Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 3A
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 3A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 3A
Là người giáo viên tôi nhận thức hết sức sâu sắc lời dạy rất ân cần của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đó là trách nhiệm, là niềm vinh quang, tự hào. Tôi suy nghĩ, phải làm gì đây để xây dựng và hình thành cho các em phẩm chất, trình độ tốt ngay từng giờ, từng ngày học và ý thức trách nhiệm của các em đối với bản thân, với tập thể lớp, trường và cộng đồng xã hội. Các em học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong trắng như tờ giấy trắng. Tôi hết sức tự hào khi mình là người được cầm bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự hào bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm đối với các em, với giáo dục và xã hội. Lương tâm của nhà sư phạm mách bảo tôi phải giáo dục hình thành nhân cách cho các em hình thành một con người có ý thức, nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn. Làm hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này để các em thành nhân. Là chủ nhân tương lai của nước Việt Nam. Hiểu rõ như vậy, do đó tôi chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm Với khả năng và trình độ cho phép. Tôi xin chọn tập thể học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm. Xác định rõ quan điểm khoa học trong các phương pháp nhằm giúp HS chóng tiến bộ, đạt kết quả cao. II. Nhiệm vụ: - Nêu lên được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. - Tìm hiểu những phương pháp hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng học sinh nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện về nhân cách... III. Những quan điểm sẽ vận dụng: Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài những công việc của một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp còn có các nhiệm vụ sau đây: 1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp. Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây: 2 lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích. Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh. 3. Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể phải thiết lập cả mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể. + Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể. Trong tập thể thường có hai loại nhóm: nhóm chính thức gồm tổ, đội và nhóm không chính thức hình thành tự phát, do các em phù hợp nhau về mặt tình cảm, xu hướng, hứng thú. Trong quan hệ tình cảm thì nhóm thứ hai có vai trò to lớn, giáo viên cần lưu ý tận dụng phục vụ cho mục đích giáo dục học sinh của lớp. + Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm trong công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác và phải tuân thủ yêu cầu và kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ. + Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể. Tôn chỉ, mục đích của đoàn thể, điều lệ của nhà trường, nội quy lớp học là điều mà tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác. Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra. 4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. trong trường phổ thông cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây: 4 - Tổ chức lao động tự phục vụ: Trực nhật, ngày tổng vệ sinh trường, lớp. Trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây: + Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh. + Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh. + Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh. + Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành. 5. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh Giáo dục và quá trình có tính xã hội, do đó có nhiều lực lượng tham gia. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng, giáo viên chủ nhiệm cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức giáo dục học sinh có kết quả nhất. + Trước hết giáo viên chủ nhệm cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hình thức học tập ngoại khóa, trao đổi về phương pháp học tập - Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục: tham quan, tổ chức những ngày lễ truyền thống, - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh; ghi nhận xét... Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp. + Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Với cha mẹ học sinh: - Thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững kiến thức kỹ năng và năng lực - phẩm chất của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này nếu được thiết lập thường xuyên, phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc - Lập hội phụ huynh học sinh, ban đại diện sẽ là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, theo dõi tình hình và bàn bạc các biện pháp giáo dục học sinh. 6 lại không đồng đều nên gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Ngay sau khi nhận lớp, từ tuần 1 tôi đã tiến hành phân loại trình độ HS một cách cụ thể. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu, HS giải Toán tiếng việt qua mạng Internet, kế hoạch phụ đạo HS chậm tiến bộ . Học sinh đa số là hộ nghèo(19 HS có sổ hộ nghèo/ 37HS) , điều kiện kinh tế gia đình các em quá khó khăn nên phải đi làm ăn xa gửi các em cho ông bà chăm sóc, việc đầu tư và chăm lo cho con cái học hành của các bậc cha mẹ chưa được quan tâm nhiều. Tổng số học sinh đầu năm là 33 em. Không có em nào là con bệnh binh, con liệt sĩ. Con mồ côi : 01 em. Đúng độ tuổi: 9 tuổi: 28 em (Con gia đình có sổ hộ nghèo: 19 em) Nhiều hơn 1 tuổi là: 02 em. Nhiều hơn 2 tuổi là: 02 em. Tìm hiểu điều kiện trí nhớ và phát triển năng lực, thể lực của từng em có: 7 em trí nhớ tốt, 22 em trí nhớ bình thường, 3 em trí nhớ kém, 1 em gần như bị bệnh tự kỷ(không trả lời bất kỳ câu hỏi của ai). Từ những lý do trên nên có một số em học hành có phần buông thả, thích thì học, không thích học thì thôi. Có một em bỏ học nửa chừng, cho nên sĩ số lớp chưa đảm bảo. 2. Cách tiến hành: Đầu tiên tôi đã tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về mọi mặt như hoàn cảnh gia đình học sinh, Tôi đã trực tiếp đến gặp mặt từng phụ huynh học sinh lớp mình để biết được điều kiện sống của học sinh. Mục đích đi thăm gia đình phụ huynh nhằm qua đàm thoại với phụ huynh để biết được phụ huynh quan tâm đến học sinh về việc đi học như thế nào? Dò xét xem tư tưởng của phụ huynh về giáo dục như thế nào? Quan tâm đến việc học tập của con cái mình ra sao? Tôi đã tìm hiểu nhằm để biết được điều kiện sống của học sinh, biết được đặc điểm của học sinh để có biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất, đặc biệt là 3 em trí nhớ kém, 1 em trầm lặng ít phát biểu (không trả lời bất kỳ câu hỏi của ai). Đi từng gia đình học sinh nhằm quan sát địa bàn nơi ở của học sinh. Trong nhà có giành riêng góc học tập cho các em không? Nếu có thì đã làm như thế nào? Từ những điều đặt ra đó tôi đã khuyến khích các em học theo nhóm. Cùng trao đổi cho nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Từ thực tế nắm bắt được tình hình của học sinh tôi xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ, tháng, tuần. Có được kế hoạch thì tôi đi vào tổ chức cho học sinh thực hiện theo kế hoạch đã định. Trước hết phải chọn những học sinh có năng lực làm ban cán sự lớp. Đội ngũ này sẽ giúp giáo viên động viên, đôn đốc, kịp thời uốn nắn, kiểm tra đối tượng học sinh. Sau mỗi đợt công tác, giáo viên tổng kết lại cả quá trình và rút ra cho mình bài học kinh nghiệm. Từ đó biết được ưu, khuyết điểm của lớp để khắc phục và đưa ra hướng hoạt động mới. Những vấn đề trong hướng dẫn lớp hoạt động, giáo viên ghi vào sổ chủ nhiệm những gì mình theo dõi được ở học sinh. Từ đó, đánh giá và giáo dục học sinh tốt hơn. 8 - Trong khi ngồi học ở lớp, tôi luôn nhắc nhở và quan sát tư thế ngồi học của các em, để kịp thời sửa chữa cho các em ngồi đúng tư thế. - Khi giảng dạy tôi luôn dùng những kí hiệu trên bảng để điều khiển lớp, nhằm hạn chế sự làm việc riêng của học sinh, giáo viên khỏi phải nói nhiều và thói quen trong học tập. Trong khi dạy học tôi rất chú ý các em chậm tiến bộ hoặc tính trầm lặng ít phát biểu. Đối với các em ít nói, tôi thường gọi các em đứng dậy nhắc lại những câu trả lời của bạn hoặc đọc lại những câu ghi trên bảng để tạo cho các em thêm mạnh dạn và nói lưu loát hơn trước đám đông. Còn các em yếu kém tôi luôn chú ý kèm cặp và hướng dẫn cẩn thận hơn các em khác. Luôn động viên và khuyến khích các em dù có những việc làm nhỏ. Từ đó tôi thấy các em mạnh dạn hơn và kết quả nâng cao. Trong lao động có cái thuận là các em đều con nhà nông,cho nên công việc nào các em cũng đảm nhận được.Thuận lợi thì có nhưng khó khăn cũng chẳng ít. Tôi đã suy nghĩ nhiều trong vấn đề này và tôi đã thực hiện theo phương án. Trước tiên tôi có cuộc gặp mặt tranh thủ với học sinh, tôi nêu lên nhiệm vụ của các em đối với nhà trường, trách nhiệm của các em phải làm gì? Tại sao phải thực hiện công việc này và có ích lợi gì? Tôi xác định rõ cho các em những vấn đề hiện nay trường học là môi trường thân thiện – học sinh học tập tích cực nên cần phải “ Xanh – sạch – đẹp”. Nêu lên nhiệm vụ của từng em phải làm gì, bao giờ bắt tay vào công việc, đánh giá kết quả ngày hôm sau các em đi khá đầy đủ. Khi lao động tôi tham gia lao động cùng với các em và đồng thời hướng dẫn các em làm. Tôi làm như vậy là để học sinh thấy được việc làm này là trách nhiệm chung của nhiều người và xác định cho các em thấy rằng “ Lao động là vinh quang”, vừa điều khiển vừa cùng làm với các em, các em làm rất hăng say và hào hứng. Khi đã hoàn thành công việc tôi tập trung lớp sau khi cho học sinh vệ sinh cá nhân. Nhận xét đánh giá ý thức và kết quả công việc đạt được. Từ những gì tôi đã làm tôi nhận thấy rằng các em không chán nản, sau khi lao động xong và những lần lao động sau các em tham gia đầy đủ hơn, tích cực hơn. Trên đây là công việc đặt ra trong quá trình chủ nhiệm lớp. Còn những lúc ngoài giờ lên lớp, tôi phân chia thời gian còn lại, tôi luôn gần gũi các em, quan sát các em làm việc và học tập thế nào? Khi thấy các tiết học ở trên các em chưa hiểu, tôi phải tranh thủ giảng thêm ngoài giờ cho các em. Ngoài công việc trên, tôi còn lập nên kế hoạch để học sinh thực hiện, tạo nên một nề nếp thường xuyên, ổn định đúng thời gian, ở nhà cũng như ở trường. Vấn đề tôi quan tâm trên kể cả giờ lên lớp hay không lên lớp, tôi luôn quan tâm, gần gũi, thân thiện với các em. Là một GVCN lớp đã xác định vị trí của mình trong tập thể học sinh, cho nên ngoài việc đó phải khuyến khích các em. Tôi luôn xây dựng phẩm chất đạo đức cho mình, xứng đáng phải là một tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức để các em noi theo. Tôi luôn rèn luyện nghiệp vụ để giờ lên lớp đạt kết quả cao. Từ đó việc điều khiển học sinh được dễ hơn và để học sinh dựa vào mình để học tập và tu dưỡng. Qua thời gian tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3A ngay từ tuần 01 tôi tiến hành phân loại trình độ của học sinh trong lớp. Từ đầu năm học đến giữa học kỳ I theo chương trình tôi nhận thấy lớp có những chuyển biến rõ nét hơn so với đầu năm. - Những em chậm tiến bộ, trầm lặng ít phát biểu nay đã mạnh dạn tích cực phát biểu xây dựng bài hẳn lên. 10 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra trong quá trình công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Trong suốt quá trình nghiên cứu sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp góp ý để trong quá trình công tác được tốt hơn./. Minh Diệu, ngày 25 tháng 02 năm 2019 Người thực hiện TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH DIỆU B HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tính mới: .............................................................../30 điểm - Tính hiệu quả: ......................................................../35 điểm - Tính ứng dụng: ....................................................../20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ................./10 điểm - Về hình thức: ........................................................./05 điểm Minh Diệu, ngày ..... tháng .... năm 20... CHỦ TỊCH HĐKH 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_3a.doc