Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020

docx 11 Trang tailieuhocsinh 97
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020

Giáo án ôn tập Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2019-2020
 Nghệ thuật: Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân 
ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
 3. Viếng lăng Bác – Viễn Phương: Viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến 
chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất, lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
cũng vừa khánh thành. Được in trong tập “Như mây mùa xuân”(1978).
 Nội dung: Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của 
mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
 Nghệ thuật: Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi 
cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
 4. Sang thu – Hữu Thỉnh: Viết năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành 
phố”.
 Nội dung: Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh 
tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 Nghệ thuật: Cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
 5. Nói với con – Y Phương: Viết năm 1980 , in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 
1985”.
 Nội dung: Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức 
sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Thể hiện sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của 
một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý 
chí vươn lên trong cuộc sống.
 Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
 6. Bến quê – Nguyễn Minh Châu: In trong tập truyện cùng tên của Nguyễn 
Minh Châu, xuất bản năm 1985.
 Nội dung: Chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con 
người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp 
bình dị của quê hương.
 Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây 
dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
 7. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê: Viết năm 1971, lúc cuộc kháng 
chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
 2 B. . PHẦN TIẾNG VIỆT.
 1. Khởi ngữ 
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ.
 - Đặc điểm của khởi ngữ: 
 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với.
 - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 - Ví dụ: - Làm bài tập thì tôi đã làm rồi.
 - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của người học sinh.
2. Các thành phần biệt lập 
? Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
2.1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói 
đối với sự việc được nói đến trong câu.
 VD: - Cháu mời bác vào trong nhà uống nước ạ ! 
 - Chắc chắn ngày mai trời sẽ nắng.
2.2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí 
của người nói (vui, mừng, buồn, giận); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, 
trời ơi. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc 
biệt.
 VD: + Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)
 + Trời ơi, lại sắp mưa to nữa rồi!
2.3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan 
hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
 VD: + Vâng, con sẽ nghe theo lời của mẹ.
 + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợnmà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)
 4 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)
 - Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.
 VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
3.3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở 
câu trước.
 Các yếu tố thế:
 - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy, nó, hắn, họ, chúng 
 nóthay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
 - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho 
 yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
 Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
 VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ 
 thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu)
3.4. Phép nối: 
 Các phương tiện nối:
 Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, 
để
 VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. 
 Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới 
 mẻ. (Nguyễn Đình Thi)
Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, 
nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại 
 VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay 
 giết thịt ! (Nam Cao)
 Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy 
nên . .. 
 VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, 
 không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo 
 quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái).
 6 B. Thân bài
- Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm)
- Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh 
bằng các dẫn chứng)
- Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng 
tình). Nêu biện pháp khắc phục.
C. Kết bài:
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học nhận thức và hành độngcho bản thân.
 * Dẫn chứng
- Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng sẽ làm bài 
viết có độ tin cậy , thuyết phục người đọc lớn.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận 
xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
- Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa 
vào kể lại dẫn chứng.
* Phương pháp học và làm bài văn nghị luận xã hội
- Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự 
việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả 
năng của bản thân bạn.
 * NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
DÀN Ý 7 KIỂU ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Kiểu 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ đoạn thơ (Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ ) 
– Trích dẫn thơ.
Thân bài: – Làm rõ nội dung, tư tưởng , nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (Phân tích theo 
từng câu, cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm 
nổi bật giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ ) – Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn 
thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so 
sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.
 8 Thân bài – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Phân tích các phương diện cụ thể của tình 
huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1: ý nghĩa và tác dụng đối với tác 
phẩm + Tình huống 2: ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm – Bình luận về giá trị của 
tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó 
mang lại
Kết bài: – Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm – Cảm nhận của 
bản thân về tình huống đó.
Kiểu 5: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện
Mở bài: – Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả – Giới thiệu về tác phẩm (đánh 
giá sơ lược về tác phẩm ) nêu nhân vật
Thân bài – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất 
nhân vật – Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm Kết bài – Đánh giá nhân vật đối với sự 
thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc – Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
Kiểu 6 Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi
Mở bài: – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm – Giới thiệu về giá trị nhân đạo – Nêu nhân vật 
nghị luận
Thân bài – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân 
đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm động sâu 
sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con 
người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. – Phân tích các biểu hiện của giá trị 
nhân đạo + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người + Bệnh vực và cảm thông sâu sắc 
đối với số phận bất hạnh con người + Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân 
phẩm tốt đẹp con người + Đồng tính với khát vọng và ước mơ con người – Đánh giá về 
giá trị nhân đạo
Kết bài: – Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm – Cảm nhận của 
bản thân về vấn đề đó
 10

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020.docx