Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21 đến 23 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm

docx 8 Trang tailieuhocsinh 103
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21 đến 23 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21 đến 23 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21 đến 23 - Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm
 II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT
 1. Nhiệt năng
 Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng. 
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là nhiệt năng của vật.
 Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao, các phân 
tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh, nhiệt năng của vật càng lớn.
 2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật
 Để làm thay đổi nhiệt năng của một vật ta cần làm thay đổi nhiệt độ của vật (vì 
nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ). Trong thực tế có nhiều cách để làm thay 
đổi nhiệt độ của một vật, từ đó thay đổi nhiệt năng của vật đó, nhưng ta có thể quy về 
hai cách sau:
 + Thực hiện công. Ví dụ: cọ xát hai bàn tay vào nhau thì hai bàn tay sẽ nóng lên; 
dùng búa đóng đinh vào gỗ thì cây đinh sẽ nóng lên
 + Truyền nhiệt. Ví dụ: thả một đồng xu vào nước lạnh, đồng xu sẽ nguội đi; hơ 
nóng miếng đồng lên trên ngọn lửa, miếng đồng sẽ nóng lên
 3. Nhiệt lượng
 Trong quá trình truyền nhiệt giữa các vật với nhau, vật có nhiệt độ cao hơn sẽ 
truyền một phần nhiệt năng của nó cho vật có nhiệt độ thấp hơn.
 Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt 
được gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q và có đơn vị là Jun (J).
 4. Các hình thức truyền nhiệt (năng)
 a. Dẫn nhiệt
 Bố trí thí nghiệm như hình 1, trong đó các 
cây đinh được gắn với thanh sắt bằng sáp. Khi 
hơ nóng đầu A của thanh sắt, một thời gian sau, 
các cây đinh sẽ rớt xuống theo thứ tự a, b, c, d, e. 
Điều này chứng minh nhiệt năng từ đầu A của 
thanh sắt đã được truyền đến đầu B. 
 Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang 
phần khác của cùng một vật, hoặc từ vật này Hình 1
sang vật khác được gọi là dẫn nhiệt. c. Bức xạ nhiệt
 Một bình cầu đã được phủ muội đèn, trên nút 
có gắn một ống thuỷ tinh, trong ống thuỷ tinh có một 
giọt nước màu. Bình được đặt gần một ngọn lửa 
(Hình 5).
 Sau một thời gian, giọt nước bắt đầu di chuyển 
từ vị trí A đến vị trí B của ống thuỷ tinh. Điều này 
chứng tỏ nhiệt từ ngọn lửa đã truyền đến bình, làm Hình 5
không khí trong bình đã nóng lên, nở ra và đẩy giọt 
nước từ đầu A đến đầu B của ống thuỷ tinh.
 Sau khi mấy một tấm giấy chắn giữa ngọn lửa 
và bình cầu, ta thấy giọt nước di chuyển từ vị trí B 
về vị trí A (Hình 6). Điều này chứng tỏ nhiệt từ 
ngọn lửa không thể truyền đến bình nên không khí 
trong bình nguội đi, co lại làm giọt nước di chuyển 
từ B về A.
 Hình 6
 Sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi 
thẳng được gọi là bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
 Khả năng hấp thu bức xạ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. 
Vật có màu càng sẫm và bề mặt càng xù xì thì hấp thu bức xạ nhiệt càng nhiều.
III. BÀI TẬP 
 Các bạn học sinh truy vui lòng truy cập vào link sau để trả lời các câu hỏi bên 
dưới: https://forms.gle/dc79DLKEdTigbAwZ9
 Bài 1: Nhiệt năng của một vật là:
 A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 Bài 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: D. 400 J
Bài 7: Dẫn nhiệt là hình thức:
 A. truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.
 B. truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
 C. truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật.
 D. truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật 
khác.
Bài 8: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là 
đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
 A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
 B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
 C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
 D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Bài 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt?
 A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau 
cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
 B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác 
nóng lên.
 C. Khi ta nhúng ngón tay vào nước ấm thì tay sẽ thấy ấm lên.
 D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Bài 10: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì 
nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn?
 A. Vì nhôm mỏng hơn.
 B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
 C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
 D. Vì nhôm hấp thu nhiệt nhanh hơn.
Bài 11: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo len giữ ấm được cơ 
thể? Bài 16: Khi xoa hay bàn tay vào nhau, ta thấy hai bàn tay nóng lên. Trong hiện tượng 
này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện 
công hay truyền nhiệt?
Bài 17: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh? Hỏi nhiệt năng của nước 
và miếng đồng thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Bài 18: Vì sao vào những ngày trời lạnh, khi sờ tay vào cái bàn bằng kim loại thì ta 
thấy lạnh hơn khi sờ vào bàn bằng gỗ?
Bài 19: Vào mùa hè, ta nên mặc áo sáng màu hay tối màu? Vì sao?
Bài 20: Vì sao nồi, xoong thường được làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường được làm 
bằng sứ?
 Duyệt của Ban giám hiệu GIÁO VIÊN BỘ MÔN
 KT HIỆU TRƯỞNG
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Trần Thanh Nghiêm
 Nguyễn Văn Sáng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_21_den_23_chu_de_nhiet_nang_cac_hin.docx