Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Con cò - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến

ppt 24 Trang tailieuhocsinh 113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Con cò - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Con cò - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Con cò - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Xuyến
 CON CÒ 
 -Chế Lan Viên – 
 (Tự học có hướng dẫn) 
 Trường THCS Tam Thôn Hiệp
 GV: Nguyễn Thị Kim Xuyến 
 Thứ 6, ngày 17, tháng 4, năm 2020 Văn bản Con cß
 ChÕ Lan Viªn
 CON CÒ
 (Chế Lan Viên)
 (Tự học có hướng dẫn) + Trước CMT8 1945, CLV là một trong những nhà thơ nổi tiếng của 
phong trào Thơ Mới với tập thơ Điêu tàn khi mới 17 tuổi . Hoài Thanh 
đã từng nhận xét về tập thơ : “ Giữa đồng bằng văn học VN, tập thơ 
Điêu tàn đột ngột xuất hiện như một niềm kinh dị”
Sau CMT8, CLV đã trở thành một trong những lá cờ đầu của thi ca 
cách mạng .
+ Phong cách thơ suy tưởng triết lý,đậm chất trí tuệ và có nhiều sáng 
tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ.
Các tác phẩm chính : Các tập thơ như : Điêu tàn (1937), Gửi các 
anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường- Chim 
báo bão (1967).... Tiết 112 : Văn bản : CON CÒ
 (Chế Lan Viên) 
 * Bố cục :
 - Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời 
 ru đến với tuổi thơ. ? Bao trùm lên bài thơ là hình 
 - Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tượng nào. Hình tượng ấy được 
 tiềm thức của tuổi thơ và theo diễn tả qua mấy đoạn, nêu nội 
 cùng con trên mọi chặng đường dung từng đoạn?
 đời.
 - Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy 
 ngẫm và triết lí về ý nghĩa của 
 lời ru và lòng mẹ đối với cuộc 
 đời mỗi người. 
 - Đọc và nêu bố cục của bài thơ ? Tú Xương ở cuối TK 19 có bài thơ :
 Thương Vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không! II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ. ( đoạn 1)
 “Con cò ăn đêm
 Con cò xa tổ
 Cò gặp cành mềm
 Cò sợ xáo măng”
 -> Nghệ thuật ẩn dụ: cò là tượng 
 trưng cho người phụ nữ, người 
 mẹ nhọc nhằn, lam lũ.
? Những câu thơ trên gợi cho em liên
 tưởng đến ai? Nghệ thuật được
 sử dụng ở đây là gì? II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ ( đoạn 1)
 Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi! chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
 Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
-> Điệp từ, điệp kiểu câu,giọng thơ thiết tha, 
nhẹ nhàng, êm ái.
=> Tình mẹ thiết tha, luôn vỗ về, giữ yên 
giấc ngủ và bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
 - Trong đoạn thơ thứ nhất, hình ảnh
 người mẹ hiện lên qua những câu
 thơ nào? Tác giả sử dụng các biện pháp
 nghệ thuật nào ? Qua đó ta thấy hình ảnh
 người mẹ hiện lên ra sao ? II. Tìm hiểu văn bản.
2. Hình ảnh con cò cùng con trên mọi chặng đường đời. ( đoạn 2)
*Khi đến trường:
“Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh của cò bay theo gót đôi chân”
 => Cò – người mẹ quan tâm, 
 chăm sóc, dìu bước con đi.
- Đọc đoạn 2. Tìm những câu thơ có hình ảnh con cò trong chặng đường đời
 và nêu cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong những chặng đường đó? II. Tìm hiểu văn bản.
3. Suy ngẫm và triết lý từ hình ảnh con cò ( đoạn 3)
 “Dù ở gần con,
 Dù ở xa con,
 Lên rừng xuống bể, 
 Cò sẽ tìm con.
 Cò mãi yêu con.
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ, 
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
 →Điệp từ, điệp kiểu câu, cặp từ trái nghĩa, câu 
 khẳng định.
 => Tượng trưng cho người mẹ luôn bên con, 
 làm chỗ dựa vững chắc cho con suốt cuộc đời.
 - Đọc- Xácđoạn định 3. Ở các đoạn biện thơ pháp này nghệ hình thuật ảnh đượccon cò sử hiệndụng ratrong qua đoạn những thơ chi trên? tiết nào?
? Qua hình tượng con cò trong đoạn thơ tác giả muốn thể hiện điều gì? III. Tổng kết
1. Nội dung: 
- Ngợi ca tình mẹ.
- Ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.
2. Nghệ thuật
- Vận dụng sáng tạo ca dao
- Mang âm hưởng lời ru, giàu suy ngẫm triết lý.
- Thể thơ tự do, nhiều điệp ngữ.
- Hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng tưởng tượng.
 - Nghệ- Nêu thuật nội đặc dung sắc củacủa bàibài thơthơ ?là gì ? IV. Luyện tập 
1. Hai bài thơ hát ru mang hai tên khác nhau (“Con cò” và “Khúc hát ru những em bé lớn 
trên lưng mẹ”) của hai tác giả ra đời ở hai thời điểm khác nhau, nhưng đều có chung ý nghĩa 
nào? Hãy chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ ?
2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng"
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.
Con chưa biết con cò,con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
(Tr.45, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo Dục)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Con chưa biết con 
cò, con vạc – Con chưa biết những cành mềm mẹ hát”
c. Trong đoạn thơ, các câu thơ “Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm - Cò sợ xáo 
măng” đã được tác giả vận dụng từ câu ca dao nào, hãy ghi lại câu ca dao đó.
3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ “ Con cò” ? ( Khoảng một trang 
giấy ) 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_con_co_nam_hoc_2019_2020_nguyen.ppt