Giáo án ôn tập Vật lý Lớp 8 - Bài 19+20 - Chủ đề: Cấu tạo chất và chuyển động phân tử - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Vật lý Lớp 8 - Bài 19+20 - Chủ đề: Cấu tạo chất và chuyển động phân tử - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Vật lý Lớp 8 - Bài 19+20 - Chủ đề: Cấu tạo chất và chuyển động phân tử - Nguyễn Trần Thanh Nghiêm
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Các chất nhìn có vẻ như liền một khối, nhưng thực chất chúng không liền một khối. Đến thế khỉ XX, với sự ra đời của kính hiển vi và bằng các thí nghiệm, con người đã chứng minh được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ. Các hạt này được gọi là nguyên tử, phân tử. Vì nguyên tử và phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ được gọi là nguyên tử, phân tử Hình 1: Kính hiển vi hiện đại Hình 2: Ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách Qua ảnh chụp các nguyên silic (hình 2) và các nguyên tử, phân tử khác bằng kính hiển vi, ta có thể thấy: giữa các nguyên tử, phân tử có có khoảng cách. Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử cũng có thể được chứng minh qua các thí nghiệm sau VD 1: Đổ 50 mL rượu vào 50 mL nước, ta được hỗn hợp rượu và nước có thể tích nhỏ hơn 100 mL Giải thích: Vì giữa các phân tử rượu và phân tử nước có khoảng cách. Khi trộn lại, các phân tử rượu và nước sẽ xen vào khoảng cách của nhau khiến cho thể tích hỗn hợp giảm xuống . VD 2: Thả một ít muối vào một cốc nước đầy cũng không làm nước tràn ra. Trong thí nghiệm Brown, nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. Điều này chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Có rất nhiều ví dụ chứng tỏ rằng các nguyên tử, phân tử không đứng yên mà chuyển động hỗn loạn không ngừng VD 1: Thả vài cục đường vào nước, dù không khuấy lên thì một thời gian sau đường cũng tự tan. Giải thích: Do các phân tử chuyển động không ngừng nên phân tử đường sẽ tự xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước Đường tự tan. VD 2: Mở nắp lọ nước hoa ở góc phòng, một thời gian sau cả phòng sẽ nghe thấy mùi nước hoa. Giải thích: Do các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng nên sau khi bay hơi, các phân tử nước hoa sẽ chuyển động hỗn loạn và tự xen vào khoảng cách giữa các phân tử không khí len lỏi khắp phòng. Hiện tượng các nguyên tử, phân tử tự hoà lẫn vào nhau trong hai ví dụ trên được gọi là hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí Hình 5: Hiện tượng khuếch tán giữa đinh sắt và gỗ II. BÀI TẬP Các bạn học sinh truy vui lòng truy cập vào link sau để trả lời các câu hỏi bên dưới: https://forms.gle/snvtwfk3CBiP2HnK8 D. Thể tích của vật Bài 6: Chọn câu trả lời đúng. A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn. B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động. C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Các vật được cấu tạo liền một khối Bài 7: Tại sao quả bóng bay được bơm căng sau một thời gian sẽ bị xẹp xuống? Bài 8: Tại sao trong các bể cá cảnh người ta thường phải dùng những máy bơm khí nhỏ? Bài 9: Vì sao nước biển có vị mặn? Bài 10: Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường cho đường vào nước trước, sau đó khuấy lên rồi mới cho đá vào mà không làm ngược lại? Duyệt của Ban giám hiệu GIÁO VIÊN BỘ MÔN KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Trần Thanh Nghiêm Nguyễn Văn Sáng
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_vat_ly_lop_8_bai_1920_chu_de_cau_tao_chat_va.docx