Đề cương ôn tập tuyển sinh môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Hà Sơn Đức
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tuyển sinh môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Hà Sơn Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập tuyển sinh môn Ngữ Văn vào Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Hà Sơn Đức

Đề cương ôn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 THCS Hòa Bình - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP. I. PHẦN LÝ THUYẾT. 1. Các em phải học thuộc phần ghi nhớ trong SGK Ngữ văn 9(tập I, tập II) của các tiết học sau: - Phương châm hội thoại; - Lời dẫn trực tiếp - gián tiếp; - Từ vựng; - Thành phần câu, kiểu câu; - Các phép liên kết câu, liên kết đoạn; - Nghĩa tường minh và hàm ý; - Các phương thức biểu đạt; - Các biện pháp tu từ. 2. Các em phải học thuộc lòng các văn bản thơ và đọc kỹ các văn bản truyện sau: - Đồng chí (Chính Hữu); - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); - Bếp lửa (Bằng Việt); - Viếng lăng Bác (Viễn Phương); - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải); - Sang thu (Hữu Thỉnh); - Ánh trăng (Nguyễn Duy); - Làng (Kim Lân); - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). II. PHẦN BÀI TẬP. Các em tập làm một số đề sau: ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU(7.O điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: NHỚ BÁC (Huỳnh Văn Nghệ) Ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ Non nước rồng tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Giáo viên phụ trách thầy Hà Sơn Đức, gmail liên hệ: haducthcs1968@gmail.com Đề cương ôn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 THCS Hòa Bình ĐỀ 2. I. ĐỌC HIỂU( 7.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu, Lưu Trọng Lư, NXB Văn học 2015, tr. 76) Câu a(3.0 đ). - Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ(1.0 điểm) - Xác định thể thơ(1.0 điểm) - Tìm các từ ghép Hán Việt trong bài thơ(1.0 điểm) Câu b(2.0 đ). Tác dụng của từ gợi tả màu sắc trong bài thơ. Câu c(2.0 đ). Bài thơ có nhan đề Tiếng thu. Em hãy trình bày cảm nhận về “tiếng” của mùa thu trong bài thơ. II. TẬP LÀM VĂN( 13.0 đ) Câu 1(5.0 đ) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 150 – 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lòng khiêm tốn. Câu 2(8.0 đ) Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Trích Cảnh ngày xuân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, tr.84, 85) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, tr.93) Giáo viên phụ trách thầy Hà Sơn Đức, gmail liên hệ: haducthcs1968@gmail.com Đề cương ôn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 THCS Hòa Bình ĐỀ 4. I. ĐỌC HIỂU(7.0 đ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: - Đó là bàn tay của một người nông dân. Một em khác cự lại: - Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas mỉm cười ngượng nghịu: - Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ! Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô cũng làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Qùa tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn) Câu a(3.0 đ). - Xác định phương thức biểu đạt chính.(1.0 điểm) - Trong câu chuyện trên, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?(1.0 điểm) - Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?(1.0 điểm) Câu b(2.0 đ). Douglas vẽ bàn tay của ai? Điều đó có ý nghĩa gì? Câu c(2.0 đ). Hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên. II. TẬP LÀM VĂN(13.0 đ) Câu 1(5.0 đ) Hãy viết một đoạn văn(khoảng 150-200 chữ)trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay. Câu 2(8.0 đ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Giáo viên phụ trách thầy Hà Sơn Đức, gmail liên hệ: haducthcs1968@gmail.com Đề cương ôn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 THCS Hòa Bình C. MỘT SỐ DÀN BÀI MẪU. I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 1. Mở bài. - Dẫn dắt vấn đề. - Giới thiệu sự việc, hiện tượng mà đề bài đặt ra. - Nhận định đánh giá khái quát sự việc, hiện tượng. 2. Thân bài. - Nêu những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng. - Phân tích những mặt đúng, mặt sai; mặt lợi, mặt hại của sự việc, hiện tượng. - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng. - Bày tỏ thái độ, ý kiến, nêu những hành động cụ thể. 3. Kết bài. - Khẳng định sự việc, hiện tượng tốt(hoặc phủ định sự việc, hiện tượng xấu) - Liên hệ bản thân. II. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ. 1. Mở bài. - Dẫn dắt vấn đề (có nhiều cách như nêu xuất xứ; nêu hoàn cảnh của vấn đề xuất hiện, nảy sinh hay sử dụng so sánh, nghi vấn, tương phản,) - Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận “ Trích dẫn đề” 2. Thân bài: - Giải thích vấn đề. + Tục ngữ: Nghĩa đen- nghĩa bóng + Ca dao: Hình ảnh- ý nghĩa. - Danh ngôn: Từ ngữ quan trọng- ý nghĩa của câu. (Lưu ý: Tránh sa vào việc cắt nghĩa từ ngữ theo nghĩa từ vựng.) - Bình- vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề đúng hoặc sai. + Trong cuộc sống vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào? Xét vấn đề đã nêu trong bối cảnh cụ thể, cuộc sống riêng, chung. + Lập luận khẳng định, + Lập luận phủ định, + Khẳng định đó là bài học đạo lí (bài học chân lí, là truyền thống, là bài học kinh nghiệm quí báu) * Dẫn chứng: Từ thực tế hoặc văn học (chủ yếu là dẫn chứng từ thực tế đời sống.) - Luận- bàn bạc, mở rộng vấn đề. + Nhận định, đánh giá, khẳng định hay phủ đinh tư tưởng đạo lý đó. + Nêu hành động đúng (muốn thực hiện ta phải làm gì?). + Hoàn chỉnh - Nâng cao: Theo quan niệm ngày nay vấn đề ấy cần bổ sung, xem xét điều gì? 3. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang bình luận. - Rút ra bài học (tư tưởng, tình cảm, nhận thức) III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề : Giới thiệu đôi nét về tác giả và đôi nét về tác phẩm. - Giới thiệu khái quát nội dung hoặc chủ đề của tác phẩm. Giáo viên phụ trách thầy Hà Sơn Đức, gmail liên hệ: haducthcs1968@gmail.com Đề cương ôn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 THCS Hòa Bình Có thể sắp xếp theo trình tự sau: + Nêu ý khái quát của khổ thơ: “Trích dẫn thơ”. Nghệ thuật- nội dung. . . . + Nêu ý khái quát (tiếp theo). “Trích dẫn thơ”. Nghệ thuật- nội dung. (Tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá, cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ. + Cảm nhận, đánh giá về nội dung. + Cảm nhận, đánh giá về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ. + Cảm nhận, đánh giá về tác giả. . . 3. Kết bài: - Khẳng định lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ, đoạn thơ. - Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân. GVBM Hà Sơn Đức Giáo viên phụ trách thầy Hà Sơn Đức, gmail liên hệ: haducthcs1968@gmail.com
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_tuyen_sinh_mon_ngu_van_vao_lop_10_nam_hoc_20.pdf