: 
 - Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các 
tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt chẽ với 
giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
 - Lớp phó: Theo dõi hoạt động học tập của lớp và làm thay lớp trưởng khi 
lớp trưởng vắng mặt.
 - Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động 
hàng ngày của tổ về việc thực hiện nề nếp, nội quy, học tập,
 - Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng phụ trách về 
việc thực hiện nội quy là chính, ...
 + Nhiệm vụ chung của tổ trưởng, tổ phó là truy bài 15 phút đầu giờ kiểm tra 
tổ viên việc học ở nhà, việc thực hiện nội quy. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để 
các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm bảo tính công bằng. Dĩ nhiên những quy định 
này cũng được các em đồng ý thông qua trong cuộc họp lớp đầu năm, ... Ví dụ : 
Học sinh đến lớp phải học bài cũ, phải đeo khăn quàng, đi dép quai hậu, mặc đồng 
phục quy định, ... nếu không thì phải có lí do chính đáng. Không chấp nhận lí do 
bài khó không thể làm được, nếu vì quá khó phải suy nghĩ, phải nhớ được một số 
dữ kiện chính của bài đó, nếu làm sai thì 15 phút đầu giờ có thể nhờ một số bạn 
học sinh trên chuẩn trong lớp giảng cho hiểu, nếu vẫn không hiểu có thể nhờ thầy 
giảng lại.
 a) Đối với người giáo viên chủ nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về 
mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và Ban giám hiệu theo định kì hoặc đột xuất nếu 
có vấn đề gì cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình phải giải quyết công 
bằng, khách quan quá trình rèn luyện tu dưỡng của từng học sinh.
 Cùng với giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức 
cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động cộng đồng địa phương và 
hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội, 
góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của 
Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn.
 Thực tế đã cho thấy nếu muốn hiểu trò phải để chúng được bày tỏ ý kiến, 
người giáo viên phải biết lắng nghe những ý kiến của học sinh dù đó là những ý 
kiến chưa đúng. Phải tạo được một môi trường thân thiện giữa thầy và trò thì học 
sinh mới có nhiều cơ hội và mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình. Biết nghe 
và chia sẻ với học sinh. Chuyện tưởng đơn giản là thế nhưng để làm được việc đó, 
nếu không có tấm lòng thực sự thương yêu trẻ thì không thể làm được.
 Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng 
vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư 
phạm.
 4 Cuối tuần, cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để thầy, trò cùng nhau tổng 
kết thi đua sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tháng. Về việc này tôi để 
học sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp 
lý, tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Với những học sinh cá biệt tôi thường 
cho các em cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông qua ý kiến 
của tập thể. Nếu HS có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Đối với những học 
sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm nguyên nhân, đưa ra cách giúp 
bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt qua được trong tháng đó.
 Tôi luôn lắng nghe những ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời giải quyết 
công việc ở lớp. 
 c) Đối với phụ huynh
 Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục, 
động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt để 
nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
 Tôi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: có thể gặp trực tiếp 
hoặc trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi chỉ là những 
thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân học sa sút 
hay cùng nhau phối hợp để giúp HS tiến bộ. 
 Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm việc 
của mình trên lớp, thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để phụ 
huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời tôi cũng lắng nghe để 
hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giáo 
dục con em mình cho phù hợp. 
 Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
 4. Kết quả và kiến nghị
 a) Kết quả
 Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã 
đạt được kết quả tốt. Đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. 
Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.
 Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học, tự 
quản. Đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
 Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. 
Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
 Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào 
của lớp, của trường.
 Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội 
 quy của trường tốt: Đồng phục khi đến lớp – xếp hàng khi vào lớp và khi ra khỏi 
 lớp phải xếp hàng. 
 Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho học sinh lớp tôi trong năm học 
 2018-2019 đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
 * Sau đây là kết quả đạt được của năm học: 2017 - 2018.
 b) Các thành tích mà học sinh đạt được trong năm học 2017 – 2018:
 * Kết quả cuối năm: 
 6 chủ nhiệm đòi hỏi ở chúng ta phải có tấm lòng cao cả, yêu nghề, mến trẻ, tận tụy, 
tâm huyết với nghề nghiệp, luôn phải học hỏi và tự đổi mới mình trong thời đại 
hiện nay. Phải thực sự thương yêu và hết lòng vì các em. Có như vậy mới mong 
đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm cao.
 Vĩnh Mỹ B, ngày 14 tháng 02 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Phương Quang
 8

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_1.doc