Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25: Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

doc 9 Trang tailieuhocsinh 118
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25: Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25: Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"

Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25: Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ"
 1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
Khác với bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, rạo rực tình ái trong thi 
phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu, với:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Không mang một sắc xanh tràn ngập không gian như trong bài thơ “Mùa xuân 
xanh” của Nguyễn Bính với:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng anh và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng quanh
Cũng không được khoác lên tấm áo mơ màng, tình tứ như trong bài thơ “Mùa xuân 
chín” của Hàn Mặc Tử, với:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi má nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được 
vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
-Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình 
thường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “Mọc giữa 
dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu 
thơlà một dụng ý nghệ thuật của tác giả => khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy 
và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc 
lên, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.
-Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong xanh 
chảy hiền hoà. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối 
hai bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ở 
dải đất miền Trung. + Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước 
vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo 
rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc 
đời.
=> Khổ thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có 
màu sắc, âm thanh được họa lên từ những vần thơ có nhạc
=> Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. 
Như vậy, hình ảnhmùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm 
tưởng của nhà thơ. Đối mặt với bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái 
chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể 
hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.
=> Đọc những vần thơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm 
hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước đến vô ngần.
2. Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước:
Khi xưa, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu –một người con xứ 
Huế đã từng viết:
Tôi nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Như nước dòng Hương mải cuốn đi
Đó là Huế trong quá khứ nô lệ đen tối, lầm than. Thời nay,trong hiện tại, Huế đã 
đổi khác, đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng cùng đất nước:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
- Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh“người cầm súng” và 
“người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử 
với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: 
chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang 
đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những 
tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy con người, làm trái tim con người 
như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi của đất nước, của muôn cây cỏ đã đi 
theo người lính vào chiến trường, sát kề vai, đã cùng người lao động hăng say 
ngoài đồng ruộng.
- Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho con người mà còn 
chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống: trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, 
đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc 
lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn 
toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.
=> Ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của 
dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống 
vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. 
3. Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên 
sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị 
của cuộc đời mỗi con người:
 “ Ta làmcon chim hót
 Ta làm một cànhhoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xaoxuyến”.
+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã 
đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên 
tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân 
để sống đẹp, sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày 
tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một 
cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được 
làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về 
mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. 
Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho 
đời là lẽ thường tình.
+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có 
cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã 
khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
+ Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, 
chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉmuốn làm “một nốt 
trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa 
là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và 
đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là 
ước nguyện của nhiều người.
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng: hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng 
làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.
4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, 
đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai 
điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết.
+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha 
thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, 
vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất 
nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến 
cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân 
tộc.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu 
ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ 
đặc sắc.
 - Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên 
đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm " một mùa xuân nho nhỏ " dâng hiến cho 
cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của mỗi cá 
nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung .

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_9_tuan_25_van_ban_mua_xuan_nho_nho.doc