Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Bài: Hội thoại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến

docx 8 Trang tailieuhocsinh 107
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Bài: Hội thoại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Bài: Hội thoại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến

Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Bài: Hội thoại - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến
 Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của 
mình đế giữ thái độ lễ phép:
- Nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng "cúi đầu không đáp”, “cười đáp lại cô”, 
"lặng cúi đầu xuống đất”, "cười dài trong tiếng khóc”
Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã 
hội là quan hệ trên - dưới trong gia đình, Hồng là phận cháu nên lời lẽ vẫn giữ 
được sự kính trọng- với bà cô của mình.
*Ghi nhớ: sgk/94
B.Luyện tập: hs làm các bài tập sgk/94,95
C.LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã 
dẫn ở tr. 92 - 93 về hội thoại). Trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
Trả lời:
Trong cuộc hội thoại số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần).
Câu 2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể 
hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
Trả lời:
Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng 
không nói. Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện thái độ rất bất bình của cậu đối 
với người cô.
Câu 3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không 
muốn nghe?
Trả lời:
Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý 
thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời 
bất kính với người trên).
*Ghi-nhớ:sgk/102
D.Luyện tâp:hs làm bài sgk/102->107
II.Văn bản: Đi bộ ngao du (Tự học có hướng dẫn)
 Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Tự học có hướng dẫn)
A.Đi bộ ngao du - Còn lại: Ông Giuốc-đanh và 4 chú thợ phụ.
 Tóm tắt: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục 
 Ông Giuốc- đanh đã ngoài 40 tuổi, được thừa kế khối lượng tài sản lớn. Ông 
 muốn trở thành quý tộc nên muốn học đòi bước vào xã hội thượng lưu. Ông thuê 
 người về dạy đủ các môn như âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và tìm cách thay đổi 
 cách ăn mặc. Vì ngốc nghếch nên ông dễ dàng bị lừa bịp dễ dàng. Ông Giuốc- 
 đanh từ chối gả con cho Clê- ông vì chàng không thuộc tầng lớp quý tộc. Cuối 
 cùng Clê- ông cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì và hỏi được vợ.
 Đọc-hiểu văn bản
Trả lời câu 1 (trang 121, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)
Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp 
kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại 
động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi 
động. 
Trả lời: 
- Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh, một người trên 
bốn mươi tuổi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Bác phó may và một tay 
thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.
- Lời chỉ dẫn sân khấu dài: “Bốn tay thợ phụ bước vào...” chia lớp kịch này thành 
hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó 
may, cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cảnh trước 
trên sân khấu có 4 nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục, ông 
Giuốc-đanh và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh sau đông hơn, sôi động 
hơn, có thêm bốn tay thợ phụ nữa.
- Cảnh trước có hai người là ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau. Cảnh 
sau, cùng chỉ có hai người là ông Giuốc-đanh và một thợ phụ (tay thợ phụ mang bộ 
lễ phục đến lúc trước) nói với nhau. Nhưng ta hình dung bốn tay thợ phụ kia cũng 
xúm xít chung quanh, và ông Giuốc-đanh tuy chỉ đối thoại với một người mà như 
nói với cả tốp thợ phụ 5 người. Cảnh này rõ ràng nhộn nhịp hơn cảnh trước.
- Cảnh trước chủ yếu chỉ là những lời đối thoại, tất nhiên các lời đối thoại ấy kèm 
theo cứ chỉ. Sang cảnh sau, khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại, mà 
còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. 
Kịch sôi động hẳn lên. - Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe 
nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. 
Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến 
“cụ lớn” rồi đến “đức ông”.
- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn 
ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến 
mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng 
giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để 
được “làm sang”.
 câu 4 (trang 121, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)
Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
Trả lời: 
Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang 
mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng đế kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông 
ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mói là sang trọng. Người ta cười khi 
thấy ông cứ moi mãi tiền ra đế mua lấy mấy cái danh hão.
Khán giả có thể cười đến vỡ rạp khi được tận mắt nhìn thấy trên sân khấu Ông 
Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp 
điệu, màu sắc dớ dẩn (không phải màu đen sang trọng lại may ngược hoa, ấy thế 
mà vẫn ra vẻ ta đây là quý phái).
*Ghi nhớ :sgk/12
III.Tập làm văn ( viết bài TLV số 6- văn nghị luận)
Đề : Câu nói của M. Go-rơ-ki ” Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến 
thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Gợi ý Đề 3 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
I. Mở Bài:
- Trích dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki 
- Khái quát về ý nghĩa của sách đối với con người.
- Người đời thường nói: "Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người". 
Trong đời sống xã hội hiện nay, nếu không có tri thức thì sao? Con người có tồn tại 
và phát triển không? ...
- Sách báo, một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài 
nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ. - Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu. Một XH chú trọng 
nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài. Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ 
có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến.
- Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người. Đó là con đường của ước 
mơ và hy vong, biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn 
thiện nhân cách của mình.
- Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do.
III. Kết Bài:
 Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng 
không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
 Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy 
nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của 
ta ngày một cao hơn.
 Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người.
 GVBM Duyệt BGH
Nguyễn Thị Kim Xuyến Nguyễn Văn Sáng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_ngu_van_lop_8_hoc_ki_ii_bai_hoi_thoai_nam_hoc.docx