Bài tập về các kiểu câu môn Ngữ Văn Khối 8
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về các kiểu câu môn Ngữ Văn Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập về các kiểu câu môn Ngữ Văn Khối 8
- Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy. 6) Câu in đậm dưới đây được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả. Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo : -Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! (Tô Hoài) 7) Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì. a/ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy a ? Nộp tiền sưu ! Mau ! (Ngô Tất Tố) b/ Tôi quắc mắt : - Sợ gì ? [] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa ! (Tô Hoài) c/ Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? (Tô Hoài) d/ Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi còn không ? (Tố Hữu) e/ Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? (Nguyễn Duy) g/ - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác - Việc gì còn phải chờ khi khác ?...Không bao giờ nên hoãn sư sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Toi làm nhanh lắm (Nam Cao) h/ Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao ? (Sọ Dừa) i/ Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ ! (Em bé thông minh) k/ Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói : -Biển này sao không có cá nhỉ ? (Cây bút thần) II/ CÂU CẦU KHIẾN 1/ Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó : a.Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! a) Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia. b) Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao. 6) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài). (1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra : -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. (2) Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. (3) Lằng nhằng mãi. Chia ra ! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. 7) Đặt các câu cầu khiến để : a) Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang. b) Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách. c) Nói với bạn để mượn quyển vở. Chỉ ra các từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với quan hệ giữa người nói và người người nghe. III/ CÂU CẢM THÁN 1) Tìm các câu cảm thán trong các câu sau. Chỉ ra những dấu hiệu của câu cảm thán. a) Ôi quê hương ! Mối tình tha thiết Cả một đời gắn chặt với quê hương. (Tế Hanh) b) Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. (Tô Hoài) c) Con gớm thật ! (Nguyên Hồng) d) Ôi ! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này ! (Buổi học cuối cùng) e) Chao ôi ! Cũng mang tiếng là ghế mây !....Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi. (Nam Cao) 2) Chỉ ra cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị : a) Khốn nạn ! Nhà cahu1 đã không có, dẫu các ông chửi mắng cũng đến thế thôi. (Ngô Tất Tố) b) Đồ ngu ! Ngốc sao ngốc thế ! Đòi một cái nhà thôi à ? Trời ! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) c) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. (Tạ Duy Anh) d) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (Võ Quảng) e) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. (Buổi học cuối cùng) g) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep- phen thiết kế. (Thúy Lan) 2) Cho biết các câu chứa từ hứa sau đây thực hiện những mục đích gì. Dựa vào đâu mà em biết ? -Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – (1) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? (2) Anh hứa đi. -(3) Anh xin hứa. (Khánh Hoài) 3) Những câu trần thuật in đậm dưới đây có gì đặc biệt ? Chúng được dùng nhằm mục đích gì ? a) Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi b) Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (Tô Hoài) 4) Những câu nào trong những câu dưới đây thực hiện hành động do động từ làm vị ngữ biểu thị ? Tại sao ? a) - (1) Em chào cô. - (2) Thưa cô, em đến để chào cô. b) - (1) Mời bạn uống nước. - (2) Kìa, anh ấy mời bạn uống nước. c) - (1) Con hứa sẽ học giỏi. - (2) Con vừa hứa sẽ học giỏi. 5) Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu về cơ bản vẫn giữ được. Mẫu : Anh uống nước đi ! (Tôi) mời anh uống nước. a) Anh nên đóng cửa sổ lại ! b) Ông giáo hút trước đi ! c) Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ?
File đính kèm:
- bai_tap_ve_cac_kieu_cau_mon_ngu_van_khoi_8.doc