Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)
+ Các đoạn văn phải phục vụ chung chủ đề của văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề). + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (liên kết lô-gic). - Về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết như sau: + Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. + Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dung thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. + Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. 4. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạ trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Ví dụ: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. ("Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng) => Câu chứa hàm ý: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! => Hàm ý: Chỉ sự tiếc rẻ của anh thanh niên. II. VĂN BẢN 1. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải 1.1. Nội dung và nghệ thuật: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm. Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ. điệp ngữ, 1.2. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ đầu. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào? Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ,... 2.2. Phân tích hình ảnh "hàng tre" ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác". Hàng tre là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa ẩn dụ. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 2.3. Phân tích hai câu thơ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ. Bác như một vầng thái dương sáng ngời, chiếu rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ. Bác là người đã dẫn dắt con đường cách mạng cho toàn thể dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác là một mặt trời vẫn luôn ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những người con Việt Nam. 2.4. Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ. Thể thơ tám chữ và nhịp thơ chậm rãi diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Giọng thơ vừa trang nghiêm sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin, niềm tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Ngôn ngữ thơ trong sáng. Hình ảnh trong thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. 3. Sang thu – Hữu Thỉnh 3.1. Nội dung và nghệ thuật: Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. 3.2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc gian thu. Sự cảm nhận tinh tế được thể hiện trong những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nữa mình... Đó chính là sự bâng khuân xôn xao của tâm hồn trong thời khắc chuyển biến của đất trời. 3.3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng cuối "Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi". Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được tác giả thể hiện đặc sắc qua hình ảnh: "Có đám mây mùa hạ - Vắt nữa mình sang thu". Đây là một liên tưởng thú vị. Mùa hạ, mùa thu hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu vắt qua. Nhịp cầu thật duyên a. Mở bài Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận...). Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, câu chuyện,...). Chuyển ý. b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng) - Giải thích vấn đề (hoăc tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa câu chuyện). - Chứng minh sự đúng đắn (hoặc sai trái của vấn đề). - Nhận định, đánh giá vấn đề (Biểu dương thái độ đúng hoặc lên án phế phán thái độ sai trái). c. Kết bài Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu). Rút ra bài học và liên hệ bản thân. 3. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Thường có các nội dung sau: Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ. Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,). Dẫn bài thơ, đoạn thơ. b. Thân bài - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Bình luận về vị trí bài thơ, đoạn thơ. c. Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 4. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,). Dẫn nội dung nghị luận. b. Thân bài - Ý khái quát: tóm tắt tác phẩm. - Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. - Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. c. Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo). 5. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học a. Mở bài: Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. b. Thân bài - Giải thích ý kiến. - Khẳng định ý nghĩa sâu sắc, tính đúng đắn (hoặc sai trái) của ý kiến. Triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định. - Bàn bạc, mở rộng, đánh giá về nhận định, ý kiến ấy. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. ========================= HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1 (3 điểm) Học sinh thực hiện như đề cương. Câu 2 (3 điểm) - Học sinh thực hiện như bài nghị luận xã hội tư tưởng đạo lý: Tình thương cho và nhận. - Có thể tham khảo như sau: Sự quan tâm, chia sẻ nhau trong cuộc sống, tình người thương yêu giữa người với người...là những tình cảm đẹp đẽ của con người, là sự gắn kết của những trái tim. Tình yêu mang yêu thương, hạnh phúc đến cho mọi người, là thứ cùng với thời gian sẽ không bao giờ mất. Đó là những lối sống đẹp trong cuộc đời. Vậy vì sao trong cuộc sống ta cần sống đẹp? Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tình yêu thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý nhất trong cuộc sống con người. Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình yêu thương để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp, hạnh phúc hơn. Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm thật chân thành thì bạn cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó. Quả thật như vậy, sống đẹp là lối sống mà mỗi chúng ta cần phát huy và nhân rộng. Tình yêu thương và sự quan tâm chia sẻ nhau trong cuộc sống là biểu hiện một nhân cách tốt, một lối sống cao đẹp. Không một ai có thể sống trên đời mà thiếu tình yêu thương, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác. Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận mất đi cơ hội để rèn luyện, thiếu đi kỹ năng sống, không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này. Xã hội ta không bao giờ thiếu, thậm trí rất nhiều và rất nhiều người luôn sống hết mình vì người khác, sống đẹp, sống cống hiến, biết bao người luôn ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước. Đó là những gương sống đáng để ta học tập và noi gương. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một bộ phận không nhỏ thanh niên chỉ biết đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”, “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vì những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ, bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ. Nói tóm lại, sống đẹp biết yêu thương, chia sẻ nhau trong cuộc sống là điều bổ ích, là sức mạnh giúp mỗi con người chúng ta gắn kết và gần gũi nhau hơn. Không một ai có thể sống trên đời mà thiếu tình yêu thương. Cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình yêu thương để làm cho cuộc sống của những người xung quanh và của mình ấm áp, hạnh phúc hơn: “Nếu là con chim chiếc lá – Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh – Lẽ nào vay mà không có trả - Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”. Câu 3 (4 điểm) đang ngày đêm âm thầm công hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc. Đó chính là ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng và vẻ đẹp con người lao động bình thường. “Lặng lẽ Sa Pa” là bài ca ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lao động. Anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét là một trong những nhân vật góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm. Nổi bật ở họ chính là vẻ đẹp tâm hồn. Họ yêu công việc đến say mê, sẵn sàng hi sinh cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc riêng tư vì công việc. Lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đời, không một chút đòi hỏi cho riêng mình. Vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Khiêm tốn, tự cho rằng những việc làm của mình là nhỏ bé, không đáng kể. Không những thế, “Lặng lẽ Sa Pa” còn nêu bật ý nghĩa cao quý của những công việc lao động thầm lặng. Đó là những con người hiện lên cũng rất đẹp mà tiêu biểu trong số đó là nhân vật anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơnlà thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. Không những thế, “Lặng lẽ Sa Pa” còn nêu bật ý nghĩa cao quý của những công việc lao động thầm lặng. Đó là những con người hiện lên cũng rất đẹp mà tiêu biểu trong số đó là nhân vật anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơnlà thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. Anh thanh niên cũng là người rất đẹp về tính cách. Anh là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng. Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng. Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp. Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần. Không những thế anh còn là người chân thành, cởi mở và giàu lòng hiếu khách. Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc UBND HUYỆN CẦN GIỜ KỲ THI TUYỂN SINH 10 - NĂM HỌC: 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS AN THỚI MÔN: NGỮ VĂN ĐÔNG THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT Câu 1 (3 điểm). Đọc các đoạn văn bên dưới và hoàn thành các yêu cầu: [I] Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! [II] Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc. a. Các đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Nội dung ý nghĩa của các đoạn văn trên (0.5 điểm). b. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật dùng trong các đoạn văn trên (0.75 điểm). c. Chỉ ra và phân tích phép liên kết, thành phần biệt lập dùng trong đoạn văn [II] (0.75 điểm). d. Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lời di chúc của Bác thể hiện qua các đoạn văn trên (1 điểm). Câu 2 (3 điểm) Thông điệp của bức ảnh trên là gì? Câu 3 (4 điểm). Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu có viết: "Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?" (Tố Hữu). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1 (3 điểm) Thực hiện như đề cương ôn tập. Câu 2 (3 điểm) - Thực hiện một bài văn nghị luận xã hội tự tưởng đạo lý: Nghị lực sống. - Có thể tham khảo như sau: Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Cố gắng lên đừng bao giờ gục ngã Dù cuộc đời lắm bão táp phong ba Hãy vững tin mà bước lên phía trước Đừng bao giờ lùi bước lại phía sau”. Vậy chúng ta hiểu vấn đề trên như thế nào? Khó khăn thử thách là cơ hội giúp ta có kinh nghiệm, có kỹ năng vượt qua những chông gai để đạt được những thành công. Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống. Vì thế ta không nên dựa dẫm vào người khác mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình. Quả thật như vậy, vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng đắn. Khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai. Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế ta mới đạt được thành công. Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công. Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận mất đi cơ hội để rèn luyện, thiếu đi kỹ năng sống, không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này. Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng đạt được những thành công mà thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong những tấm gương tiêu biểu. Đó là những tấm gương đáng để chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay còn nhiều bạn trẻ sống thiếu niềm tin, không có ý thức nghị lực tự vươn lên trong cuộc sống trong học tập. Họ hay thường có thái độ ỷ lại. Đó là những cách sống đáng bị chê trách. Bên cạnh đó cũng có những người có lòng tốt, muốn giúp đỡ người khác nhưng hời hợt, lại đặt tình thương và sự quan tâm ấy không đúng lúc, đúng chỗ nên gây ra những hậu quả đáng tiếc cũng cần phải rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Nói tóm lại, sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội để đạt được những thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc trước những khó khăn thử thách mà phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình. Chúng ta không được ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau. Câu 3 (4 điểm) - Học sinh chọn 1 trong 2 đề. “Lẽ nào cho vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình.” Điệp ngữ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục “đi lên phía trước”. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước: “Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế” Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc. 3. Kết bài Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn những những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trí vĩnh hằng. Đề 2: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” - (T.Sêkhốp). Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Chứng minh bằng các tác phẩm văn học . 1. Mở bài 2. Thân bài Người nghệ sĩ chân chính là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, son sắt thủy chung, hết mực hiếu thảo với cha mẹ. Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" là người tận tụy trong công việc, âm thầm lao động để cống hiến tất cả những gì tốt đẹp cho cuộc đời... Và qua các tác phẩm văn học, nhà văn còn thể hiện những ước mơ, khát khao hạnh phúc, khát vọng vươn lên của họ. Các tác giả miêu tả, thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông, bằng tình cảm yêu thương, xót xa, bênh vực. Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều. T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn. Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ của con người. Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Do đó, phải xuất phát từ tình cảm chân thực. Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo. Về phía người tiếp nhận: cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành. 3. Kết bài Nói tóm lại, với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn. Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T.Sêkhôp hoàn toàn đúng đắn. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời. Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời. ============================ Đề tham khảo: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (sách giáo khoa Ngữ văn 9- tập 1). 1. Mở bài Nguyễn Thành Long là một nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của ông gây được ấn tượng lâu dài và sâu đậm. "Lặng lè Sa Pa" được viết sau chuyên nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc. Tác phẩm đã làm rõ được nhận định: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. 2. Thân bài Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống, có ích cho con người. "Xứ sở của cái đẹp” là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, gợi những rung cảm thẩm mĩ, làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành của cuộc đời. Niềm vui của nhà văn chân nồng nhiệt, ân cần chu đáo. Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí. Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...). Bên cạnh đó ta còn bắt gặp những con người rất đẹp khác. Ông họa sĩ vẫn miệt mài đi tìm và nhân vật những nét đẹp của cuộc đời qua những bức kí họa của mình. Cô kĩ sư dám bỏ lại sau lưng tất cả để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Bác lái xe rất yêu công việc. Suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét. Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngày khác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phận cho hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. 3. Kết bài Lặng lẽ Sapa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và hành động lạ lùng, không có những gay go, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật là hạnh phúc. Đọc Lặng lẽ Sapa, điệp khúc ấy vang mãi trong hồn ta. =============================== Đề: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên? Công cha nghĩa mẹ là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta Bàn về vấn đề này Bersot nói: "Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Vậy chúng ta hiểu vấn đề trên như thế nào? Tình cảm, công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn bờ bến, là đại dương bao la, là núi ngất trời không gì so sánh được. Bổn phận của con cái là phải thương yêu, kính trọng thờ kính cha mẹ trọn đời. Đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta. Quả thật như vậy, vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng đắn. Cha mẹ là người sinh ra ta. Hơn chín tháng cưu mang là công lao trời biển Cha mẹ là người không quản ngại khó khắn, gian khổ nuôi dưỡng ta khôn lớn... Cha mẹ là người dạy dỗ ta thành người, truyền dạy ta những bài học làm người Cha mẹ là trái tim tràn đầy ấm
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc