Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán lớp 1

docx 12 Trang Bình Hà 54
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán lớp 1

Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán lớp 1
 1. Các biện pháp thực hiện
 1.1. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học 
 Mỗi bài học khác nhau thì yêu cầu về đồ dùng dạy học là khác nhau vì thế 
việc lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu của từng tiết học là rất quan 
trọng. 
 Đối với môn Toán thông thường đồ dùng dạy học cần chuẩn bị gồm: Que 
tính, thước kẻ, phấn màu, bảng con, phiếu bài tập, 
 + Que tính: Đây là đồ dùng không thể thiếu đối với học sinh lớp 1, tôi 
thường dùng để hình thành kiến thức mới trong các bài phép cộng, phép trừ trong 
phạm vi 10, 20,..100. Khi dạy tôi thường dùng que tính để thao tác mẫu trước lớp 
giúp học sinh dễ quan sát sau đó thực hành lại. Việc làm này giúp các em ghi nhớ 
nhanh và lâu hơn. 
 + Thước kẻ: Được sử dụng để dạy các bài: Điểm, đoạn thẳng; Độ dài đoạn 
thẳng; Thực hành đo độ dài 
 + Phấn màu: Được dùng để ghi tên bài học và những điểm cần chú ý nhằm 
làm nổi bật phần kiến thức chính của bài, giúp học sinh tập trung hơn. 
 Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng phấn màu vì sẽ làm phân tán sự chú ý 
của học sinh vào nội dung chính của bài học. 
 + Bảng con: Được dùng để học sinh thực hành viết số, thực hiện phép tính. 
Bảng con là một đồ dùng cần thiết để kiểm tra việc ghi nhớ bài học của học sinh 
thông qua việc kiểm tra bài cũ. 
 + Phiếu bài tập: Tùy vào yêu cầu của mỗi bài, để phát huy trí lực và khắc 
sâu kiến thức cơ bản cho học sinh tôi đã chọn một số bài tập ghi vào phiếu học tập 
cho học sinh điền để tiết kiệm thời gian và tăng sự chủ động cho học sinh. 
 Ví dụ: Bài Luyện tập chung trang 90.
 Ở bài tập số 1, để tiết kiệm thời gian tôi ghi nội dung bài tập vào phiếu và 
phát cho từng nhóm bàn để học sinh cùng làm, sau đó chữa bài. 
 Bài tập 3 trang 90. Có 4 bông hoa, có thêm 3 bông hoa. Hỏi có tất cả bao 
nhiêu bông hoa? 
 + Đối với học sinh tiếp thu chậm: Tôi yêu cầu các em xem tranh. Tôi 
hướng dẫn các em bằng các câu hỏi gợi ý để các em nắm được cách giải toán. 
 + Đối với học sinh nắm vững kiến thức: Tôi yêu cầu các em nêu bài toán 
và tìm lời giải để giải hoặc nêu thêm một số lời giải khác.
 Việc dạy học phân hóa góp phần bồi dưỡng học sinh năng khiếu và giúp 
đỡ kịp thời những học sinh tiếp thu chậm, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn 
Toán
 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán 
 Đối với học sinh lớp 1, việc sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy 
mang lại sự mới lạ, khích thích sự tò mò, hứng thú và phù hợp nhất với tư duy trực 
quan cụ thể của học sinh. 
 Nội dung của môn Toán lớp 1 liên quan đến nhận biết, cộng trừ các số tự 
nhiên trong phạm vi 10, 20,...100; nhận biết các hình học đơn giản như hình tròn, + Trò chơi: Đoàn kết 
 - Mục đích: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh, thích hợp với những bài dạy 
phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10. 
 - Thời gian: 5 – 7 phút 
 - Cách chơi: Tôi hô: “Đoàn kết - Đoàn kết”, học sinh hỏi “Kết mấy? – Kết 
mấy ?” Tôi hô: “Kết 2 + 4” , 1 + 7, 9 - 5 , Học sinh phải nhẩm nhanh kết quả để 
kết thành nhóm theo yêu cầu. Kết thúc cuộc chơi, ai nhanh thì được tuyên dương, 
ai chậm thì bị phạt theo yêu cầu của lớp. Trò chơi này tôi dùng vào những tháng 
đầu của học kì I, sau một thời gian áp dụng tôi thấy tiết học hiệu quả hơn, một số 
em thiếu tự tin, ít chú ý trở nên nhanh nhẹn và chủ động hơn. 
 * Trò chơi: Truyền tin
 - Cách chơi: Chơi tập thể, học sinh vừa hát vừa truyền tin bằng tờ giấy sau 
khi kết thúc bài hát tin đó ở trong tay bàn nào bạn đó sẽ đọc yêu cầu trong tin đó. 
(ví dụ trong tin đó là yêu cầu nêu phép tính trong phạm vi đã học)
 * Trò chơi: Ô số bí mật 
 - Cách chơi: Trong mỗi ô số có các phép tính, đại diện một em chọn ô số 
cho tập thể cùng tìm, em nào có các kết quả đúng tiếp tục chơi vòng sau, em nào 
sai dừng cuộc chơi. Kết thúc trò chơi có phần thưởng.
 + Trò chơi: Hái hoa 
 - Mục đích: Củng cố cách nhận biết về hình học đơn giản, áp dụng đối với 
bài: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
 - Thời gian: Từ 3 – 5 phút 
 - Chuẩn bị: Giáo viên vẽ các hình tròn, hình tam giác, hình vuông lên các 
bông hoa có gắn nam châm, sau đó gắn lên bảng lớp. 
 - Cách chơi: Mỗi lần gọi 2 bạn lên bảng, yêu câu hái những bông hoa chứa 
hình cô giáo yêu cầu, bạn nào hái được nhiều bông hoa nhất sẽ được tuyên dương. 
 1.5. Sử dụng phương pháp noi gương 
 Một trong các phương pháp giúp trẻ học tốt đó chính là phương pháp nêu 
gương. Học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì vậy khi các em đạt được thành tích 
gì dù là nhỏ thì giáo viên cũng phải biết để động viên, khuyến khích học sinh kịp 
thời. 
 Trong quá trình dạy toán, nếu thấy học sinh nào có tiến bộ, tôi thường 
tuyên dương các em trước lớp trong giờ học đó để các em phấn khởi và có động 
lực học tập tốt hơn. 
 Ví dụ: Một em học sinh hôm nay có sự tiến bộ, tôi sẽ khen ngợi em đó 
trước lớp “Bạn hôm nay làm toán nhanh và chính xác hơn hôm qua, bạn thật đáng 
khen” và đề nghị các em noi gương của bạn nhé. 
 1.6. Đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá học sinh 
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi thường cho học sinh nhận xét 
chéo ở cá nhân ở các tổ, tự nhận xét bài cho mình. Cô là người hướng dẫn và có 
nhận xét, kết luận chung. 
 Ví dụ: Khi học sinh hoàn thành tốt bài tập, tôi nhận xét như sau: “Hiểu và b. Hình thành kiến thức mới
 - GV hướng dẫn hs quan sát đồ dùng trực quan trực quan ( thực hành trên bộ 
đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính.)
 - HS quan sát.
 - GV đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học.( Nhận xét đồ dùng trực 
quan , từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu, tóm tắt bài toán.)
 - HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ xung.
 - Gv chốt câu trả lời đúng.
 - Chốt kiến thức 
 - GV đặt câu hỏi để hs tự tìm ra, hoặc gv hỗ trợ thêm.( Cách thực hiện phép 
tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán ...).
 - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ xung.
 - GV gọi hs nhắc lại kết luận.
 c. Thực hành
 - GV hướng dẫn hs làm các bài tập theo thứ tự của tiết học đó.
 * Bài 1:
 - Đọc yêu cầu bài tập sgk 
 - Xác định yêu cầu của bài tập (HS tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
 - GV Hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập ( Khuyến khích hs tìm nhiều cách 
giải khác nhau)
 - HS giải bài tập (Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập.)
 - HS trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
 - GV chốt lời giải đúng.
 * Các bài tập khác hướng dẫn tương tự.
 4. Củng cố - Dặn dò
 - Nhắc lại nội dung toàn bài.
 - Chuẩn bị tiết sau.
 DẠNG BÀI LUYỆN TẬP
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra
 - Kiến thức bài cũ: Quy tắc, phép tính, bài toán.
 - GV nhận xét
 - Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết ôn tập
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
 - GV hướng dẫn hs hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu của tiết học.
 - Tuỳ từng bài mà gv lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp( Nhóm , cá 
nhân, phiếu bài tập, trò chơi học tập)
 * Bài 1
 - Đọc bài tập sgk PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH C
 GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA
 MÔN: TOÁN
Tiết 65 CT BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU
 - Kiến thức: HS nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Biết cấu tạo mỗi số 
trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích 
hợp với tóm tắt bài toán. Làm bài tập 1 cột 3,4 , bài 2,3
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 và tính 
toán chính xác.
 - Thái độ: Phát triển tư duy toán học, thích học toán
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Tranh minh họa, sách giáo khoa.
 - HS: Sách giáo khoa, bảng con, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 1. Ổn định - Giới thiệu thành phần dự giờ
 2. Kiểm tra bài cũ Lớp hát
 Trò chơi: Truyền tin
 - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi: - HS thi đua chơi (trong tin là phép tính 
 Chơi tập thể. HS vừa nghe bài hát vừa trong phạm vi đã học)
 truyền tin trong tờ giấy sau khi kết thúc bài 8 – 2 = 6
 hát tin đó ở trong tay bạn nào bạn đó sẽ 9 – 4 = 5 - GV gọi học sinh đọc yêu cầu và dãy số
- Khai thác nội dung: Khi dãy số có nhiều - Ta so sánh các số.
số muốn viết được các số theo thứ tự từ bé 
đến lớn trước tiên ta làm gì?
- GV hướng dẫn học sinh cách tính. 
- GV yêu cầu cả lớp làm vào bảng con, gọi a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 5, 7, 8, 9.
1 học sinh lên bảng làm câu a, 1 hs làm câu b. Theo thứ tự từ lớn bé đến: 9, 8, 7, 5,2.
b.
- GV hỏi lại cách làm để khắc sâu kiến - HS trả lời: So sánh các số.
thức: Em cho cô biết em làm như thế nào 
để được dãy số trên.
- GV nhận xét.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp Bài 3: Viết phép tính thích hợp 
(Câu a, câu b)
* Câu a
- Cho hs quan sát tranh
- Khai thác nội dung tranh: Hàng trên có - 4 bông hoa
mấy bông hoa
- Hàng dưới có mấy bông hoa 3 bông hoa
- Muốn biết được tất cả có mấy bông hoa - Làm tính cộng
ta làm tính gì? a. 
- Yêu cầu hs làm vào bảng con, gọi 1 hs 4 + 3 = 7
lên bảng.
- Nhận xét
* Câu b
- GV cho hs quan sát tóm tắt: nêu cho cô - HS nêu: Có 7 lá cờ, bớt đi 2 lá cờ. Hỏi 
bài toán? còn lại mấy lá cờ?
- GV Yêu cầu học sinh nêu lại
- Bài toán cho biết gì? - Có 7 lá cờ, bớt đi 2 lá cờ
- Bài toán hỏi gì? - Hỏi còn lại mấy lá cờ?
- Vậy nếu muốn biết còn lại mấy lá cờ ta - Phép tính trừ
thực hiện phép tính gì?
- Từ nội dung tóm tắt viết cho cô phép tính b. 
tương ứng 7 - 2 = 5
- GV Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con
- GV nhận xét tuyên dương
4. Củng cố- dặn dò
- Trò chơi: Băt Thỏ
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi: - HS thi tìm nhà cho Thỏ
Chơi cá nhân. Có các con Thỏ mãi đi kiếm 
ăn quên đường về nhà, có một chú Gà 
trống đi bắt những con Thỏ về nhà. Trong 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_toan_lop.docx