Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33, Tiết 127+128: Ôn tập Tập làm văn

docx 4 Trang tailieuhocsinh 105
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33, Tiết 127+128: Ôn tập Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33, Tiết 127+128: Ôn tập Tập làm văn

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33, Tiết 127+128: Ôn tập Tập làm văn
 14. Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam.
15. Sài Gòn tôi yêu - Minh Hơng.
16. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng.
2- Một bài văn biểu cảm mà em thích:
- Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Bài văn có lối viết dung dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu lắng. Cảm xúc tuôn 
chảy trong từng câu, từng chữ, từng lời nói tiếp nhau tạo nên những trang viết 
thật xúc động. Đó là sự kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một khả 
năng quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng và một ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam.
3- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: 
 Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. 
Do đó ngời ta không miêu tả cụ thể, hoàn chỉnh mà chỉ chọn những chi tiết, 
thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc tư tưởng.
4- Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: 
 Trong văn biểu cảm cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc ngời ta 
nhớ lâu, suy nghĩ và có cảm xúc về nó. Vì vậy yếu tố tự sự có tác dụng khơi dậy 
nguồn cảm hứng đối với người đọc về những tình cảm, những hành động cao 
đẹp.
5- Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm: 
 Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, 
sự vật, hiện tượng. Người ta có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng 
nổi bật để gửi gắm tình cảm, tư tởng hoặc biểu đạt bằng những nỗi niềm, cảm 
xúc trong lòng. Nhưng sự bộc lộ thể hiện tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong 
sáng, chân thực
6-Ngôn ngữ biểu cảm: 
*Ở bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả viết: 
- Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi 
của đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một 
cây tơ đương độ nõn nà, ...ngọc ngà này. ->ĐV có sử dụng phương tiện tu từ so 
sánh rất đặc sắc.
- Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình 
đầu... Tôi yêu... Tôi yêu... ->Điệp từ tôi yêu được dùng rất đắt làm đoạn văn 
giàu chất trữ tình và biểu cảm.
*Ở bài Mùa xuân của tôi: 
- Tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc, tác giả không dừng lâu ở ngoài 
cảnh mà tập trung thể hiện sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng 
người bằng so sánh thật gợi cảm và cụ thể: Nhựa sống ở trong ngời căng lên như 
máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... trồi ra thành những 
cái lá nhỏ li ti
- Có đoạn đã chọn lọc và miêu tả hình ảnh với biện pháp so sánh đầy màu sắc: Nền 
trời đùng đục như màu pha lê mờ. 5- Làm văn nghị luận chứng minh như thế nào:
- Nói rằng làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn 
chứng là xong.Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu về cách 
làm văn chứng minh.
- Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhng còn cần lí lẽ và phải biết 
lập luận.
- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù 
hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí 
lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đa, thống kê dẫn chứng hàng loạt.
- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ 
và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yếu.
- Bởi vậy, đưa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để 
chứng minh TViệt ta giàu đẹp, mà người viết còn phải đa thêm những dẫn 
chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó TViệt đã thể 
hiện sự giàu đẹp như thế nào.
- Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản 
chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm, luận đề; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô 
gíc.
6- So sánh cách làm hai đề TLV:
- Hai đề bài này đều giống nhau là cùng chung một luận đề: ăn quả nhớ kẻ trồng 
cây - cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Hai đề này có cách làm khác nhau: Đề a giải thích, đề b chứng minh.
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
+ Giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ những điều cha biết theo 
đề bài đã nêu lên (dùng lí lẽ là chủ yếu).
+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được 
thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy (dùng dẫn 
chứng là chủ yếu).

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_33_tiet_127128_on_tap_tap_lam_van.docx