Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 Nâng cao - Học kì II - Chuyên đề 5 đến 8 - Trường THCS Hòa Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 Nâng cao - Học kì II - Chuyên đề 5 đến 8 - Trường THCS Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 Nâng cao - Học kì II - Chuyên đề 5 đến 8 - Trường THCS Hòa Bình

- Khẳng định sự việc, hiện tượng tốt (hoặc phủ định sự việc, hiện tượng xấu). - Liên hệ bản thân. 3. Viết bài văn hoàn chỉnh: * Chú ý: - Khi phân tích sự việc, hiện tượng có thể sử dụng phép chứng minh, giải thích,; khi tổng hợp có thể khẳng định, phủ định, khuyên răn, kiến nghị - Người nghị luận cần nhìn nhận, phân tích riêng, có thể đưa ra một số kiến nghị về cách giải thích hiện tượng đó. 4. Những điểm cần chú ý: - Khi nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, người nghị luận cần nhìn nhận, phân tích, đưa ra những ý kiến riêng về sự việc, hiện tượng - Để nghị luận được sắc sảo, ý kiến đưa ra công bằng, khách quan, người viết cần có thói quen quan sát những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống, biết suy nghĩ, đánh giá sự việc, hiện tượng đó một cách đúng đắn. Cụ thể là cần hiểu rõ tầm quan trọng, tính chất tích cực hay tiêu cực, phạm vi ảnh hưởng, xu thế, nguyên nhân, hướng phát huy mặt tốt và hạn chế mặt xấu của sự việc hoặc hiện tượng đời sống đó. - Để luận điểm, luận cứ phong phú, nên tìm tư liệu không chỉ trong thực tế mà còn qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, mạng, những chương trình truyền hình người đương thời, người xây tổ ấm, an toàn giao thông, Những tư liệu ấy có thể giúp ta hiểu đầy đủ, có dẫn chứng phong phú hơn về những đặc điểm, biểu hiện và bản chất của sự việc, hiện tượng đời sống phải nghị luận. - Khi phân tích sự việc, hiện tượng có thể sử dụng phép chứng minh, giải thích,; khi tổng hợp có thể khẳng định, phủ đinh, khuyên răn, kiến nghị IV. Thực hành: Các em tập làm dàn bài cho 1 số đề sau: Đề 1: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, văn hào Nga M.Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi chân trời mới”. Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vai trò của sách và việc đọc sách trong cuộc sống hôm nay. Hay: Phân tích hiện tượng “Học sinh hiện nay không thích đọc sách”. Đề 2: Hiện tượng học sinh ngày nay chưa thích học văn. Đề 3: Văn bản trích “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nói rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. Thông điệp trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, gợi cho em suy nghĩ gì về sự học của giới trẻ hiện nay? + Trong cuộc sống vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào? Xét vấn đề đã nêu trong bối cảnh cụ thể, cuộc sống riêng, chung. + Lập luận khẳng định, + Lập luận phủ định, + Khẳng định đó là bài học đạo lí (bài học chân lí, là truyền thống, là bài học kinh nghiệm quí báu) * Dẫn chứng: Từ thực tế hoặc văn học (chủ yếu là dẫn chứng từ thực tế đời sống.) - Luận- bàn bạc, mở rộng vấn đề. + Nhận định, đánh giá, khẳng định hay phủ đinh tư tưởng đạo lý đó. + Nêu hành động đúng (muốn thực hiện ta phải làm gì?). + Hoàn chỉnh - Nâng cao: Theo quan niệm ngày nay vấn đề ấy cần bổ sung, xem xét điều gì? c. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang bình luận. - Rút ra bài học (tư tưởng, tình cảm, nhận thức) 4. Viết bài văn hoàn chỉnh: Cần phối hợp các phép lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, tổng hợp và một số biện pháp: giả thiết, khẳng định, phủ định, so sánh, đối chiếu) một cách linh hoạt, hợp lí; đồng thời biết đưa ra ý kiến riêng. * So sánh kiểu bài nghị luận về một sự vật hiện tượng với kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. . IV. Thực hành: Các em tập làm dàn ý cho các đề sau: Đề 1: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, nhà nghiên cứu Lê Anh Trà có viết: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. (Phong cách Hồ Chí Minh, Ngữ văn 9, tập 1) Nhận xét trên giúp em hiểu thêm những gì về Bác Hồ? Bản thân em sẽ làm gì để đóng góp vào cuộc vận động toàn dân Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Đề 2: Đọc đoạn thơ sau: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? (Tố Hữu – Một khúc ca xuân) Suy nghĩ về triết lí sống được gợi ra qua đoạn thơ trên? Đề 3: Đọc mẩu chuyện sau: “Có một đóa hoa nhỏ mong manh mọc trên một gốc cây tùng cao lớn, đóa hoa nhỏ vô cùng hạnh phúc vì được cây tùng che chở, chắn gió che mưa khiến cho nó mỗi ngày đều sống mà không phải lo lắng gì. Một hôm, đột nhiên có một nhóm công nhân đến, chẳng mấy chốc họ đã chặt đổ cây tùng to lớn này và mang đi. Chuyên đề 7 : KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Đặc điểm chung: a. Nghị luận văn học là giải thích, chứng minh, phân tíchvấn đề thuộc lĩnh vực văn học như tác phẩm, trào lưu sáng tác, giai đoạn văn học, phạm vi vấn đề có thể rộng hay hẹp tùy thuộc đề bài. b. Đề bài nghị luận văn học thường nêu một nhận định về tác giả, tác phẩm hoặc một trào lưu, một thời kì văn học. Vấn đề được nêu ra có thể là nội dung, nghệ thuật, bản chất, chức năng, xu thế, phong cách, của đối tượng. c. Phần thân bài của bài nghị luận về một vấn đề văn học thường có những nội dung cơ bản sau: - Giải thích vắn tắt nội dung nhận định được nêu ở phần mở bài. - Trình bày hệ thống luận điểm của vấn đề, nhận định, đánh giá và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm đó. - Có thể bàn luận mở rộng nhằm làm rõ hơn cho bản chất vấn đề bàn luận. 2. Các kiểu bài nghị luận văn học. - Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ). - Nghị luận về một ý kiến hay nhận định về vấn đề văn học. -.. 3. Yêu cầu chung của kiểu bài nghị luận văn học. - Phải đúng hướng, trật tự, mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh, - Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, - Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng, + Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,...). + Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện, 4. Quy trình. a. Tìm hiểu đề Cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: - Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề: + Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. + Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. - Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? - Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? - Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? b. Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý: Chuyên đề 8: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. Khái niệm(các em ôn lại khái niệm, SGK NV9, tập II, trang 63) II. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Về nội dung: Những nhận xét, đánh giá về truyện mà người viết phát hiện và khái quát lên phải xuất phát từ cốt truyện, tính cách, số phận nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm. 2. Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mach lạc; các nhận xét về tác phẩm phải đúng đắn, rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục; lời văn chuẩn xác và gợi cảm. 3. Các dạng bài cụ thể: - Phân tích (bàn) nhân vật - Phân tích (bàn) một nhóm nhân vật. - Phân tích một đoạn truyện. - Phân tích (bàn) một sự việc.. - Phân tích (bàn) về nghệ thuật. - .... III. Cách làm các bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Tìm hiểu đề, tìm ý a. Tìm hiểu đề: - Xác định dạng bài cụ thể. - Nêu nhận xét về đối tượng nghị luận (đề có khi đã nêu nhận xét về đối tượng, có khi chỉ nêu đối tượng người viết phải tự phát hiện và khái quát thành nhận xét). b. Tìm ý: Đưa đối tượng phải nghị luận gắn với câu hỏi tìm ý: Ví dụ: - Với bài phân tích nhân vật : Nhân vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm đó được biểu hiện ở những nét cụ thể nào ? Chi tiết nào biểu hiện nét đó ?... - Với bài phân tích tác phẩm : Nội dung bao trùm tác phẩm là gì? Truyện kể về ai? Người kể chuyện giữ vai trò gì? Truyện có những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật? Những yếu tố nội dung, nghệ thuật nào chứng tỏ điều đó, vì sao?... 2. Dàn ý chung: * Nghị luận về tác phẩm truyện: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề : Giới thiệu đôi nét về tác giả và đôi nét về tác phẩm. - Giới thiệu khái quát nội dung hoặc chủ đề của tác phẩm. - Nêu nhận xét khái quát. b. Thân bài: - Nêu tóm lược chung về tác phẩm - Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. * Giá trị nội dung. + Giá trị hiện thực + Giá trị nhân đạo (giá trị tư tưởng) * Giá trị nghệ thuật. + Cốt truyện + Kết cấu truyện + Nghệ thuật tạo tình huống + Nghệ thuật xây dựng nhân vật Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Đề 4: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” (Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”) Suy nghĩ về ý kiến trên qua truyện ngắn Làng của Kim Lân.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_nang_cao_hoc_ki_ii_chuyen.pdf