Chuyên đề Dạy môn học vần theo hướng phân hóa đối tượng học sinh Lớp 1

docx 14 Trang Bình Hà 17
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy môn học vần theo hướng phân hóa đối tượng học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Dạy môn học vần theo hướng phân hóa đối tượng học sinh Lớp 1

Chuyên đề Dạy môn học vần theo hướng phân hóa đối tượng học sinh Lớp 1
 1. Thuận lợi:
 a) Đối với giáo viên:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, đặc biệt là lãnh đạo của đơn vị 
cụ thể như: 
 + Phối hợp tổ chuyên môn, thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, các tiết 
thao giảng, thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm, tìm biện pháp hỗ trợ cho việc nâng cao 
chất lượng dạy và học.
 + Lãnh đạo nhà trường, luôn quan tâm kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, giúp tổ 
chuyên môn chủ động trong quá trình dạy học, luôn quan tâm nhiều nhất đến chất lượng 
khối 1, hỗ trợ cho khối nhiều lĩnh vực đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
 + Tham gia tích cực các phong trào dạy và học (Hội thi giáo viên dạy giỏi, viết 
chữ đẹp, đồ dùng dạy học) trong năm giúp đội ngũ giáo viên có dịp chia sẻ, học hỏi kinh 
nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy.
 - Đa số giáo viên dạy lớp 1 nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự học, tự rèn 
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 1.
 - Cơ sở vật chất từng phòng, bàn ghế, phương tiện phục vụ dạy học trang bị cho 
khối 1 từng bước được cải thiện.
 - Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến viêc học tập của con em mình.
 b) Đối với học sinh:
 - Tất cả trẻ em đúng 6 tuổi đều được vào học lớp 1, được xã hội, gia đình quan 
tâm.
 - Ở đơn vị tạo mọi điều kiện giúp trẻ qua lớp mẫu giáo chiếm tỉ lệ khá cao các em 
được chuẩn bị các kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập, giúp các em có tâm thế sẵn 
sàng khi vào học lớp 1.
 2. Khó khăn: 
 a) Đối với giáo viên:
 GV còn nặng theo hướng truyền đạt, giảng giải theo tài liệu có sẵn trong SGK, 
SGV, chưa có tính sáng tạo trong việc đầu tư nhiều cho việc lập kế hoạch bài học. 
 - Một số ít giáo viên kết hợp vận dụng phương pháp dạy- học chưa linh hoạt, sáng 
tạo, còn rập khuôn, máy móc. 
 - Giáo viên xác định nhóm đối tượng học sinh, câu hỏi đặt ra cho từng học sinh, 
phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ 
đến chất lượng dạy và học.
 - Tổ chức một số hoạt động còn mang tính hình thức
 b) Đối với học sinh:
 - Một số học sinh phát âm sai, viết sai do các em quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng 
địa phương và những người xung quanh.
 - Một số học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa thông, viết chưa 
thạo, việc nhận diện, ghép vần, tiếng, từ ngữ , câu kỹ năng đánh vần, đọc trơn,  còn 
nhiều hạn chế.
 C. NỘI DUNG DẠY HỌC
 1. Mục đích rèn các kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết cho học sinh 
 a) Kỹ năng nghe:
 - Giúp cho các em nghe trong hội thoại: Nhận biết sự khác nhau của các âm, các 
thanh và kết hợp của chúng, nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt nghỉ hơi. Nghe hiểu 
câu hỏi, câu kể đơn giản. Nghe lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
 - Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với lớp 1. - Có thái độ gần gũi, yêu thương, tôn trọng ý kiến học sinh, nhẹ nhàng khéo léo 
trong việc uốn nắn, sửa chữa cho các em từ cách đọc, cách viết, cách cầm bút, tư thế 
ngồi........
 - Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học 
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trong những đặc 
điểm lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung. Đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng phân hóa dạy phân môn này là ở chỗ biết kết hợp sử dụng tích cực hóa các hoạt 
động của học sinh.
 - Đặc biệt chú ý khi dạy Học Vần là: Phương pháp dùng lời nói, hỏi – đáp, quan 
sát, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, bộ chữ rời, bảng cái, luyện tập theo mẫu, thực 
hành giao tiếp, trò chơi, 
 - Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động 
của học sinh để tiếp nhận các tri thức Tiếng Việt, cũng như việc hình thành và phát triển 
các kỹ năng ( nghe, nói, đọc, viết).
 - Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt: cá nhân, từng đôi 
một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp. Đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học phát 
huy tối đa ý nghĩa hoạt động cá nhân.
 - Xác định các cơ sở quan trọng khi lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình 
thức tổ chức dạy học một bài Học Vần là:
 - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu cho từng thệ 
loài bài học. Theo mục tiêu bài dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhằm đảm 
bảo yêu cầu cần đạt đối với từng đối tượng học sinh.
 - Khả năng của giáo viên, để cân nhắc các phương pháp, biện pháp, các hình thức 
tổ chức dạy học mà mình sẽ chọn, nhằm vận dụng, kết hợp vào dạy học có hiệu quả.
 6. Một số biện pháp trọng tâm tổ chức từng hoạt động của một bài dạy Học 
vần:
 6.1. Hoạt động nhận dạng, tập phát âm hoặc đánh vần vần mới:
 - Giáo viên đính chữ mẫu hay viết chữ ghi âm lên bảng lớp, chỉ bảng giới thiệu 
và đọc mẫu.
 - Yêu cầu học sinh dùng bộ chữ rời để cài chữ ghi âm hoặc ghép vần mới trên 
bảng cài, hỏi học sinh có bạn nào đọc được âm, vần mới không, nếu đọc được, yêu cầu 
các em đọc (nếu không đọc được giáo viên hướng dẫn), sau đó yêu cầu học sinh nhìn 
vào bảng cài của mình đọc cá nhân (phát huy những em trên chuẩn) đọc trước, tiếp theo 
những học sinh chưa đạt chuẩn, chú ý học sinh đọc còn hạn chế).
 VD: HS trung bình yếu đọc được chữ nhưng còn chậm về âm, vần 
 HS khá giỏi đọc nhanh lưu loát hơn.. 
 6.2. Hoạt động HDHS ghép, đánh vần, đọc trơn tiếng mới (tiếng khóa), từ 
mới (từ khóa) và từ ứng dụng:
 * Đối với tiếng khóa, từ khóa: : Yêu cầu học sinh tìm tiếp một âm trong bộ chữ 
ghép với âm mới đã tạo trước đó, trên bảng cài để được tiếng khóa, từ khóa lên bảng và 
yêu cầu các em phân tích cấu tạo tiếng.
 VD: HS Trung bình, Yếu phân tích và đọc được. HS khá, giỏi phân tích và đọc 
nhanh hơn. Có thể dùng tranh, vật thật giúp học sinh nêu được từ mới, ghi bảng, yêu cầu 
các em phát hiện tiếng chữ ghữ ghi âm hoặc vần mới học, cho học sinh luyện đọc (có 
thể kết hợp với đánh vần tiếng chứa vần mới học). Sau đó chỉ bảng yêu cầu học sinh đọc 
trơn xuôi, ngược: vần – tiếng – từ..
 * Đối với từ ứng dụng: Đ. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI 
 * Dạng 1: Làm quen với âm và chữ ghi âm: 
 1) Kiểm tra bài cũ :
 - Yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu 
ghi thanh của bài kế trước, tập làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn tự tin trong môi 
trường học tập mới. (VD: Làm quen với chữ s, r cách ghi dấu).
 - Yêu cầu mở rộng : HS nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm, thanh vừa học. 
(HS tìm tiếng có âm vừa học VD như: su su, cá rô..)
 2) Dạy – học bài mới 
 a) Giới thiệu bài :
 - Dựa vào tranh SGK hoặc đã chuẩn bị sẵn tranh, ảnh, vật mẫu, để giới thiệu chữ 
ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới. (tranh, ảnh, hoặc giới thiệu trực tiếp).
 * Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới ( trọng tâm) 
 - GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được 
trình bày trong sách giáo khoa qua các bước sau:
 - Hướng dẫn nhận dạng chữ ghi âm s, r
 - Hướng dẫn HS tập phát âm
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết, HS tập viết chữ ghi âm mới vào bảng 
con.
 - Đối với những bài đầu trong giai đoạn làm quen với âm và chữ cái, kiến thức 
trong mỗi bài không nhiều, giai đoạn này GV cần dành nhiều thời gian để ổn định lớp 
và xây dựng nền nếp học tập cho các em như: Cách đặt vở, khoảng cách mắt nhìn, cách 
ngồi, viết diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên....
 b) Luyện tập 
 GV cho HS luyện tập cả 4 kỹ năng bài học ghi ở SGK như sau: 
 - Luyện đọc âm mới: luyện đọc theo hình thức: Cá nhân, đọc nói tiếp, nhóm, tổ, 
cả lớp đàm thoại.
 - Luyện viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới: Ở những bài đầu việc rèn kỹ năng 
mới dừng lại ở yêu cầu tô nét chữ mới học trong vở Tập Viết 1, tập 1 (dùng thời gian 
hướng dẫn tư thế ngồi, cách giữ vở, cách cầm bút đưa theo nét chữ in sẵn).
 Luyện nghe - nói : Giai đoạn đầu, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo 
chủ đề của tranh, không gò bó trong các âm và thanh vưà học. GV gợi ý theo định 
hướng bằng các câu hỏi hướng dẫn HS nói qua những câu trả lời đơn giản, nội dung gần 
gũi với trẻ. Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen 
với không khí học tập mới, mạnh dạn nói, tự tin và nghe bạn nói theo hướng dẫn của 
GV trong môi trường giao tiếp mới, giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường......
 3) Củng cố: 
 - Chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
 - Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm mới học – Tổ chức thi tìm âm mới.
 - Dặn HS học và làm bài ở nhà.
 Dạng 2: dạy chữ ghi âm (vần) mới.
 1. Kiểm tra bài cũ 
 - Yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm (vần) và viết được chữ ghi âm (vần); 
đọc và viết được tiếng (từ) ứng dụng; đọc được câu ứng dụng của bài cũ (trước đó) VD: 
Các tổ viết: Tổ 1, 2, 3...
 - Yêu cầu mở rộng: GV tuỳ trình độ học sinh mà đưa ra một số yêu cầu cần đạt 
vừa sức hoặc nâng cao hơn theo đối tượng. - Yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm (vần) và viết được chữ ghi âm (vần); 
đọc và viết được tiếng (từ) ghép với âm, vần đã học có trong sách; đọc được câu ứng 
dụng.
 - Yêu cầu mở rộng: HS hệ thống các bài đã học về các âm hoặc vần mới có kết 
thúc bằng các âm phụ giống nhau. (VD: Các vần ia, ua, ưa, - có âm cuối là a giống 
nhau).
 2. Dạy – học bài mới. 
 a) Ôn tập theo bảng- sơ đồ trong SGK:
 - GV hệ thống lại chữ ghi âm, vần đã học trong tuần, củng cố cách đọc, cách viết: 
 - GV cho HS thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần có vần 
chỉ có nguyên âm đã ghi ở dòng ngang. Phần này GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô 
trống tạo thành vần đã học. yêu cầu HS đọc đúng các tiếng ghép được trong bảng 1.
 - GV cho HS thực hành ghép tiếng có nguyên âm ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở 
dòng ngang. Phần này GV làm mẫu sau đó chỉ vào các ô trống yêu cầu HS đọc đúng các 
tiếng ghép được trong bảng 2. HS ghép từng cột, ghi vào SGK và đọc.
 - GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ở 
dòng ngang. Phần này GV quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng 
cố đánh vần, đọc trơn vần.
 - Rèn kỹ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo Bảng. VD: HS ghép a - i - ai 
– ai...
 b) Luyện đọc. 
 - Phần này yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa ôn tập vào việc thực hành đọc.
 - Đối với HS yếu chỉ đọc lại các chữ ghi âm vừa học trong tuần.
 GV hướng dẫn HS luyện đọc từ dễ đến khó: Đọc vần, đọc tiếng rời, đọc từ, cụm 
từ, đọc câu, đọc bài.
 c) Luyện viết. 
 - Ở bài ôn về âm, HS được luyện tập cách viết chữ ghi âm và ghi tiếng. Sau khi 
quan sát mẫu chữ viết trong SGK (viết trên dòng kẻ), HS nghe GV đọc để viết đúng vào 
bảng con, sau đó chuyển sang viết vào vở Tập viết - bài ôn về vần, cách tiến hành 
hướng dẫn luyện viết chữ ghi vần tương tự như trên, song yêu cầu viết dung lượng cao 
hơn: viết từ hoặc cụm từ. GV cần hướng dẫn để HS quen dần với hình thức chính tả 
nghe đọc và cố gắng tạo điều kiện để HS viết đúng, viết đẹp (GV phát âm chậm, rõ 
ràng, chính xác).
 d) Kể chuyện. 
 - Ở bài ôn tập, sau phần luyện đọc, luyện viết là phần kể huyện theo tranh nhằm 
giúp cho HS học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tên truyện gắn với những 
âm, vần đã học.
 - Hình thức kể chuyện: GV kể cho học sinh nghe là chủ yếu. HS nhìn tranh minh 
hoạ trong SGK và nghe GV kể, mẫu chuyện trong SGV.
 - Sau phần kể chuyện, nếu có thời gian, GV có thể đặt câu hỏi đơn giản về nội 
dung câu chuyện cho HS trả lời, hoặc có thể kể lại từng đoạn theo tranh.
 (Phần này điều chỉnh nội dung chưa yêu cầu tất cả HS kể chuyện trong mục kể 
chuyện, tùy tình hình HS của lớp)
 3. Củng cố- dặn dò:
 - Chỉ bảng hoặc sơ đồ cho HS cả lớp đọc.
 - Kiểm tra một số HS chưa đạt chuẩn đọc theo sơ đồ. (VD: đọc tiếng vừa ghép bất 
kỳ). Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong tiết học, những bài hình thành 
kiến thức mới, thông hệ thống các câu hỏi, yêu cầu và cách thực hiện bài toán, để chuẩn 
bị cho phương pháp thực hành luyện tập giải các bài Toán có lời văn.
 3. Phương pháp thực hành: 
 Gv chú ý giai đoạn rèn luyện tính toán, từ thấp đến cao hơn, HS thông thạo, chính 
xác, theo yêu cầu mỗi dạng toán của chương trình.
 - Giải toán đơn về (thêm, bớt ) bằng một phép tính (cộng, trừ).
 - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
 - Trình bày bài giải gồm câu lời giải - phép tính - đáp số.
 IV. NỘI DUNG – PP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1 :
 Vận dụng kiến thức toán học với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong 
toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho việc giải toán có lời 
văn lại là việc làm bắt đầu ở lớp 1, chính vì vậy đã gặp không ít khó khăn trong khi 
hướng dẫn giải toán có lời văn.
 * ở lớp 1 các em được học 3 dạng toán có lời văn qua các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Từ đầu năm học đến giữa học kì I các em được làm quen với giải toán 
có lời văn bằng hình thức mô hình.
 a) HS nhìn tranh viết được phép : Ví dụ: Điền phép tính thích hợp.
 1 2 = 3
 Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có: 1 + 2 = 3
 b) Đến yêu cầu này nâng dần mức độ học sinh phải viết cả phép tính và kết quả.
 1 + 2 = 3
 Qua mỗi yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ 
 HS diễn đạt theo 2 cách. 
 Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp , tất cả là 9 hộp. toán hỏi gì?” thì chỉ một vài em trả lời còn các em khác sẽ không tập trung. GV chỉ cần 
ra lệnh “ Gạch một gạch dưới những điều đã cho trong bài toán” “Gạch hai gạch dưới 
bài toán hỏi” và theo dõi tất cả hoạt động .Với phương pháp này HS sẽ nắm được yêu 
cầu bài toán tốt hơn.
 Ví dụ: Lan hái được 5 bông hoa, Mai hái được 4 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái 
được bao nhiêu bông hoa ? HS gạch 1 gạch dưới phần cho, gạch dưới phần tìm.
 Bước 2: Bước đầu hướng dẫn cách tóm tắt đề toán.
 Hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình vẽ . Đây 
là chỗ tựa để HS tìm ra trình tự lời giải và phép tính đúng.
 Ví dụ:
 Tóm tắt:
 Lan hái : 5 bông hoa
 Mai hái : 4 bông hoa
 Cả hai bạn hái : . . .bông hoa ?
 Bước này HS có thể điền số vào đề toán đã tóm tắt sẵn.
 Bước 3: Tìm được cách giải bài toán 
 * Khi giải bài toán có lời văn, cho HS hiểu rõ những dữ kiện đã cho và điều phải tìm, 
biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích 
hợp.
 Ví dụ : Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào là 
làm phép cộng.
 Bài toán: Lan hái được 5 bông hoa , Mai hái được 4 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái 
được bao nhiêu bông hoa ?
 Bài toán: An có 14 quả bóng xanh và 15 quả bóng đỏ . Hỏi An có tất cả mấy quả 
bóng ? Gộp lại cũng làm tính cộng . 
 Nếu đem cho, ăn, bớt hoặc bán thì làm phép tính trừ .
 Đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải: 
 Ví dụ: Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ? (Ta lấy số 
hoa của bạn Lan cộng với số hoa của bạn Mai ). Tức là: 5 + 4 = 9 
 Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán (Dựa vào câu hỏi của bài toán ).
 Có nghĩa là : Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
 Ví dụ: Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Nêu câu lời giải: Số quả bóng An có tất cả là:
 Hoặc: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Nêu câu lời giải: Số bông hoa 
cả hai bạn hái được là :
 Đối với kết quả của phép tính có tên đơn vị là xăng- ti- mét thì có thể trả lời, nêu lời 
giải là: Độ dài hoặc chiều dài. 
 Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 4 cm , đoạn thẳng BC dài 3 cm . Hỏi đoạn thẳng AC dài 
mấy cm ? (kèm theo hình vẽ)
 Bước 4: Trình bày bài giải. Mỗi bài giải gồm có 3 phần: 
 + Độ dài đoạn thẳng AC là:
 + Phép tính 
 + Đáp số 
 Luyện HS trình bày bài giải chính xác, rõ ràng, sạch sẽ đầy đủ 3 phần :
 + Câu lời giải: Số bông hoa cả hai bạn hái được là:
 + Phép tính : 5 + 4 = 9 ( bông hoa)
 + Đáp số : Đáp số: 9 bông hoa
 Ở phần phép tính đơn vị bông hoa trong dấu ngoặc đơn , cần khắc sâu cho học sinh Minh Diệu, ngày 25 tháng 2 năm 2019
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN Người thực hiện
 Lê Hương Sen

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_mon_hoc_van_theo_huong_phan_hoa_doi_tuong_hoc.docx