Đề cương ôn tập lần 3 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 9 đến 11 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập lần 3 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 9 đến 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập lần 3 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 9 đến 11 (Có đáp án)
VĂN THỂ TÁC GIẢ GIÁ TRỊ NỘI DUNG BẢN LOẠI khởi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Ông đồ Vũ Đình Thơ 5 chữ Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng Liên (1913- (thơ mới) thương của “ông đồ”. Qua đó toát lên niềm 1996) cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ người xưa của nhà thơ. Quê Tế Hanh Thơ 8 chữ “Quê hương” đã vẽ ra một bức tranh tươi hương (1921) (thơ mới) sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chìa và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ. Khi con Tố Hữu Lục bát Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc tu hú (1920- sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng 2002) của người chiến sĩ Cách Mạng trong cảnh tù đày. Tức Hồ Chí Thất ngôn Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cảnh Pác Minh tứ tuyệt của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng Bó (1890- đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm 1969) cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. Ngắm Hồ Chí Thất ngôn Tình yêu thiên nhiên đến say mê và trăng Minh tứ tuyệt phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm. THƠ CỔ THƠ MỚI - Số câu, số chữ được hạn định. - Số câu, số chữ trong câu không hạn định, không bằng nhau. - Lời thơ tự nhiên, không có tính chất ước - Luật bằng trắc, phép đối, quy tắc lệ, khuôn sáo, cảm xúc chân thật. gieo vần rất chặt chẽ. Tuổi trẻ phải ước mơ, phải khát khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới dồi dào ý nghĩa. Đề 2: a) Mở bài. Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học. b) Thân bài. - Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương? + Vì văn học là tâm hồn dân tộc. + Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại. - Văn học gắn bó với tình thương như thế nào? + Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người. + Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc. + Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người. c) Kết bài. Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai. Tham khảo một số bài viết: 1. Luận về nguyên lý văn chương Phàm việc gì cũng có nguyên lý. Nguyên lý tức là cái lẽ căn nguyên của việc ấy. Văn chương cũng vậy. Đặt nên câu thơ câu hát, viết ra bài luận, bài văn, thì gọi là văn chương. Song thử xem căn nguyên của văn chương ấy, bởi lẽ gì mà có, vì ở đâu mà sinh ra thì gọi là nguyên lý văn chương. Cha mẹ dạy con, giảng giải đều hơn lẽ thiệt, rạch ròi kẽ tóc chân tơ. Hai người tự tình biệt ly với nhau, ấm lạnh ngọt bùi, kể hết nỗi này kể sang nỗi khác. Người đàn bà lỡ bước, thở dài than vắn, phàn nàn những số phận hẩm hưu. Đứa mục đồng đi chăn trâu, nhân khi thích chí nghêu ngao vài tiếng giữa đồng, đó toàn là cái mầm của văn chương cả. Nói cho cùng thì một tiếng cười một tiếng khóc của đứa trẻ thơ, cũng là cái gốc văn chương. Người ta có tính tình, có tư tưởng, có ngôn ngữ văn tự, thì tự nhiên phải có văn chương. Tính tình người ta cảm xúc với ngoại vật, sinh ra khi mừng, khi giận, khi vui, khi buồn, khi xót xa, khi ham muốn. Các mối tình ấy chứa ở trong bụng, tất phải phát tiết ra nhời nói: đó tức là nguyên lý văn chương. 2. Suy nghĩ về việc học Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật là tầm thường cũ rích, tưởng như không ai để ý đến; nhưng cứ như những câu trả lời của các nhà học giả xưa nay thì có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người Theo câu nói ấy, có kẻ lại cãi rằng: Vậy thì không học không làm người được sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng; ông Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, nhiều nhà đại chính trị đại sáng tạo, hoặc trọn đời ở trong các mỏ, các công xưởng mà làm được công việc to đó thì sao? Còn ở trên đời biết bao nhiêu người vào trường nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm ngàn bộ sách, miệng nói ra rành là chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư cách làm người nữa. Thế thì câu nói "học để làm người" không phải là không đúng sao? Phải, chỉ nói trông không là "học", thì có hơi không rõ ràng mà lẫn lộn như trên, nên trước phải hiểu cái "học làm người" này không phải như người mình thường gọi là "đi học". Theo lối thông thường người mình thì có ôm sách tới trường, có thầy dạy, có thi có đỗ, mới gọi là học. Nhưng cái học làm người này thì khác hẳn thế. Sao vậy? Cái học làm người này, nói về học khoá cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao diệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã là "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ. Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thoá mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với thế giới nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách. Những chuyện mấy bậc vĩ nhân đông tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi. Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta ở vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ. Trong cái trường học mông mênh kia, trắng vàng chen lộn, sự lành sự ác, điều dở điều hay không thiếu thứ gì; nên ai đã đem thân tòng học ở cái trường ấy thì cần phải có cặp mắt biết quan sát và cái não biết phán đoán để lựa những chuyện đáng làm theo, cùng những chuyện đáng chữa cãi. Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích - Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội. - Làm suy giảm giống nòi 3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý 4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý): - Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó. - Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. - Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý. - Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ. - Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội III. Kết bài: Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy. Bài tham khảo: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. Ngày nay, đất nước Việt Nam của chúng ta đang là một trong những quốc gia trên đà phát triển trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi chính thức gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO và tháng 11 năm 2008. Đời sống của mọi người dân đã và đang ngày càng được cải thiện; mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang được tăng dần lên trong những năm gần đây và đặc biệt là tỉ lệ số người thất nghiệp cũng đã được giảm đến mức thấp nhất Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế sau khi mở cửa thị trường với các nước phương Tây thì ta cũng phải đương đầu với những cơn lốc tệ nạn xã hội vốn là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế. Một trong số những tệ nạn xã hội đó là tệ nạn tiêm chích và buôn bán ma túy. Đây là một trong những tệ nạn nguy hiểm nhất trong các loại tệ nạn. Ma túy là một danh từ dùng để chỉ chung cho tất cả các chất gây nghiện, tác động lên thần kinh trung ương tạo ra ảo giác. Ma túy vốn là một loại dược phẩm được sử dụng hợp pháp trong các bệnh viện để phục vụ cho việc chữa bệnh và đặc biệt là làm thuốc giảm đau sau những ca mổ lớn. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, cần sa tinh chế lại thành He – ro – in, Co – ca – in hay tổng hợp từ những loại dược chất có độc tố gây ảo giác như estasy, seduxen. Đặc điểm nổi bật nhất của ma túy là làm người sử dụng nó bị tê liệt hệ thần kinh đến mất đi tri giác, không còn biết đau đớn, cho dù bị lửa đốt hay kim châm đến chảy máu. Ngoài ra, người sử dụng ma túy dù chỉ một lần cũng sẽ trở nên bị nghiện ngập. Nếu chúng ta cứ vô tư sử dụng chất ma túy một cách tuỳ tiện thì chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ của nó. Nếu hằng ngày mà không tiêm chích ma túy thì người nghiện sẽ trở nên đau đớn vô cùng, đau vật vã, dữ dội đến mức mất lí trí tự cấu xé thể xác mình mà không hề cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể giết người, cướp của, trộm cắp, tham gia tàng trữ buôn bán ma tuý miễn sao có tiền để thỏa mãn được cơn nghiện. Vì vậy khi sử dụng ma túy, con người rất dễ vi phạm pháp luật và trở thành một mối nguy hiểm lớn cho xã hội cộng đồng. Việc tiêm chích ma túy còn là nguyên nhân chính phát sinh những căn bệnh nguy hiểm của thời đại như: HIV/AIDS. Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiểm đối với mỗi cá nhân. Ma túy là một tệ nạn ảnh hướng xấu đến môi trường sống, xã hội cộng đồng. Báo chí đã từng đưa tin có biết bao nhiêu bi kịch gia đình đã xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ chất ma túy gây nghiện. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_lan_3_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_tuan_9_den.docx