Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
+ Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002. - “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là bài nghị luận của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập tới những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự, cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả viết bài này đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Ở thời điểm chuyển giao thời gian đặc biệt có ý nghĩa, người ta thường có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Đối với dân tộc ta, bước vào thế kỷ mới cũng là tiếp tục một hành trình đầy triển vọng của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm vượt qua tình trạng chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đây cũng là con đường đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thời đại. b. Bố cục - Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới. - Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước. - Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới. 2 3. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới - Điểm mạnh của con người Việt Nam: + Thông minh, nhạy bén với cái mới + Cần cù, sáng tạo + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong kháng chiến chống ngoại xâm +Bản tính thích ứng nhanh - Điểm yếu của con người Việt Nam: + Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Thiếu đức tính tỉ mỉ, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương + Thường ích kỉ, đố kị nhau trong đời sống thường ngày + Thái độ kì thị với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại.. ⇒ Lập luận song hành: đi liền với điểm mạnh là điểm yếu => cái nhìn trực diện, thông suốt, thấu đáo, không né tránh => Người Việt Nam nhận rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của mình - Từ điểm mạnh, điểm yếu, đề ra nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới: + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh: Phát huy điểm mạnh + Vứt bỏ điểm yếu 4 Câu 3: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam qua? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay? ĐỀ THAM KHẢO Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Trong những.càng nổi trội”. Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Câu chủ đề khái quát nội dung gì? Câu 3: Từ “hành trang” trong đoạn văn được hiểu như thế nào? Câu 4: Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn. Câu 5: Từ đoạn văn trên, hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một thói quen chưa đẹp, chưa tốt của giới trẻ hiện nay. 6 4. Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) - Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. C. LUYỆN TẬP (HỌC SINH HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP TRONG SGK) D. CỦNG CỐ Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau: a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. c) Thế à, cảm ơn các bạn! (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao – Lão Hạc) Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 8 Tập làm văn: Tiết 104 – 105: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận. - Ý thức học bài và làm bài. B/ NỘI DUNG Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy? 1/ Mở bài Đặt tiêu đề: Tiếng kêu cứu của môi trường. Hãy cứu lấy hành tinh xanh. Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp. - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: + Môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Việc bảo vệ môi trường sống là hết sức cần thiết của mỗi con người để giữ gìn ngôi nhà ấy luôn sạch đẹp. + Ở nước ta, chuyện vứt rác ra đường, những nơi công cộng, xả nước bẩn làm ô nhiễm nơi công cộng là khá phổ biến. Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa, thiếu văn minh. 2/ Thân bài: Lần lượt phân tích, bình luận, nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân về sự việc hiện tượng trên. a) Phân tích nguyên nhân + Do lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác( dẫn chứng). + Muốn cho nhà mình sạch, nên đem rác vứt bừa bãi ra đường hoặc đổ xuống ao, hồ, sông, ngòi, công viên, nơi công cộng.... + Do thói quen xấu đã hình thành từ lâu( dẫn chứng). + Do không nhận thức được hành vi của mình là vô ý thức, thiếu văn hóa, thiếu văn minh là phá hoại môi trường sống( dẫn chứng). + Do việc giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường chưa được làm thường xuyên việc sử phạt chưa nghiêm túc. b/ Phân tích biểu hiện và tác hại + Việc tiện tay vứt rác thải ra những nơi công cộng làm mất mĩ quan nơi công cộng, biến nơi công cộng, hoặc những thắng cảnh thành những bãi rác( Dẫn chứng ở một số nơi: Đồ Sơn, Hương Sơn....) 10
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_102_chuan_bi_hanh_trang_vao_the_k.doc