Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Dành cho học sinh TB, Yếu) - Tuần 24 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Võ Quốc Thanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Dành cho học sinh TB, Yếu) - Tuần 24 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Võ Quốc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Dành cho học sinh TB, Yếu) - Tuần 24 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Võ Quốc Thanh

Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Luyện tập Lập dàn ý: " tinh thần tự học" 1. Mở bài Giới thiệu phương pháp tự học là một trong những con đường học tập hiệu quả, ngoài phương pháp nghe giảng. 2. Thân bài ∗ Giải thích khái niệm: - Tự học nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn. - Tự học là việc tự tiếp nhận kiến thức, xử lí thông tin, tiếp thu tri thức ∗ Chứng minh: Thực tế có nhiều tấm gương tự học, làm nên đại sự: Mạc Đĩnh Chi tự học đỗ Trạng Nguyên, Bác Hồ tự học văn hóa, tự học ngoại ngữ ∗ Phản biện: Những kẻ lười học, xem việc là khổ sở, bắt buộc nên chán học, lười học ∗ Bình luận: + Việc tự học ở nhà của học sinh chủ yếu: soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới + Người học lên kế hoạch cho mình thời gian, địa điểm, nội dung học + Tự học giúp học sinh có thể tự trải nghiệm, tự khám phá kiến thức và chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức + Tự học là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc khoa học + Học sinh có biện pháp tự học có thể làm chủ chính bản thân mình 3. Kết bài - Tinh thần tự học giúp nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập III. Bài tập vận dụng Viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 10 đến 15 dòng ), trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng thanh niên ngày nay có thói quen ỷ lại người khác trong học tập và trong công việc. C. TIẾNG VIỆT I. Các em đọc và nghiêm cứu kĩ phần NGỮ LIỆU . II. Hướng dẫn học bài 1. Thế nào là lên kết? 2. Có mấy loại lên kết. III. Bài tập vận dụng (các em làm bài tập phần luyện tập). Các em costheer làm thêm các bài tập sau: Bài tập củng cố: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với dân, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi. Ngày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hòa, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ.” (Hồ Chí Minh) Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình → Tác dụng : Tạo sự trùng điệp, tiếp nối, không gian trở nên rộng lớn hơn, tình cảm của em bé dành cho mẹ từ đó mà bao la hơn bao giờ hết b. Nếu như không có phần thứ hai thì bài thơ trở nên mất đi nhịp điệu, sự hô ứng cũng như thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Câu 2 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): - Dòng thơ “Con hỏi : ...” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. - Em bé chưa từ chối ngay vì em bé còn tò mò, còn ham chơi, còn băn khoăn. Nhưng khi biết được cuộc chơi của mình không có mẹ, em bé liền từ chối ngay. Câu 3 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): - Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” : đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, vui đùa với thiên nhiên rực rỡ sắc màu, đó là những trò chơi vô cùng thú vị - Cuộc vui chơi của em bé với mẹ: Mẹ trở thành trăng, thành bến bờ kì lạ, trở thành người bạn thiên nhiên của em bé. Cuộc vui cũng diễn ra từ sáng cho đến chiều muộn, trong sự quấn quýt và tình yêu thương của mẹ. → Qua đó cho thấy tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt. Câu 4 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, gắn bó: Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời... Đó là những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, với thế giới cổ tích. Những hình ảnh đó còn ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ, sự cám dỗ xung quanh cuộc sống. Câu 5 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi...ở chốn nào”: Câu thơ cho thấy sự rộng lớn bao la của tình mẹ. Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử. Câu 6 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm : - Tình mẫu tử thiêng liêng có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời. Nó là điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống - Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này. Chính con người tạo ra thiên đường trên mặt đất, tự mình làm ra hạnh phúc của chính mình - Sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh cho sự sáng tạo. Ôn tập về thơ Câu 1 (trang 89 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Số Tên bài thơ – Tác Năm sáng Nội dung Nghệ thuật TT giả tác và thể loại 1 Đồng chí – Chính 1948 - tự Tình đồng chí đẹp của những Hình ảnh, ngôn ngữ Hữu do người lính cùng cảnh ngộ, giản dị, chân thật, cô cùng lí tưởng đọng và biểu cảm 2 Bài thơ về tiểu đội 1969 - tự Hình ảnh chiếc xe trong bão Hình ảnh hiện thực sinh xe không kính – do đạn và người lính lái xe hiên động, giọng điệu khỏe Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình Câu 2 (trang 89 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử: - 1945-1954: Đồng chí - 1954-1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò. - 1964-1975: Bài thơ vể tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu. Các tác phẩm đã thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ gian khổ, trường kì, vẻ vang: Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ - Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người: Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Con cò - Tình yêu quê hương đất nước - Tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu thương nhớ và biết ơn Bác - Tình cảm mẹ con cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng, bền chặt Câu 3 (trang 90 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Điểm chung - Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, cao cả - Sử dụng lời hát ru, lời của con nói với mẹ Điểm riêng - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Sự thống nhất gắn bó tình yêu thường con với tình yêu nước, trung thành với cách mạng của người mẹ Tà-ôi. - Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru phát triển ca ngợi tình mẹ con, ý nghĩa lời hát ru với cuộc sống - Mây và sóng: Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé. Câu 4 (trang 90 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hình ảnh người lính và tình đồng đội - Tình đồng chí đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo - Tinh thần lạc quan, bình tĩnh tư thế hiên ngang, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc - Tâm sự của người lính sau chiến tranh: gợi nhớ kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, đồng đội Câu 5 (trang 90 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ - Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạn, nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khỏe khoắn. - Đồng chí: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo - Ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả. Lời tự tình độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: Ánh trăng im phăng phắc - Con cò: Bút pháp dân tộc hiện đại, Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời ru thành biểu tượng cho tình mẹ con và ý nghĩa của khúc hát ru. - Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực, lãng mạn, chất Huế đậm đà. Câu 6 (trang 90 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân tích khổ 4,5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình Câu 5 (trang 93 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): - (a): Các câu có hàm ý mời mọc: + "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc." + "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Các câu có hàm ý từ chối: + "Mẹ mình đang đợi ở nhà" + "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?" (b): Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn: + Có ai muốn chơi cùng bọn tớ không đấy? + Chơi với bọn tớ rất tuyệt! Tuần 27 Soạn bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng I. Khái niệm văn bản nhật dụng Câu 1 (trang 94 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Văn bản nhật dụng không phải là kiểu văn bản. Trong chương trình đã học 6 phương thức biểu đạt, ứng với sáu kiểu văn bản là: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến trên báo chí, các phương tiện truyền thông hằng ngày. Ví dụ như tệ nạn xã hội, các quyền trẻ em, vấn đề môi trường, Văn bản nhật dụng do đó bao gồm nhiều kiểu văn bản, nhiều thể loại khác nhau: truyện, kí, thơ, văn nghị luận. II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học Lớp 6 Tên văn bản Tác giả Nội dung Hình thức thể hiện Cầu Long Biên – chứng Thuý Lan Di tích lịch sử Tự sự, miêu tả và nhân lịch sử biểu cảm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn Quan hệ giữa thiên nhiên và Nghị luận và biểu con người cảm Động Phong Nha Trần Danh lam thắng cảnh Thuyết minh và miêu Hoàng tả Lớp 7 Tên văn bản Tác giả Nội dung Hình thức thể hiện Cổng trường mở ra Lí Lan Giáo dục Tự sự và biểu cảm Mẹ tôi Ét-môn-đô đơ A- Vai trò của người Tự sự mi-xi phụ nữ Cuộc chia tay của những con Khánh Hoài Mái ấm gia đình Tự sự và miêu tả búp bê Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện ngắn Bến quê in trong truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu 2. Tóm tắt Nhĩ - nhân vật chính của truyện từng đi khắp mọi nơi trên Trái đất, cuối đời lại bị cột chặt trên giường bệnh vì căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự dịch chuyển đến vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê cạnh cửa sổ. Vào buổi sáng mùa thu ấy, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và quyến rũ của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà mình mà anh chưa một lần đặt chân tới. Cũng đến lúc nằm liệt giường, anh nhận sự chăm sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh khao khát được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông, nhưng không thể. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình mơ ước ấy nhưng cậu ta không hiểu ý bố, đã sa vào đám chơi phá cờ thế ven đường và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lí của đời người. Khi con đò sắp chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tâm lực đu mình ra ngòi cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát- y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó. 3. Giá trị nội dung - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương 4. Giá trị nghệ thuật - Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh mang tính biểu tượng. Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 (trang 109 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái ... nhìn ta như vậy Câu 2 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): "Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Kết thúc truyện là một cảm xúc lâng lâng khó tả, những dư vị về niềm thương, nỗi xót xa cứ trở đi trở lại trong lòng người đọc. Dường như, chỉ khi trải qua những sóng gió của cuộc đời con người ta mới cảm nhận hết tình cảm thân thương, sự hi sinh tần tảo của người vợ. Chỉ khi đôi chân không còn đi được nữa, con người ta mới có cơ hội lặng ngắm những điều giản dị, thân thương nhất trong cuộc đời mình. Đọc "Bến quê", ta không khỏi suy ngẫm về cuộc đời, về những hạnh phúc giản dị quanh ta, mà có đôi lúc, ta đã chợt lãng quên. II. Liên kết câu và liên kết đoạn Câu 1 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): a. Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối b. Cô bé – cô bé: thuộc phép lặp; cô bé – Nó: thuộc phép thế c. Thế thuộc phép thế Câu 2 (trang 110 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình - Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt trong toàn bài thơ, bếp lửa và bà luôn ở bên cạnh cháu. ⇒ Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ trong những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, mà bếp lửa luôn ở cạnh bên, luôn đem đến cho con người ta một tình cảm ấm áp nhất, đi suốt cuộc đời cháu và sẽ mãi là niềm tin , là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời cháu - người bà thân yêu. KB: Khẳng định lại vấn đề “bếp lửa sưởi ấm một đời” con người. Tuần 29 Những ngôi sao xa xôi Bố cục - Phần 1: từ đầu... ngôi sao trên mũ : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô. - Phần 2: tiếp ... chị Thao bảo: Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc. - Phần 3: còn lại: Niềm vui của ba người trước cơn mưa rào đột ngột Tóm tắt Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho, chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom và phá bom. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ vẫn làm với trách nhiệm cao cả và với một niềm say mê. Sau những lúc phá bom nguy hiểm và căng thẳng, họ trở lại cuộc sống hồn nhiên, mộng mơ, yêu đời và lạc quan trong hang đất tối tăm, ẩm ướt. Nho bị thương trong một lần phá bom và nhận được sự quan tâm chăm sóc của Phương Định và chị Thao. Soạn bài Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): - Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho, chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom và phá bom. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ vẫn làm với trách nhiệm cao cả và với một niềm say mê. Sau những lúc phá bom nguy hiểm và căng thẳng, họ trở lại cuộc sống hồn nhiên, mộng mơ, yêu đời và lạc quan trong hang đất tối tăm, ẩm ướt. Nho bị thương trong một lần phá bom và nhận được sự quan tâm chăm sóc của Phương Định và chị Thao. - Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định, một cô gái trong tổ trinh sát - Nhân vật người kể chuyện này có vai trò tường thuật chi tiết, chân thực những khó khăn, nguy hiểm và tình đồng đội sự lạc quan của những cô gái phá bom. Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): - Nét chung của ba cô gái: còn trẻ, nhưng đã biết gánh lấy trách nhiệm, yêu nước và sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì cách mạng. Họ là những cô gái dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên. - Nét riêng : + Phương Định : cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, say mê ca hát. + Nho: ngây thơ, nhưng hết sức gan dạ, dù bị thương cũng không kêu la, không muốn đồng đội lo lắng cho mình. + Chị Thao : tổ trưởng, từng trải, cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị sợ máu, yêu thích ca hát mặc dù chị hát không hay. Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tâm lí nhân vật Phương Định : - Ở đầu truyện: là một cô gái khá, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, yêu thích bản thân mình, “không săn sóc, vồn vã” khi được các anh pháo thủ và lái xe hỏi thăm. Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): - Danh từ có thể đứng sau: những, các, một, ... - Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa, ... - Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá, ... Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): a. tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ. b. lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ. c. băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ. II. Các từ loại khác Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Số từ Đại từ Lượng Chỉ Phó từ Quan hệ Trợ từ Tình thái Thán từ từ từ từ từ - ba - tôi - những - ấy - đã - ở - chỉ - hả - trời ơi - - bao - đâu - mới - của - cả năm nhiêu - đã - nhưng - - bao giờ - - như ngay - bấy giờ đang - chỉ Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Các tình thái từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,... B. Cụm từ Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Trung tâm của các cụm danh từ in đậm : a. ảnh hưởng quốc tế ; nhân cách ; lối sống. Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một. b. ngày khởi nghĩa. Dấu hiệu là đứng sau lượng từ những. c. tiếng cười nói. Dấu hiệu là có thể thêm những vào trước. Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Phần trung tâm của các cụm từ in đậm : a. đến ; chạy ; ôm. Dấu hiệu là đứng sau phó từ đã, sẽ, sẽ. b. lên (cải chính). Dấu hiệu là đứng sau phó từ vừa. Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi phạm quy định an về toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng...). Ngoài các phần theo quy định của một biên bản, ở phần nội dung biên bản phải nêu rõ được lí do xử phạt, mức độ xử phạt. Biên bản dạng này phải có tính công khai (được đọc lên và yêu cầu đối tượng vi phạm kí nhận). TUẦN 31 Ôn tập truyện lớp 9 ngắn nhất Bản 1/ Soạn bài: Ôn tập truyện lớp 9 (cực ngắn) Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Stt Tên tác Tác giả Nước Năm sáng Tóm tắt nội dung phẩm tác 1 Làng Kim Lân Việt 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi Nam tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhiều nông dân. 2 Lặng lẽ Nguyễn Việt 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư Sapa Thành Nam mới ra trường với người thanh niên làm việc Long một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc Nguyễn Việt 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con lược ngà Quang Nam Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở Sáng khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. 4 Cố Lỗ Tấn Trung Trong tập Trong chuyến về thăm quê, nhân vật “tôi” đã hương Quốc “Gào thét chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn 1923’ của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân và cả xã hội. 5 Những Mácxim Nga Trích tiểu Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà đứa trẻ Gorơki thuyết nghèo Aliosa với những đứa trẻ con viên sĩ “Thời thơ quan sống thiếu tình thương bên hàng xóm. ấu” (1913- Qua đó khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong 1914) sáng của trẻ em, bất chấp những cản trở của Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình phong (Những ngôi sao xa xôi). Sau đây là những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật - Ông Hai: tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước. - Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc, có suy nghĩ và tâm hồn đẹp. - Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. - Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. - Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan, có tình đồng đội gắn bó. Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích nhân vật Phương Định Đoạn văn tham khảo: Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một nữ chiến sĩ mang vẻ đẹp và phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: anh dũng, can đảm và hồn nhiên. Phương Định cùng Nho, Thao thuộc tổ trinh sát mặt đường. Họ sống trên một cao điểm của một vùng trọng điểm trên tuyế đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của các cô gái đòi hỏi sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Qua lời giới thiệu của bản thân, Phương Định là một cô gái Hà Nội. Cô vào chiến trường đã ba năm. Về ngoại hình, cô là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm. Cô có một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và có đôi mắt nhìn xa xăm. Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào. Trong Phương Định hội tụ nhiều phẩm chất anh hùng. Thứ nhất cô là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy phá bom là một công việc nguy hiểm nhưng cô luôn hoàn thành một cách xuất sắc. Thứ hai, cô là một người gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh. Đặc biệt trong một lần phá bom, ban đầu cô thấy rất căng thẳng, hồi hộp nhưng với lòng tự trọng của mình cô đã bình tĩnh phá được bom. Không những vậy, Phương Định còn là một cô gái hồn nhiên, có tâm hồn lạc quan, yêu đời và có tình đồng đội thân thiết. Trong một lần Nho bị thương, cô chăm sóc Nho và hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao. Khi cơn mưa đá ập đến cô vô cùng thích thú và nhớ về kỉ niệm thành phố mộng mơ. Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Các tác phẩm truyện lớp 9 được trần thuật theo các ngôi kể : - Ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”): Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ → Biểu lộ sâu sắc cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật xưng “tôi” và điểm nhìn của nhân vật về sự việc nhân vật khác. - Ngôi kể thứ ba : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Bố của Xi-mông. Câu 6 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những truyện có tình huống truyện đặc sắc: - Làng: ông Hai rất yêu làng của mình nhưng nghe tin làng mình theo giặc. - Lặng lẽ Sa Pa: cuộc gặp gỡ tình cờ rất đơn giản nhưng để lại ấn tượng sâu sắc. - Chiếc lược ngà: hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu lại không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt. - Bến quê: Nhân vật Nhĩ vào cuối đời bị bó buộc trên giường bệnh mới nhận ra giá trị và vẻ đẹp bình dị quanh mình. Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) ngắn nhất Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com Đề cương tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình b lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn- phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn xtôi cho nhân loại c Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm d Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác... mang trong lòng. e Anh Anh thứ sáu và cũng tên Sáu. Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu đặc biệt trong các câu: a. - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ... b. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! c. - Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. - Hoa trong công viên. - Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. - Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...s - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. II.Câu ghép Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm câu ghép. a. Anh gửi vào tác phẩm là thưchung quanh. b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. c. Ông lão vừa nóihả hê cả lòng. d. Con nhàkì lạ. e. Để người con gái khỏi trở lạicô gái. Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép ở Câu 1: a + c. Quan hệ bổ sung. b + d. Quan hệ nguyên nhân – kết quả. e. Quan hệ mục đích – điều kiện. Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): a. quan hệ tương phản. b. quan hệ bổ sung. c. quan hệ điều kiện – giả thiết. Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): a. - Nguyên nhân: vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. - Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho không bị sập. b. -Tương phản: Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập. - Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy (mặc dù) quả bom nổ khá gần. III.Biến đổi câu Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu rút gọn trong đoạn trích: Giáo viên phụ trách thầy Võ Quốc Thanh, địa chỉ gmail: voquocthanh48@gmail.com
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_danh_cho_hoc_sinh_tb_yeu_t.pdf