Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Năm học 2019-2020

pptx 28 Trang tailieuhocsinh 141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Năm học 2019-2020

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Năm học 2019-2020
 ÔN TẬP
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, 
 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
 Thứ 5, ngày 9, tháng 4, năm 2020 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí DÀN Ý BÀI NGHỊ LUẬN MỘT SỰ VIỆC, HIỆN 
 TƯỢNG ĐỜI SỐNG
a/ Mở bài : 
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
- Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó (tốt/xấu).
b/ Thân bài :
 1/ Giải thích ( nếu có từ khó )/ nêu thực trạng / biểu hiện. 
 2/ Nêu nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của hiện tượng.
 3/ Nêu tác dụng, ý nghĩa (đối với hiện tượng tốt)/ tác hại, hậu quả 
(đối với hiện tượng xấu)
 4/ Kêu gọi phát huy (đối với hiện tượng tốt)/ biện pháp khắc phục 
(đối với hiện tượng xấu)
c/ Kết bài :
- Bày tỏ thái độ , ý kiến đối với hiện tượng. 
- Rút ra bài học cho bản thân. b/ Thân bài: 
* Nêu thực trạng và các biểu hiện:
- Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh
 thái tốt thì con người sẽ khỏe mạnh, cuộc sống tươi đẹp.
- Thực tế hiện nay cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người
chưa cao, một số người còn xả rác nơi công cộng
+ Ngồi bên hồ, dù hồ đẹp cũng tiện tay vứt xuống lòng hồ..
+ Rác đươc vứt trong cả công viên, bệnh viện
+ Đi xe búyt , người ta ném rác xuống đường..
+ Học sinh vứt rác trong trường học ..
+ Trong các khu dân cư, rác được vứt xuống các con kênh, con 
mương sau nhà * Tác hại :
- Ảnh hưởng đến môi trường ( rác ứ đọng ảnh hưởng dòng chảy, nước 
không thóat được, làm chết tôm cá ) 
- Ảnh hưởng sức khỏe ( gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng : tiêu 
chảy, viêm đường hô hấp)
- Làm mất vẻ mĩ quan đô thị (ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch)
* Biện pháp:
- Nhà nước cần thường xuyên tuyên truyền tác hại của việc vưt rác bừa 
bãi
- Phạt nặng với những hành vi vứt rác bừa bãi ( lao động công ích , phạt 
tiền)
- Tăng cường thêm các thùng rác ở những nơi công cộng.
- Người lớn cần làm gương cho trẻ nhỏ
 c/ Kết bài: 
- Vứt rác là một hành động xấu, kém văn hóa
- Để đảm bảo tốt cho sức khỏe , tạo mĩ quan đô thịcần phải để rác
đúng nơi quy định
- Là HS em sẽ  b/ Thân bài :
* Giải thích khái niệm và nêu thực trạng, biểu hiện: 
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp 
công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn 
thương cho con người trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, 
phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một 
vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:bạo lực
tinh thần và bạo lực thể xác..
 + Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn 
thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
 + Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ 
thể con người thông qua những hành vi bạo lực * Hậu quả:
- Làm biến thái môi trường giáo dục.
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây 
tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.
- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.
 - Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát 
triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng 
tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, 
căm ghét. Đề 3: Ở địa phương em có phong trào hiến máu
 nhân đạo. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ
 của em về hiện tượng trên ? 
a/ Mở Bài:
 Song song với các phong trào bảo vệ môi trường, đảm bảo
an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, trồng cây gây rừng,...thì
phong trào hiến máu nhân đạo cũng là một hoạt động được đẩy mạnh
và khuyến khích phổ biến ở các cơ quan đoàn thể, trường học. Hành
động này đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực, có ích cho cộng đồng, hỗ
trợ rất nhiều cho công tác của ngành y tế. * Ý nghĩa của việc hiến máu:
- Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con 
 người. Nó góp phần đem lại niềm vui, hạnh phúc, đặc biệt là
 sự sống của con người . Vì vậy tham gia hiến máu là một việc
 làm cần thiết vì cộng đồng. 
- Hiến máu thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm, sự sẻ
 chiacủa con người , là nghĩa cử cao đẹp
+ Máu vốn là một sản phẩm tinh túy và kỳ diệu mà tạo hóa đã
ban cho con người mang theo ô xy và các chất dinh dưỡng để
nuôi sống, điều hòa các chức năng của cơ thể.
+ Con người không thể sống mà thiếu máu
+ Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra chế phẩm nhân tạo nào
thay thế được máu. * Kêu gọi phát huy
- Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp và đáng
được tôn vinh trân trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ
chia, lòng thương yêu, đồng cảm giữa con người với nhau
trong những lúc khó khăn hoạn nạn.
- Đó là truyền thống đạo đức nhân nghĩa tốt đẹp mà ông
cha ta vẫn luôn gìn giữ bấy lâu nay.
- Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức đúng đắn về việc
hiến máu cứu người, có tấm lòng tự nguyện hi sinh tham
gia tích cực vào các hoạt động hiến máu nhân đạo. Đề 4. Suy nghĩ về hiện tượng học vẹt, học tủ của
 học sinh hiện nay 
a/ Mở bài: 
 Mỗi người có một phương pháp học tập khác 
nhau tuy nhiên hiện nay có rất nhiều học sinh lại lựa 
chọn cho mình cách học tủ và học vẹt. Phương pháp 
học tập này đang ngày một trở nên phổ biến cần phải
lên án mạnh mẽ . * Nguyên nhân :
- Một số HS chưa có ý thức tự giác trong học tập, học sinh nảy
sinh việc học chống đối, thụ động.
- Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ
 học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. 
 Game online, Facebook,  chiếm khoảng thời gian lớn trong
 ngày khiếm học sinh không đủ giờ để ôn tập và hệ thống kiến
 thức được học cũng là lí do dẫn đến việc học đối phó.
- Do chương trình học của bộ giáo dục đề ra nặng về kiến thức, 
khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học
chống đối. 
- Bản thân các bậc phụ huynh lại tạo sức ép, gây áp lực học tập
lên con cái trong khi chưa hề có một định hướng cụ thể. * Biện pháp: 
- Mỗi học sinh cần có ý thức, tinh thần tự giác hơn trong
học tập
- Cũng cần có sự sắp xếp thời gian hợp lí giữa việc học và
các hoặt động giải trí khác
- Gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để 
giảm thiểu, bài trừ những phương pháp học tiêu cực này. 
- Phụ huynh cần có những định hướng cụ thể trong việc 
học tập của con em, dành thời gian bên con em và cho 
phép con mình tham gia các hoạt động ngoài trời lành
mạnh, bổ ích. * Bài tập
 Suy nghĩ về hiện tượng học sinh đi xe đạp điện
không đội mũ bảo hiểm.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_nghi_luan_ve_mot_su_viec_hien.pptx