Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

doc 9 Trang Bình Hà 64
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BUỔI SINH HOẠT 
 TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong điều kiện hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con 
người phải linh hoạt, sáng tạo mới thích ứng và tồn tại được. Trong dạy học 
cũng vậy, đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục phải có tư duy sáng tạo, có những 
cách làm hay, định hướng đổi mới quản lý để nâng dần chất lượng giáo dục. 
Góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phải kể đến việc đổi mới hoạt 
động sinh hoạt chuyên môn. Bởi vì có đổi mới mới đem lại hiệu quả mới.
 Sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả không chỉ tập trung nghe báo cáo một 
chuyên đề hay một tiết thao giảng tốt mà cốt lõi của vấn đề là làm sao cho mọi 
người nêu được ý kiến là học tập, rút kinh nghiệm được gì, có thể vận dụng đối 
với lớp, đơn vị mình được không. Thứ hai trình bày lên những khó khăn còn gặp 
phải trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm, việc quản lý hồ sơ sổ sách 
Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng cho giáo viên về nghiệp vụ 
giảng dạy nâng cao tay nghề, tháo gỡ những khó khăn còn vướn phải trong quá 
trình giảng dạy và giáo dục học sinh.
 Thực tế cho ta thấy khả năng tiếp nhận thông tin của mỗi cá nhân đều 
khác nhau, việc vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học cũng khác nhau và 
việc học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong đồng nghiệp của một vài giáo viên còn 
rất hạn chế. Do đó việc đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn là việc làm 
phải được quan tâm nhiều hơn của cấp lãnh đạo cũng như sự tư duy, sáng tạo 
trong cách làm của các tổ trưởng tổ chuyên môn.
 II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng
 Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn được ngành giáo dục đào tạo 
Bạc Liêu quan tâm, Phòng Giáo dục chỉ đạo trực tiếp. Ngoài việc thực hiện các 
tổ chuyên môn tại mỗi đơn vị. Những năm gần đây Phòng Giáo dục – Đào tạo 
Hòa Bình còn chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyên môn liên 
trường; thành lập các tổ tư vấn về Thông tư 30/2014; Hội đồng bộ môn,
 Song, hiện nay các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn cải tiến sinh hoạt tổ 
cũng như sinh hoạt chuyên môn liên trường nội dung sinh hoạt còn đơn điệu 
chưa phong phú mà chỉ mới thực hiện được việc mở chuyên đề và thao giảng. 
Việc góp ý qua chuyên đề và thao giảng của các thành viên trong tổ cũng hạn 
chế vì sợ mất lòng người khác nên việc chia sẻ kinh nghiệm, việc đào sâu về 
chuyên môn còn nhiều hạn chế. Chưa mạnh dạn nêu lên những khó khăn của 
bản thân trong quá trình giảng dạy. Một vài tổ sinh hoạt chuyên môn còn nặng 
về hành chính: triển khai văn bản cấp trên, văn bản của trường, 
 2 nghiệm trong việc nhận xét hoc sinh theo Thông tư 30/2014; Rèn kỹ năng đọc 
đúng cho học sinh; Kinh nghiệm trong việc chủ nhiệm lớp; Kinh nghiệm trong 
việc bồi dưỡng chữ đẹp cho học sinh; Việc sử dụng đồ dùng dạy học;
 Với những gợi ý trên, chỉ đạo các tổ trưởng họp tổ phân công từng thành 
viên với những nội dung cụ thể để các thành viên chủ động. Các thành viên đã 
chọn các nội dung sau:
 + Rèn kỹ năng viết cho học sinh lớp 1;
 + Rèn kỹ năng tính cho học sinh tiếp thu kiến thức chậm;
 + Vận dụng phương pháp Mỹ thuật mới;
 + Rèn kỹ năng phát âm cho học sinh dân tộc học tiếng dân tộc;
 + Biện pháp giúp đỡ cho học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kỹ năng 
môn học;
 + Rèn chữ, giữ vở cho học sinh;
 + Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập ở lớp, nhóm 
đạt hiệu quả.
 Các bài tham luận được trình bày tại tổ, trong một học kỳ có thể trình bày 
ít nhất 02 tham luận. Các thành viên đóng góp ý kiến qua tham luận của đồng 
nghiệp mình và nêu được bản thân đã học tập được gì qua tham luận đồng thời 
có thể chất vấn tác giả để làm rõ nội dung cần trao đổi.
 Để buổi sinh hoạt chuyên môn tổ đi vào chiều sâu, lãnh đạo nhà trường 
cần trực tiếp dự và chỉ đạo hoạt động buổi trao đổi. Giải đáp những khó khăn đặt 
ra của cá nhân hay tập thể.
 Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ phải chuẩn bị chu đáo và trình lãnh 
đạo phê duyệt trước ít nhất 01 ngày. Trong quá trình sinh hoạt tổ trưởng phải giữ 
vai trò chủ đạo, gợi ý, định hướng cho mỗi tổ viên đều có ý kiến. Buổi sinh hoạt 
chuyên môn phải thật sự là buổi chia sẻ kinh nghiệm để học tập lẫn nhau.
 4. Sự chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chuyên môn
 Tổ trưởng xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn; những nội dung cần 
triển khai, thảo luận, bàn bạc, phương hướng cho lần sinh hoạt tiếp theo.
 Việc chuẩn bị nội dung là khâu vô cùng quan trọng quyết định thành bại 
của buổi sinh hoạt. Đây là nội dung là những định hướng cho buổi sinh hoạt. 
Tuy nhiên cũng có thuận lợi trong sự chuẩn bị là tuần đầu tháng họp Hội đồng 
sư phạm, tuần thứ hai là sinh hoạt chuyên môn cấp trường, hai tuần còn lại là 
sinh hoạt tổ chuyên môn nên nội dung của hai cuộc họp trước nhà trường đã 
triển khai đến toàn thể giáo viên nên rất thuận lợi cho việc chuẩn bị nội dung và 
việc sinh hoạt tại tổ. 
 Nội dung sinh hoạt tổ trưởng cần phải chuẩn bị chu đáo: Có đánh giá rút 
kinh nghiệm kỳ trước; triển khai những chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường; phân 
công người báo cáo chuyên đề hay thao giảng hoặc trình bày tham luận trong 
 4 bộ. Mỗi thành viên không còn ngạy ngùng khi đóng góp cho đồng nghiệp và 
cũng nêu được hạn chế của bản thân để tập thể cùng giúp đỡ. Người được góp ý 
vui vẻ, cầu thị, lắng nghe ý kiến góp ý của từng thành viên. Tổ trưởng cũng giải 
tỏa tâm lý nặng nề, áp lực khi nhận công việc được giao.
 6.2. Bài học kinh nghiệm
 Để có được kết quả như trên bản thân đã chủ động tham mưu với Hiệu 
trưởng về cách đổi mới sinh hoạt, nội dung sinh hoạt và số lần trình bày các 
tham luận hay trình bày sáng kiến trong các kỳ sinh hoạt tại các tổ.
 Chọn lọc những nội dung, những vấn đề được quan tâm hiện nay như: 
việc phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kỹ năng môn học; rèn chữ 
giữ vở cho học sinh; khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học; công tác chủ nhiệm 
đạt hiệu quả; kinh nghiệm trong nhận xét học sinh theo Thông tư 30/2014; để 
các giáo viên viết thành những kinh nghiệm và trình bày trước tập thể. Những 
nội dung gần gũi gắn liền với công việc hàng ngày của giáo viên nên rất thuận 
lợi trong quá trình trình bày cũng như sự chia sẻ của các thành viên trong tổ.
 III. KẾT LUẬN
 Sinh hoạt tổ chuyên môn đạt hiệu quả là sự thành công trong lĩnh vực 
chuyên môn giúp mỗi cá nhân giáo viên nâng cao tay nghề, kỹ năng sư phạm; có 
thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy học và giáo dục học sinh. Đồng thời 
thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường ngày càng phát triển và hướng 
đến mục tiêu là chất lượng giáo dục của nhà trường có sự tiến bộ nhất định.
 Trong hoạt động của nhà trường thì hoạt động chuyên môn giữ một vai 
trò chủ đạo nó quyết định đến chất lượng giáo dục là tiếng nói chung của toàn 
trường. Do vậy việc nâng cao hiệu quả của việc sinh hoạt các tổ chuyên môn là 
việc làm cần quan tâm, ưu tiên của mỗi nhà trường. Người quản lý chuyên môn 
phải thay đổi cách làm chưa hiệu quả sang cách làm mới có hiệu quả. Chỉ đạo 
các tổ chuyên môn phải thật sự đổi mới cách sinh hoạt và tham dự trực tiếp cùng 
các tổ. Tổ chuyên môn phải năng động, tư duy, nội dung sinh hoạt phải phong 
phú, đa dạng. Có thể là những nội dung đã được nhắc đến nhiều lần nhưng hiệu 
quả chưa cao hoặc những nội dung mới mang tính thời sự
 Hiệu quả của buổi sinh hoạt là sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung của tổ 
chuyên môn và các thành viên trong tổ. Sự tham gia đóng góp nhiệt tình của các 
cá nhân; sự chia sẻ kinh nghiệm từ những giáo viên có tay nghề giỏi, sự cầu thị 
tiếp thu của các thành viên, sự nhẹ nhàng, sáng tạo của tổ trưởng và sự gần gũi 
quan tâm của lãnh đạo nhà trường mới mong đạt được kết quả tốt nhất.
 Vĩnh Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2015
 Người viết
 Dương Chí Tình
 6 Mẫu 02
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH BÌNH C
 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 (Trang cuối của SKKN)
 1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
 a) Về nội dung:
 - Tính mới: ............................................./30 điểm
 - Tính hiệu quả: ....................................../35 điểm
 - Tính ứng dụng thực tiễn: ...................../20 điểm
 - Tính khoa học: ...................................../10 điểm
 b) Về hình thức: ...................................../05 điểm
 2. Xếp loại: ..........................................................
 Vĩnh Bình, ngày ..... tháng 01 năm 2016
 CHỦ TỊCH HĐKH
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cac_buoi_sinh_hoat.doc