Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức tổ chức dạy Luyện từ và câu Lớp 2 + 3

doc 7 Trang Bình Hà 55
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức tổ chức dạy Luyện từ và câu Lớp 2 + 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức tổ chức dạy Luyện từ và câu Lớp 2 + 3

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức tổ chức dạy Luyện từ và câu Lớp 2 + 3
 riêng nhưng đều có chung nhiệm vụ là hình thành và phát triển ở các em kĩ 
năng: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Luyện từ và câu có một vị trí hết sức quan 
trọng. Học tốt phân môn này học sinh có thể học tốt các môn khác như: Toán, 
Tự nhiên - xã hội và có thể giao tiếp tốt. Bởi lẽ, đây là môn học cung cấp vốn từ, 
hệ thống hóa từ, giúp học sinh nắm nghĩa của từ, cách sử dụng từ, câu và dấu 
câu. 
 Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy khi học sinh không có hứng thú học tập thì 
giờ học trở nên nặng nề, buồn tẻ. Hình thức dạy học phù hợp có vai trò quan 
trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 
2 + 3 nói riêng. Nó có thể làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nảy sinh 
khát vọng, lòng say mê, độ dẻo dai trong học tập. Hơn thế nữa, hình thức dạy 
học phù hợp tạo nên hứng thú học tập giúp các em nhận thức một cách chủ 
động, sáng tạo. Vì vậy, có thể nói, chọn đúng hình thức dạy học đóng vai trò 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập. 
 II. NHIỆM VỤ DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 1. Nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu:
 1.1. Làm giào vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt 
câu cho các em.
 1.1.1. Dạy nghĩa từ :
 Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gòm việc thêm vào vốn từ của học 
sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được 
tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những 
khả năng phát hiện ra những từ mới, chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm 
một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm 
rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.
 1.1.2. Hệ thống hóa vốn từ :
 Dạy cho học sinh biết cách sắp xếp các từ có hệ thống trong trí nhớ để 
tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho 
các từ đi vào hoạt động lời nói đươc thuận lợi. Công việc này hình thành ở học 
sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ 
thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa đồng âm, cùng 
cấu tạo, tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ.
 1.1.3. Tích cực hóa vốn từ:
 Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói 
và lời viết của mình, đưa từ vào trong vốn từ tích hợp được học sinh dùng 
thường xuyên. Tích cực hóa vốn từ, tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong 
nói năng giao tiếp của mình.
 1.1.4. Dạy học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu 
phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.
 Trên cơ sở vốn ngôn ngữ trước khi đến trường, từ những hiện tượng cụ 
thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số 
kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Dạy 
luyện từ và câu nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cấu trúc của từ, câu, 
quy luật hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa Lớp 2:
 - Từ và câu.
 - Các lớp từ: Từ trái nghĩa
 - Từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính 
chất .
 - Các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào? Khẳng định, phủ định.
 - Cấu tạo câu ( thành phần câu): Đặt, trả lời câu hỏi “Khi nào?”; Đặt, trả 
lời câu hỏi “ Ở đâu?”; Đặt, trả lời câu hỏi “ Như thế nào?”; Đặt, trả lời câu hỏi “ 
Vì sao?”; Đặt, trả lời câu hỏi “ Để làm gì ?”.
 - Dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm. Dấu hai 
chấm.
 - Ngữ âm - chính tả: Tên riêng và cách viết tên riêng.
 Lớp 3:
 - Các lớp từ: Từ địa phương (1 bài)
 - Từ loại: Ôn tập về từ chỉ sự vật, Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái, ôn 
tập về từ chỉ đặc điểm.
 - Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa.
 - Các kiểu câu: Ôn tập về câu Ai là gì, Ôn tập về câu Ai làm gì, Ôn tập về 
câu Ai thế nào.
 - Cấu tạo câu: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào”, Ôn tập cách 
đặt và trả lời câu hỏi “ Ở đâu”, Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao”, Đặt 
và trả lời câu hỏi “Bằng gì”.
 - Dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai 
chấm.
 3.3. Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa.
 Phần lớn các bài học luyện từ và câu trong sách giáo khoa được cấu thành 
một tổ hợp bài tập. Bài luyện từ và câu lớp 2&3 trong sách giáo khoa được ghi 
tên theo phân môn, còn các tên bài chỉ được ghi ở phần mục lục. Hầu hết các bài 
học ở lớp 2&3 bao gồm cả nhiệm vụ luyện từ và luyện câu. Các tên bài thể hiện 
điều này. Ví dụ: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi ( lớp 2 tuần 
1); mở rộng vốn từ : Thiên nhiên – Ôn tập câu “ Ai là gì?” ( lớp 3 tuần 1).
 4. Phương pháp dạy học
 * Phương pháp thực hành.
 * Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề.
 * Phương pháp đàm thoại.
 * Phương pháp thảo luận nhóm. 
 * Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
 - Việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học ở 
từng tiết dạy Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng, không thể áp dụng 
một cách máy móc, đồng loạt. Không có phương pháp nào là “vạn năng” là 
“tuyệt đối” đúng, là có thể phù hợp với mọi khâu của tiết dạy Luyện từ và câu. 
Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới phát 
huy được tính tích cực của học sinh trong mỗi tiết dạy Luyện từ và câu và đạt 
được thành công trong mỗi bài dạy. Vốn từ các em trở nên đa dạng, phong phú 
khi các em chủ động phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, tinh thần hợp tác theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp 
hoạt động của học sinh.
 + Phân loại: Có 2 hình thức học tập theo nhóm tại lớp, đó là hình thức tổ 
chức dạy học theo nhóm thống nhất và hình thức tổ chức dạy học nhóm phân 
hoá.
 - Hình thức học tập theo nhóm thống nhất: Tất cả học sinh trong lớp thực 
hiện những nhiệm vụ giống nhau.
 - Hình thức học tập theo nhóm phân hoá: Mỗi nhóm khác nhau thực hiện 
những nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ chung của cả lớp.
 5.3.3. Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp:
 Là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên lãnh đạo đồng thời hoạt 
động của tất cả học sinh, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và 
củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng chung cho cả lớp và mỗi học sinh, đồng thời 
hoàn thành nhiệm vụ học tập chung. 
 * Tất cả các hình thức tổ chức dạy học trên có quan hệ mật thiết với nhau, 
hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi hình thức tổ chức dạy học có chức năng và vai trò nhất 
định trong việc dạy và học. Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học trên lớp là 
hình thức dạy học cơ bản.
 Lưu ý: Cũng cần tránh, trong một tiết học có nhiều hình thức lặp lại. 
 Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú 
học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên phải đổi mới phương pháp 
dạy học. Trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải có 
năng lực sư phạm. Ngoài ra, giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc 
lập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức 
thích hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới hình thức tổ 
chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp 
dạy học trong sự phối hợp của chúng, đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức 
dạy học thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực phát 
triển học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách tổ chức 
dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học 
tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn. 
Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức 
phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính 
tích cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh.
 Chuẩn bị cho một tiết dạy Luyện từ và câu:
 * Đối với học sinh:
 - Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 - Trong giờ học phải tập trung nghe giảng, không làm việc riêng.
 - Tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
 - Khi làm bài tập phải đọc kĩ yêu cầu của bài tập và xác định được bài 
yêu cầu làm gì .
 - Trình bày bài làm phải rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu đầy đủ ý, viết đầy 
đủ dấu câu theo yêu cầu mẫu câu. Viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu.
 * Đối với giáo viên:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_va_hinh_thuc_to_chuc_day_l.doc