Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 14 Trang Bình Hà 67
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp
 xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt 
mỏi. 
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu 
học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định 
rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân 
tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, 
chất lượng học tập môn học và hoạt động giáo dục cũng như năng lực, phẩm chất 
của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là lí do tôi chọn để 
viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp 
học trong công tác chủ nhiệm lớp”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng 
góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
 II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
 1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc và đúc kết 
thành kinh nghiệm của bản thân.
 2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
công tác chủ nhiệm lớp.
 3. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban 
Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những 
mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học 
tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với 
3 nội dung cơ bản sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Đây là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải 
làm. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2012-2013 do 
ngành phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2014-2015.
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU
 1. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình 
cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. 
Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại, Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả 
năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn 
luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 2. Năm học 2017-2018, lớp tôi có tổng số 36 học sinh. Trong đó có 15 em nữ 
thường chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường 
xuyên nói xấu bạn; có 4 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn 
 - 2 - sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự 
khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng 
với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất 
lượng giáo dục vẫn đảm bảo.
 Nên nhớ rằng, đừng quá cứng nhắc, lạnh lùng với các em, chỉ cần sự tôn 
trọng song song cùng sự nghiêm khắc với học sinh, nghiêm khắc với cả chính bản 
thân mình thì về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác. 
 b) Huấn luyện ban cán sự lớp
 Ngoài giáo viên chủ nhiệm, thì ban cán sự lớp cũng góp phần vô cùng 
quan trọng trong việc tạo, giữ gìn nề nếp lớp học. Học sinh được phân công 
làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin 
hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn 
luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy 
khả năng đó hơn các học sinh cùng lớp khác. Chính cũng vì điều này mà có 
một số giáo viên đã đưa ra sáng kiến, "Thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự 
lớp" và mạnh dạn đổi mới ngay tại lớp mình chủ nhiệm.
 Chẳng hạn, một lớp có các chức danh như sau: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ 
trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 1 lớp phó phụ trách Văn - Thể, 4 tổ 
trưởng, 4 tổ phó, các nhóm trưởng, bàn trưởng. 
 Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt 
động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để 
đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, 
vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh 
giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế 
dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, 
lớp phó. 
 Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ 
khi tổ trưởng vắng. 
 Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục Đội viên của bàn
 Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến bàn 
trưởng, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác.
 Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo 
viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng 
em và rút kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm 
cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng 
thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện 
vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp. Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm 
cùng Ban cán sự lớp đánh giá cũng như rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời và 
tất nhiên rồi, nề nếp lớp học cũng sẽ dần ổn định hơn.
 c) Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp vào cuối tuần 
 - 4 - - Khi nhận xét các năng lực, các phẩm chất của học sinh, giáo viên chủ nhiệm 
phải căn cứ vào 3 năng lực và 4 phẩm chất của học sinh. Nhưng 3 năng lực và 4 
phẩm chất đó chỉ có ở học bạ, sổ theo dõi của giáo viên nên không có học sinh nào 
nhớ được đầy đủ. Do đó, tôi phải viết lên giấy A 0, trang trí, đóng khung thật đẹp 
treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm theo. Ngoài ra, tôi cùng với học 
sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một lớp học thân thiện, học sinh 
tích cực.
 10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC 
SINH TÍCH CỰC”
 1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do.
 2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục 
cao.
 3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử 
dụng tiết kiệm điện, nước.
 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có 
học sinh xả rác bừa bãi. 
 5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã 
với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
 6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra.
 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng 
sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
 8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày càng 
được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
 9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi đau 
ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ cho thư 
viện trường,
 10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, 
không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường.
 Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 10 yêu cầu của “lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em 
đó đọc lại nhiệm vụ của người học sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm 
được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học 
sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
 - Số học sinh của lớp, tôi chia thành 5 nhóm ứng với 5 ngày học trong tuần, 
mỗi nhóm có một trưởng ban. Phó Chủ tịch Hội đồng phân công theo dõi các nhóm 
làm trực nhật hàng ngày. Trưởng ban chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các 
bạn trong nhóm làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn 
các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục 
giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; 
cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, 
tổ trực phải đổ rác và trà rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới 
giao cho phó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Nhóm nào 
không làm tốt, phó Chủ tịch Hội đồng có đề nghị nhóm đó làm trực nhật thêm một 
ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi 
lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. 
 - 6 - bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học dưới chuẩn, hoặc không học 
bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào 
cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động 
viên trong mỗi bước học tập. Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm 
mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,... nên không ngó 
ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập 
... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các 
em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận 
đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy - trò 
sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm 
bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng 
các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc 
nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân 
để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
 - Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu 
điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm 
nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không 
quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. 
 - Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học 
sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối 
với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ 
được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của 
người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân 
thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học 
sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm 
ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
 * Xây dựng mối quan hệ bạn bè
 Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, 
ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều 
bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ. Em tiến bộ sẽ giúp những em học chậm tiến; ngược lại, em học chậm 
cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học 
thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều 
nhóm học trò, đặc biệt là những lớp cuối cấp. Các em chia bè phái, phân biệt giàu 
nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay hờn giận. Còn các 
em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì 
nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học 
tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây 
dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp 
học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân 
thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ 
nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của 
nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
 - 8 - Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích 
của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể 
và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, 
kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, 
tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt 
tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng 
năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là 
sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.
 Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể 
tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên 
lớp.
 * Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa
 Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, 
biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...
 Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên 
tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích 
động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính 
khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui 
chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ 
giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, 
nhưng lại hiệu quả.
 * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động 
ngoài giờ lên lớp
 Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính 
khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng 
nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất 
nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm 
ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều 
thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 
buổi. 
 - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông 
vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,.. gây được sự thích thú, 
hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
 - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh 
chào mừng các ngày lễ lớn.
 - Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm 
một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên 
hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc 
theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.
 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho 
cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là 
tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. 
Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở 
 - 10 - 4 giờ 30 – 5 giờ Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
 5 giờ - 5 giờ 30 Đi chơi thể thao.
 5 giờ 30 - 7 giờ Tắm rửa, ăn tối, trò chuyện với gia đình.
 7 giờ - 8 giờ Ôn lại bài cũ.
 8 giờ - 9 giờ Xem ti vi rồi đi ngủ.
 Căn cứ vào thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các 
 em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và 
 duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương 
 pháp học tập cho những em học dưới chuẩn và những em trong đội tuyển học sinh 
 năng khiếu của lớp. 
 Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành 
 các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. 
 Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành 
 viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn chưa hoàn thành hoặc chưa có ý 
 thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm 
 tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy 
 tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình 
 phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở 
 nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia 
 đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học 
 của các em.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã 
 làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua 
 cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em 
 ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt 
 nhọc. Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . 
 Tuy trường tôi là trường loại II trong xã Vĩnh Mỹ B, thuộc huyện Hòa Bình. 
 Vào mùa thu hoạch lúa, học sinh nghèo lớp tôi thường phải nghỉ học đi mót lúa 
 hoặc theo cha mẹ đi xứ khác gặt lúa mướn nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 
 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỉ lệ học sinh năng 
 khiếu luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là điều mà tôi đã làm được. 
 Sau đây là kết quả 2 năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: 
 * Năm học 2017-2018 
 KIẾN THỨC NĂNG LỰC PHẨM CHẤT
T.số 
 Chưa 
 học Nữ Hoàn Cần cố Cần cố 
 Hoàn thành hoàn Tốt Đạt Tốt Đạt
sinh thành tốt gắng gắng
 thành
 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 36 15 08 22.2 28 77.7 / / 36 100 / / / / 36 100 / / / /
 - 12 - 2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng các ban chuyên trách của lớp, huấn luyện 
để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 
 3. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu 
đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, 
hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin 
vào người thầy.
 4. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm 
sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và 
hứng thú học tập hơn. 
 5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối 
với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn 
có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 
 6. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích 
cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm 
vui”. 
 7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích 
cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
 C. PHẦN KẾT LUẬN
 Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và 
lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo 
viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một 
giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo 
đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động 
học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục 
đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực 
sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn 
thành tốt nhiệm vụ.
 Vĩnh Mỹ B, ngày 15 tháng 02 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT
 Trương Kim Loan
 - 14 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_lop_h.doc