Đề cương ôn tập lần 1 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 3 đến 5 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập lần 1 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 3 đến 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập lần 1 học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 3 đến 5 (Có đáp án)
lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. 6. Vì sao nói việc "Chiếu dời đô" ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ sức sánh ngang hàng với phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyên vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường. 7. Em có nhận xét gì về tâm sự, thái độ của tác giả qua bài "Chiếu dời đô"? Bài chiếu đã chứng tỏ tầm nhìn xa rộng vừa hợp với mệnh trời vừa hợp với lòng dân của một đấng minh quân. "Chiếu dời đô" đã thể hiện sự trăn trở, lo lắng cho vận mệnh lâu dài của đất nước, trách nhiệm cao cả, lòng thương yêu nhân dân thường trực trong lòng người đứng đầu một đất nước. 8. Nội dung và nghệ thuật “Tức cảnh Pác Bó” “Tức cảnh pác bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha chút vui đùa,cho thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng dầy gian khổ ở Pac Bó.Với người, làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là niềm vui lớn. 9.Nhận xét về giọng điệu của bài thơ. Tâm trạng của bác ở Pác Bó biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước. B.TIẾNG VIỆT Câu 2 (1 điểm). Em hãy viết đoạn văn 8 đến 10 (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu trần thuật. CÁC ĐOẠN VĂN THAM KHẢO Đoạn văn 1: (1)Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. (2)Bà như một bà tiên hiền hậu. (3)Đôi mắt nâu đen, hóm hỉnh. (4)Tuy đã lớn tuổi nhưng giọng bà còn dõng dạc, dáng đi vẫn thanh thoát. (5)Chính bà thường xuyên nhắc nhở em cố gắng học tập. (6)Bà ơi, cháu yêu bà biết mấy! (7)Nếu ngày nào đó bà đi xa, có lẽ cháu sẽ buồn lắm. (8)Cháu nguyện luôn học thật giỏi để không phụ lòng bà. - Câu trần thuật: Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. - Câu cảm thán: Bà ơi, cháu yêu bà biết mấy! Đoạn văn 2: (1)Người luôn quan tâm, dìu dắt em chính là mẹ. (2)Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng đối với em mẹ vẫn còn trẻ đẹp lắm. (3)Đôi mắt lúc nào cũng long lanh như hai giọt sương mai. (4)Đôi tay mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn vì tần tảo việc gia đình. (5)Mẹ nấu ăn thật khéo. (6)Mọi công việc trong gia đình mẹ đều lo toan chu đáo. (7)Hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí em. (8)Tình mẹ thật bao la và rộng lớn. (9)Con yêu mẹ nhiều lắm! (10)Mẹ mãi là nơi ấp áp của tâm hồn con! - Câu trần thuật: Đôi mắt lúc nào cũng long lanh như hai giọt sương mai. - Câu cảm thán: Con yêu mẹ nhiều lắm! ============================ C.TẬP LÀM VĂN: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5-VĂN THUYẾT MINH ĐỀ 1:Giới thiệu một loài hoa(hoa mai, hoa đào...)Hoặc một loài cây( cây chuối ,cấy tre...) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1.Mở bài:Giới thiệu về cây tre VN:Đây là loài cây truyền thống của dân tộc. 2.Thân bài:-Nêu cấu tạo ,đặc điểm của cây tre gồm những phần nào? -Công dụng của cây tre Cây tre có cấu tạo rất đơn giản nhưng lại có rất nhiều công dụng,là một phần không thể thiếu đối với người nông dân VN.Khi dân ta còn ngèo chưa thể là nhà gạch nhà ngói thì cây tre dùng làm vách ,lợp mái che mưa che nắng cho cả gia đình.Ngoài ra tre còn dùng làm nghề thủ công ,đan lát,trở thành những chiếc rổ chiếc nia hết sức tiện dụng sinh hoạt trong gia đình.Tre còn dùng làm cán cuốc, cán cày, một nắng hai sương với người nông dân.Tre còn dùng làm những món đồ chơi trẻ em,những điếu cày làm bạn với các cụ già.Tre đã trở thành người bạn thân thiết với người nông dân từ thời xa xưa đến nay Trong chiến tranh tre là vũ khí hết sức lợi hại .Tre giữ làng ,giữ nước giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre với tính chất dẻo dai mà vô cùng cứng rắn đã trở thành vũ khí hết sức lợi hại của nhân dân ta.Trong truyền thuyết Thánh Giong1 ta cũng thấy được sự kiên cường bất khuất của tre hay trong lịch sử chống giặt Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã dùng tre để đóng cọc lợi dụng sức nước của thủy triều mà làm cho giặt phải bại trận .Đó là minh chứng hết sức rõ ràng cụ thể và vai trò của cây tre đã góp phần đánh bại quân thù Ngoài ra tre còn mang giá trị biểu trưng hết sức tự hào ,tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp của dân tộc VN.Tre luôn mọc thẳng,đứng thành từng lũy chứ không bao giờ đứng một mình.Đó là tinh thần đoàn kết,đồng lòng,là truyền thống quý báo của dan tộc ta.Tre rất dẻo dai,dể sống đó là biểu tượng bất khuất của con người VN dù bị bao sương gió nhọc nhằn,áp bức nhưng vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn.Thế mới nói,nhắc đến cây tre là nhắc đến con người VN,dân tộc VN. Cây tre là biểu tượng của của dân tộc VN.dù trải qua bao nhiêu thời gian nhưng hình ảnh cây tre luôn vĩnh hằng mãi mãi là tài sản vô giá của dân tộc VN.Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc Con không chê cha mẹ khó,chó không chê chủ nghèo.Chó luon bên ta lúc phú quý hay lúc bần hàn,khi khỏe mạnh hay lúc ốm đau.Chung luon là người bận trung thành và thân thiết.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_lan_1_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_ii_tuan_3_den.docx