Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27

docx 5 Trang tailieuhocsinh 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27
 Giúp ta hiểu mục đích chân chính của việc học và phương pháp học tập tốt.
 Ghi nhớ SGK/79
C. BÀI TẬP:
 Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành” (liên hệ 
thực tế việc học của bản thân em)
 Tiết 102 – Tập làm văn
 LUYỆN TẬP, XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN 
 ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình 
bày luận điểm.
 - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm 
trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC:
I. NỘI DUNG:
1. Luận điểm:
 Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn 
nghị luận.
2. Trình bày luận điểm:
+ Luận điểm cần được thể hiện rõ ràng chính xác.
+ Tìm đủ luận cứ, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí.
+ Diễn đạt trong sáng có sức thuyết phục.
II. LUYỆN TẬP:
Đề: “ Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm 
chỉ”.
+ Kiểu bài: Nghị luận
+ Nội dung: Cần phải học tập chăm chỉ.
+ Đối tượng: các bạn học cùng lớp.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm:
+ Đất nước ta rất cần những người tài giỏi để đưa đất nước tiến lên.
+ Quanh ta có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp ứng yêu 
cầu của xã hội.
+ Muốn học giỏi trước hết phải chăm học.
+ Một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng torng việc học tập khiến thầy cô, cha mẹ 
phiền lòng. hùng vĩ đại trong quá khứ dân tộc Việt Nam đều có sức nặng đều là những thiên cổ hùng 
văn tham gia vào công cuộc dựng nước và giữ nước rất hiệu quả.
 Văn chương của Lí Công Uẩn trong “Chiếu dời đô” chẳng phải là để triều đình và 
dân chúng thực hiện một hành động “dời non lấp bể”? Đó là việc đưa thủ đô từ nơi hiểm 
trở chốn Hoa Lư ra Thăng Long nơi địa thế của trung tâm, bốn bề đều có thế “rồng cuộn 
hổ ngồi” để mở ra những trang vàng chói lọi cho đất nước.
 Học vấn cao rộng của Trần Quốc Tuấn đã giúp Thánh Trần soạn “Binh thư yếu 
lược”, giúp Ngài viết “Hịch tướng sĩ” để tập hợp quần dân trong trận sóng mái với quân 
thù.
 Nguyễn Trãi đâu chỉ là một nhà thơ, một nhà văn hào vĩ đại. Học vấn uyên thâm 
của ông là dùng để phục vụ nước , phục vụ dân.
 Học để thành tài, rồi dùng cái tài ấy mà giùp ích cho đời là con đừơng của những 
học sĩ chân chính. Những người có học đích thực là những kẻ luôn cần thiết cho nước 
nhà. Việc học gắn bó với hành thực ra là vấn đề của lí thuyết và thực tiễn. Rất nhiều 
người đã cực đoan cho rằng “trăm hay không bằng tay quen” đề cao chủ nghĩ a kinh 
nghiệm. Thực ra càng tiếng tới xã hội văn minh, con người cần phải tiếp thu nền tảng tri 
thức lý thuyết rất sâu sắc lúc ấy mới thực hành được.
 Từ những điều thực hành người ta đã biết cái ưu cái khuyết đề cải biến để rồi làm 
tiền đề cho lý thuyết. Cứ vậy hai mặt “học” và “hành” tác động biện chứng qua lại để làm 
biến đổi thế giới chúng ta. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tố” 
cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều vô bổ nhảm nhí thì chẳng đem tới 
một ý nghĩa gì cho cuộc sống chúng ta. Những người học kết hợp với hành trong quá khứ 
thường là những bậc minh quân, hiền thần đóng góp tái năng và đạo đức để xây dựng, 
giữ gìn đất nước.
 Trong thời đại của khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc học và hành càng 
được đặt ra một cách thật sự nghiêm túc và có chiều hướng sâu. “Học với hành” tạo nên 
những tri thức chân chính, tạo nên sự hào hợp giữa chuyên môn và nhân cách. Thật đáng 
xấu hổ cho những bằng cắp giả trang hiện nay. Nhiều người đi học chỉ vì cái bằng  giả 
dề cơ hội, để quyền lợi ích kỉ cùa cá nhân trên đường thăng quan tiếng chức. Đây chính là 
nguyên nhân bi thảm khiến cho những lỗ chân lông của họ thấm đầy máu và nườc mắt 
của cộng đồng.
 Những kẻ có học và biết hành chân chính có thể có mục đích làm giàu nhưng 
không phải làm giàu bằng mọi giá. Họ phải tạo dựng nền kinh tế nâhn văn, mang bộ mặt 
con người.
 Có bao nhiêu hòn ngọc không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi? Thật đáng 
trách cho nhiều học sinh vào trường chỉ để lo quậy phá đua đòi. Chưa có đủ trình độ học 
vấn tối thiểu phổ thông thì lấy gì mà thi thố với đời trong tương lai. Muốn “hành” phải 
“học” thật nghiêm túc trước đã.
 Học và hành, học phải đi đôi với hành; học thật nghiêm túc để sau này phục vụ sự 
nghiệp cuộc đời cho mình và cho xã hội  là những vấn đề mà thời nào cũng phải đặt ra. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tuan_27.docx