31 Đề ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 29 Trang tailieuhocsinh 116
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "31 Đề ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 31 Đề ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)

31 Đề ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)
 - Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức 
các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo.
 - Lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, 
chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
 c. Nêu nội dung của văn bản (1 điểm).
 Trình bày những nội dung cụ thể trong văn bản của Thủ tướng Chính phủ trả 
lời chất vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc về vấn đề giáo 
dục về biển đảo. Khẳng định giáo dục về biển đảo là nội dung rất quan trọng trong 
cả chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện hành lẫn chương trình 
giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về ý nghĩa của vấn đề giáo dục về biển đảo cho 
thanh thiếu niên (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Hiện nay, vấn đề giáo dục về biển đảo cho thanh thiếu niên là rất quan trọng. 
Giúp họ có thêm những hiểu biết rất cần thiết về lịch sử hình thành, tranh đấu để 
giữ gìn biển đảo nói riêng và công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc nói 
chung. Tăng cường ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ. Nói 
tóm lại, vấn đề giáo dục về biển đảo cho thanh thiếu niên là hết sức cần thiết.
 ===========================
ĐỀ 2
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ 
bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng 
nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới. 
Người phóng sinh theo đó sẽ được hưởng phước lành vì đó là một hành vi thiện 
nguyện, hướng về điều tốt lành. Có lẽ người thả chim phóng sinh ai cũng có chung 
một ước nguyện là “cầu phúc”. Có người trước khi thả còn quỳ xuống xì xụp khấn 
vái cầu xin cho gia đạo được bình yên vô sự... Mặc dù ở một vài nơi, chính quyền 
địa phương đã có thông báo cấm bày bán các loại chim phóng sinh nhưng nhiều 
người vẫn lén lút, tấp nập mua bán, nhất là vào những ngày lễ vía. Tại các sân chùa 
hoặc khu hành hương, nơi nào không có bảo vệ họ xách lồng bày bán công khai, 
chim cắn mổ nhau kêu la tíu tít. Nơi nào có bảng cấm họ mời khách đến điểm hẹn, 
cũng có người ngụy trang bằng cách ngụy trang, nhốt chim trong từng túi lưới, con 
nào con nấy đuối sức, thả ra loạng choạng rồi rơi xuống đất làm mồi ngon cho lũ 
mèo. Ở đời, hễ bề mặt càng lớn thì bề trái càng to. Càng đông người thả thì càng 
đông người bẫy chim, càng đông người săn lùng khiến cho các loài chim nhỏ bé 
như manh manh, vồng vộc, áo già, cú lý, lá rụng, chim sắt... không còn chốn dung 
thân. Xem ra, người mua chim phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách 
nhau có một đường ranh thiện và ác.
 (“Phóng sanh cầu phúc đầu năm: thiện - ác rất gần” – Hoài Vũ
 Theo Báo Tuổi trẻ)
 a. Xác định hai từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong văn bản (0.5 
điểm).
 2 đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian,... việc không quản 
lý quỹ thời gian mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào 
cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ 
chần chừ ngày này sang ngày khác (). Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh 
thần của chính bản thân (). Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ 
những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản 
thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều 
mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?
 (Lần lữa – “căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ)
 a. Xác định hai phép liên kết được sử dụng trong các câu in đậm (0.5 điểm).
 - Phép lặp: người trẻ, căn bệnh.
 - Phép thế: này - “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. 
 b. Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ hiện nay nảy 
sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? (0.5 điểm)
 Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ hiện nay nảy sinh “căn 
bệnh” lần lữa rất khó chữa là vì ý chí và tinh thần của chính bản thân họ chưa đủ 
mạnh mẽ, chưa thật sự nghiêm túc với bản thân và còn nuông chiều cảm xúc của 
mình.
 c. Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa: “sẵn sàng nghiêm túc với bản 
thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ“tự làm hại bản thân, tự tước bỏ 
cơ hội quí giá”? (1 điểm).
 Việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ 
khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ cơ hội quí giá” là vì cơ hội rất hiếm 
có, hơn thế thời đại hiện nay luôn yêu cầu sự năng động, khả năng cập nhật liên tục 
để thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp mà nắm bắt được thời cơ. Một khi chưa chiến 
thắng được bản thân thì khó lòng chiến thắng được hoàn cảnh, sẽ còn gặp nhiều trở 
ngại trên con đường đi đến thành công.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về những biện pháp khắc phục “căn bệnh” lần 
lữa đã nêu (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 “Căn bệnh” lần lữa” là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Khắc 
phục “căn bệnh” lần lữa cần có những biện pháp hiệu quả. Tham gia những 
chương trình tập huấn, những khóa đào tạo về kĩ năng mềm như sắp xếp công việc, 
quản lí thời gian, Tìm môi trường học tập và làm việc thích hợp, xung quanh là 
người trẻ năng động và trải nghiệm đủ lâu với môi trường đó. Hoàn thiện bản thân 
bằng sự năng động, tính cách quyết đoán cũng như tạo thói quen “việc hôm nay 
chớ để ngày mai”. Nói tóm lại, để khắc phục “căn bệnh” lần lữa bản thân mỗi 
người cần có ý thức và trách nhiệm cao trong mọi công việc.
 ========================
ĐỀ 4
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình 
trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những 
con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một 
bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo 
 4 lịch nào cũng nằm lòng để giới thiệu với du khách. Trừ một việc rất xấu hổ, đó là 
khi khách nước ngoài chiêm ngưỡng Tháp Bút ở khoảng cách gần. Bốn mặt tháp 
đá, phủ kín những dòng lưu bút; nội dung đa dạng, từ tên tuổi, địa chỉ, số điện 
thoại, cho đến thề non hẹn biển, quyết chí thành công, cầu mong đỗ đạt, hoặc đơn 
giản là “Tôi đã đến đây!”. Đấy chỉ là một ví dụ tiêu biểu. Bất kỳ người Việt Nam 
nào cũng có thể kể ra dẫn chứng của việc “đánh dấu lãnh thổ” theo những cách 
kinh khủng mà đồng bào mình thực hiện trên các di tích, các công trình nổi tiếng từ 
Nam chí Bắc. Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự mỉa mai. Các bậc trí 
giả xưa, dù đã để lại bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu văn bia cổ tự, vẫn còn mang 
tham vọng “Viết lên trời xanh” để tỏ chí lưu danh cùng trời đất. Ngày nay, chỗ đó 
thành địa điểm để thể hiện một chí lưu danh mới, của một thế hệ được cho là có 
học hơn.
 (Trích “Lưu danh” – Gia Hiền)
 a. Xác định hàm ý của câu văn “Ngày nay, chỗ đó thành địa điểm để thể 
hiện một chí lưu danh mới, của một thế hệ được cho là có học hơn” (0.5 điểm).
 Hàm ý của câu văn: mỉa mai, phê phán những người trẻ tuổi có học hành 
nhưng lại hành xử thiếu văn hóa, vô ý thức.
 b.Vì sao tác giả cho rằng “Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự 
mỉa mai”? (0.5 điểm)
 Nguyên nhân tác giả cho rằng “Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một 
sự mỉa mai” là đặt bên cạnh khát vọng lưu danh tốt đẹp của tiền nhân là hành động 
“lưu danh” vô ý thức của con người hiện đại.
 c. Nêu nội dung của văn bản trên (1 điểm).
 Nội dung của văn bản trên là tác giả thuật lại việc ghi dấu vô ý thức ở Tháp 
bút (Hà Nội) và các di tích khác với hàm ý phê phán, lên án. Qua đó, tác giả nêu 
lên quan điểm: hành động “lưu danh” tệ hại này trong thời đại công nghệ để lại hệ 
quả rất tai hại.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về những việc cần làm để chấm dứt tình trạng 
“đánh dấu lãnh thổ” theo những cách kinh khủng trên các di tích, các công trình 
nổi tiếng (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu).
 Hành động “đánh dấu lãnh thổ” tại những nơi công cộng, nơi linh thiêng là 
những hành động tệ hại, xấu xa cần bị mỉa mi, lên án và chấm dứt. Để chấm dứt 
tình trạng trên chúng ta cần đặt máy quay, cử người bảo vệ để ngăn chặn kịp thời 
hoạt động phá hoại di tích, thắng cảnh. Xử phạt thật nặng những cá nhân phá hoại 
di tích, thắng cảnh, tạo danh sách đen để cảnh báo trên phạm vi cả nước. Đẩy mạnh 
giáo dục ý thức bảo vệ thắng cảnh, bảo tồn di tich1trong chương trình phổ thong 
các cấp. Nói tóm lại hành động “đánh dấu lãnh thổ” như trên là hành động đàng bị 
lên án và loại trừ.
 ======================
ĐỀ 6
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ và một lượng fan hâm mộ đông đảo, 
nhưng Hoài Linh vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị, chân quê của mình ngày nào. 
Một đặc điểm nổi bật của Hoài Linh là thích mặc áo thun, quần vải, đội mũ 
 6 Trung Quốc với 167 siêu máy tính được xác định vượt qua Mỹ - 165 chiếc. Trong 
khi “người thường” còn ngơ ngác chưa hiểu siêu máy tính dùng để làm gì, Trung 
Quốc tiếp tục công bố hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên 
văn lớn nhất thế giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận 
các dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất. 
 Vốn có định kiến với các mặt hàng thứ cấp “made in China”, dân ta không ít 
người vội vàng dè bỉu “báu gì mấy thứ nhất thế giới”, “chắc cũng chỉ như bánh 
chưng to nhất thế giới của ta thôi”. Những người biết võ vẽ thì dễ dàng tặc lưỡi 
rằng với một đất nước đã xây được cả Vạn Lý Trường Thành việc gì họ chẳng làm 
được - như thể đó là chuyện đương nhiên. Chỉ có số ít là ngỡ ngàng thực sự trước 
những thành tựu này.
 Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hình dung được siêu máy tính và siêu 
kính thiên văn dùng để làm gì, thì tôi tin khi mới được phôi thai, đây có thể cũng là 
một ý tưởng bị coi là “lãng mạn”. Trung Quốc đã biến sự lãng mạn này thành hiện 
thực. Điều nghịch lý là trong khi dè bỉu những mặt hàng kém chất lượng của nước 
láng giềng, dân ta dường như lại cũng mặc định rằng, họ là nước lớn, đương nhiên 
sẽ làm được những thứ lớn lao. Tôi thì lại nghĩ, họ làm được những thứ lớn lao vì 
họ có những giấc mơ lớn. Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn 
nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách ước mơ.
 (Trung Quốc, quen hay lạ - Nguyễn Thành Nam)
 a. Xác định hai thuật ngữ dùng trong văn bản (0.5 điểm).
 Xác định hai thuật ngữ dùng trong văn bản: siêu máy tính, kính thiên văn.
 b. Tác giả đã “ngỡ ngàng thật sự” trước những thành tựu nào của Trung 
Quốc? (0.5 điểm)
 Tác giả đã “ngỡ ngàng thật sự” trước những thành tựu sau của Trung Quốc: 
Tạo ra chiếc máy tính có thể thực hiện 93 triệu tỷ phép tính một giây; có số lượng 
siêu máy tính nhiều hơn Mĩ; hoàn thành công đoạn cuối để tạo nên chiếc kính thiên 
văn lớn nhất thế giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận 
các dấu hiệu sự sống ngoài Trái Đất.
 c. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, 
nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách 
ước mơ” (1 điểm).
 Nguyên nhân tác giả lại cho rằng: “Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, 
nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ”: Không như định kiến của 
chúng ta về hàng hóa Trung Quốc, quốc gia này đủ khả năng tạo nên những sản 
phẩm công nghệ cao, thực hiện những công trình vĩ đại; sự vĩ đại của đất nước này 
chính là những ước mơ to lớn chứ không phải ở diện tích, vị thế quốc tế.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về ý kiến sau “Con người sẽ làm được nhiều điều 
phi thường nếu có ước mơ lớn” (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu).
 Trong cuộc sống, con người sẽ làm được nhiều điều phi thường nếu có 
những ước mơ lớn. Quan điểm trên đã nhấn mạnh giá trị của ước mơ chính là 
nguồn gốc cho việc thực hiện được, sáng tạo nên bao điều lớn lao, ý nghĩa. Quả 
thật như vậy, ước mơ đem lại cho chúng ta hi vọng mãnh liệt vào tương lai, nó 
truyền cảm hứng để ta lao động, học tập, sáng taọ từng ngày. Sức mạnh của ước 
 8 bá ẩm thực. Tổ chức tốt những cuộc thi ẩm thực Việt Nam mang tính quốc tế, 
những hoạt động giao lưu văn hóa ở trong nước và nước ngoài. Biến ẩm thực Việt 
Nam thành một thương hiệu, tận dụng những nét độc đáo cũng như điều chỉnh cho 
phù hợp với đặc trưng của từng quốc gia để làm mới sản phẩm, mở rộng thị 
trường. Nói tóm lại, quảng bá ẩm thực Việt Nam là vấn đề quan trọng cần được 
quan tâm.
 ======================
ĐỀ 9
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Khi Nielsen công bố người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới theo số liệu 
khảo sát mới nhất, tôi đã đắn đo và cân nhắc bởi vì không phải cứ đi vay nợ là 
xấu, ngược lại không hẳn cứ tiết kiệm được thật nhiều đã là tốt. Người tiết 
kiệm được nhiều tiền nhất chưa hẳn đã là người có thể quản lý tốt được tài 
chính của mình một cách hiệu quả nhất. Tiết kiệm quá mức bằng cách chắt chiu, 
không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống thì nên 
gọi hà tiện. Hà tiện không những không tiết kiệm, mà lại còn gây lãng phí trong 
một số trường hợp như ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro trong an toàn lao động, 
đánh mất cơ hội phát triển cho bản thân và các mối quan hệ... “Tiết kiệm” - bản 
chất của nó đã là một hành vi tích cực và chủ động, nhưng cần được cụ thể và thiết 
thực nhằm đảm bảo các nhu cầu cần thiết để sống, tồn tại và phát triển. Về vấn đề 
quản lý tiền bạc cá nhân, việc tiết kiệm nên được lên kế hoạch thực hiện, đặt ra 
mục tiêu số tiền cần đạt được và cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh tế chi 
tiêu của bạn; mục đích sẽ dùng số tiền tiết kiệm đó vào việc gì, có phù hợp với sở 
thích nguyện vọng và hoàn cảnh của bạn hay không. Thay vì được đánh giá là 
người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới, tôi sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người 
Việt Nam có các thứ hạng cao trên thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách 
hiệu quả.
 (“Tiết kiệm nhất thế giới” - Nguyễn Hoàng Khánh Tiên)
 a. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm (0.5 điểm).
 Phép lặp: tiết kiệm.
 b. Theo tác giả, sự khác nhau của hà tiện và tiết kiệm là gì? (0.5 điểm)
 Sự khác nhau của hà tiện và tiết kiệm: Tiết kiệm là lên kế hoạch thực hiện, 
đặt ra mục tiêu số tiền cần đạt, cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh tế chi tiêu 
và mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm đó. Hà tiện là tiết kiệm quá mức bằng cách 
chắt chiu, không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các nhu cầu tối thiểu của cuộc 
sống.
 c. Vì sao tác giả “sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các 
thứ hạng cao trên thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả” (1 
điểm).
 Tác giả “sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các thứ hạng 
cao trên thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả” vì: Số tiền khảo 
sát mới nhất của Nielsen công bố người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới có thể 
hiểu chưa đúng về tiết kiệm và hà tiện. Nếu người Việt Nam có các thứ hang5cao 
 10 Tác giả dẫn phát ngôn của tình nguyện viên người Mĩ theo cách dẫn trực 
tiếp.
 b. Tình nguyện viên người Mĩ đã giúp cho những trẻ em nghèo nhận ra điều 
gì qua những lời đề nghị của anh? (0.5 điểm)
 Tình nguyện viên người Mĩ đã giúp cho những trẻ em nghèo nhận ra những 
điều sau qua những lời đề nghị của anh: Không được dùng sự nghèo đói của mình 
để mưu sinh. Phải làm thì mới được hưởng, không thể ý lại.
 c. Xác định nội dung của văn bản (1 điểm).
 Nội dung của văn bản: Thuật lại câu chuyện từ chuyến đi làm từ thiện và 
nêu lên một bài học ý nghĩa mà người viết thu được từ chuyến đi ấy. Bày tỏ thái độ 
trân trọng, ngợi ca cách ứng xử đúng đắn và sâu sắc của tình nguyện viên người 
Mĩ. 
 d. Nêu ý kiến của bản thân về ý nghĩa của những việc làm từ thiện “có lí trí” 
(Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Trong cuộc sống, làm từ thiện "có lí trí" luôn mang lại an vui và góp phần 
giảm thiểu những khó khăn trong đời sống. Tuy nhiên giúp người cần phải chú ý 
nhiều mặt chứ không đơn giản chỉ xuất phát từ tình thương. Cần quan tâm đến 
cách làm từ thiện, đối tượng thật sự cần được giúp đỡ và mục đích của việc từ 
thiện. Xã hội rất nhiều kẻ trục lợi từ việc từ thiện, kiếm sống bằng cách lợi dụng 
lòng tốt của người khác nên càng cần cẩn trọng. Nói tóm lại, làm từ thiện là tốt 
nhưng cần "có lí trí".
 ======================
ĐỀ 11
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Hơn 50 năm trước, sau khi kiến tạo nền độc lập của Singapore, ông Lý 
Quang Diệu nhận định rằng đất nước này cần có một hình ảnh đặc biệt. Ông chọn 
Xanh và Sạch. Singapore phải trở thành quốc gia Xanh và Sạch nhất thế giới. Vì 
thế ông Lý phát động phong trào trồng cây. Phát động trồng cây là việc nhiều 
người ở nhiều nơi đã làm, vấn đề là cái cây đầu tiên ông Lý trồng ở Singapore là 
một cây mempat (cratoxylum formosum). Nước ta cũng có cây này, gọi là cây 
thành ngạnh.
 Cây thành ngạnh chịu được điều kiện thổ nhưỡng tồi tệ nhất, sức sống rất 
mạnh, nhưng gốc có nhiều gai nhọn và gỗ thì dễ mục. Ngoài ra, nhựa và hoa cây 
này thu hút rất nhiều côn trùng. Nghĩa là về cơ bản, mempat không phải là loại cây 
phù hợp trồng trong đô thị lâu dài, bất lợi nhiều lẽ, có khi còn bất lợi hơn giống xà 
cừ ở Hà Nội. Khi đến vườn quốc gia Chư Mo Ray tỉnh Kon Tum cách đây vài 
năm, tôi đã chứng kiến lực lượng kiểm lâm vất vả chặt bỏ nhiều hecta một loại cây 
có hoa rất thơm, vì chúng ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều thực vật quý 
khác. Đó là loài thành ngạnh hoa đỏ. Còn cây mà ông Lý Quang Diệu trồng là 
thành ngạnh vàng. Trồng một cây thành ngạnh, có vẻ lựa chọn đầu tiên về cây đô 
thị của ông Lý Quang Diệu đã không chuẩn xác. Hay nói đúng hơn là không chuẩn 
xác với một Singapore như ngày hôm nay.
 Sau này, khi đất nước phát triển, người Singapore không trồng cây thành 
ngạnh nữa. 50 năm trước ông Lý Quang Diệu có thể đã trồng nhầm một loại cây, 
 12 Thái độ cần có của mỗi người khi “đối diện với cuộc đời với muôn ngàn 
đúng sai, phức tạp”: không được cố chấp, không được chủ quan trước đúng sai của 
người khác và của chính mình.
 c. Vì sao tác giả cho rằng: “Có những điều bây giờ chúng ta cho là đúng 
nhưng một thời gian sau, khi nhìn lại, chúng ta thấy điều đó không còn đúng 
nữa”? (1 điểm).
 Nguyên nhân tác giả cho rằng: “Có những điều bây giờ chúng ta cho là 
đúng nhưng một thời gian sau, khi nhìn lại, chúng ta thấy điều đó không còn đúng 
nữa”: Đánh giá đúng sai chỉ là tương đối trong cuộc sống vốn nhiều phức tạp. Mọi 
thứ thay đổi từng giờ từng ngày, quan niệm của con người cũng thay đổi tương 
ứng để phù hợp với sự chuyển biến ấy.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về tác hại của việc “quá tin vào ý kiến chủ quan 
của mình để luôn phản bác người khác”. (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 
điểm).
 Trong cuộc sống, tự tin vào chính ý của mình là điều cần thiết. Nhưng “quá 
tin vào ý kiến chủ quan của mình để luôn phản bác người khác” đôi khi lại có 
nhiều tác hại. Vì như thế là hoàn toàn không nắm được quy luật của cuộc sống: 
không có điều gì là tuyệt đối, kể cả đánh giá đúng, sai với bất cứ thứ gì đó. Nó tạo 
nên tính cố chấp, đánh giá chủ quan trước đúng sai của người khác. Nó gây ngộ 
nhận cho bản thân về hiểu biết, đánh giá của chính mình. Nói tóm lại, “quá tin vào 
ý kiến chủ quan của mình để luôn phản bác người khác” là không cần thiết.
 ======================
ĐỀ 13
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1) Trên đời này, có hai kiểu hối hận. Là hối hận vì tiếc nuối đã không thử 
làm điều mình muốn và hối tiếc buồn khổ vì dù đã lấy hết dung khí để bắt tay vào 
làm nhưng kết quả lại không như mong đợi.Kiểu nào tệ hơn? Đương nhiên là hối 
hận vì chưa một lần thử làm rối. Bởi niềm hối tiếc đó sẽ theo bạn đến cùng, 
không cách nào nuôi ngoai. Ngược lại, chỉ cần trước hết bạn cứ cố gắng thử làm 
một lần thôi, có thể bạn sẽ thất vọng vì kết quả không được tốt nhưng dần dần, bạn 
có thể quên nỗi thất vọng đó và lại tìm thấy những mục tiêu thử thách mới. Thêm 
vào đó, việc “phạm sai lầm” ấy, dưới hình thức nào đó, sẽ giúp chúng ta nhận thức 
ra vấn đề và thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước them một bước.
 (2) Bạn hãy thử mở ngăn kéo lòng mình. Bên trong đó có những gì? Những 
giấc mọng thanh xuân chất chồng lần lửa vẫn còn trong đó chứ? Những giấc mơ đó 
vẫn chưa nguôi lạnh, phải không? Bây giờ, bạn hãy lấy ra. Hãy giũ bụi, tưới nước, 
thắp lửa, để hơi ấm trở lại với giấc mơ mà bấy lâu vẫn ngủ yên trong bạn.
 a. Xác định phép liên kết được sử dụng trong những câu in đậm (0.5 điểm).
 Phép nối: Bởi.
 b. Vì sao “hối hận vì tiếc nuối đã không thử làm điều mình muốn” là tệ hơn? 
(0.5 điểm)
 Nguyên nhân “hối hận vì tiếc nuối đã không thử làm điều mình muốn” là tệ 
hơn vì niềm hối hận đó kéo dài, khó nguôi ngoai vì hối tiếc, bỏ lỡ cơ hội được thử 
thách.
 14 d. Nêu ý kiến của bản thân về việc làm thế nào để rèn luyện được “những kĩ 
năng cơ bản để sống còn trong nền văn hóa” (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 
điểm).
 Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản: nói và viết đúng tiệng Việt, sử dụng ngoại 
ngữ, vi tính. Học tập nhóm kĩ năng phần mềm: kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ 
năng làm việc nhóm, kĩ năng chấp nhận sự khác biệt. Rèn luyện kĩ năng qua học 
tập trên lớp, các chuyến dã ngoại, sinh hoạt ngoại khóa,
 ======================
ĐỀ 15
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Sau trận đấu với Uzbekistan, mặc dù mọi người rất buồn vì kết quả không 
như ý, nhưng khi vào phòng thay đồ, huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn ôm hôn 
các cầu thủ. Sauk khi bắt tay các cầu thủ thi đấu chính, ông ngoắc tay tôi đi theo. 
Lần nà, ông hướng đến các cầu thủ dự bị. Ông lần lượt ông ôm lấy Thái Quí, Văn 
Hoàng, Trọng Đại, Ngọc Tuấn, Ngọc Quang rồi nói: “Xin lỗi vì lần này tôi đã 
khôn trao cơ hội cho em, hãy cho tôi cơ hội lần sau nhé”.
 Tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên, có lẽ những cầu thủ “đóng thế” kia cũng 
không nghĩ rằng người đứng đầu Ủ lại quan tâm đến họ hơn cả. Ông hiểu khát 
khao thi đấu của họ, ông vẫn cần họ cho tương lai và tâm lí không được vào sân 
phút nào ở một giải đấu quan trọng là tiếc nuối như thế nào. Chỉ hành động ôm hôn 
của ông cũng chứng tỏ rằng với ông, tình cảm dành cho cầu thủ nào cũng như nhau 
cả. Với huấn luyện viên Park Hang Seo, tất cả đều là tài sản quí và ho5d9ang1 
được yêu quí như nhau, ông không bao giờ ưu ái riêng hay đề cao một cá nhân nào 
đó. Ông chú trọng chủ nghĩa nhân hòa và đề cao tính tập thể hơn vai trò của một cá 
nhân.
 (Trích “Phong cách quản trị Park Hang Seo” – Trần Huy Khoa)
 a. Tìm lời dẫn có trong văn bản và cho biết nó dẫn theo cách nào (0.5 điểm).
 Lời dẫn trực tiếp: “Xin lỗi vì lần này tôi đã khôn trao cơ hội cho em, hãy cho 
tôi cơ hội lần sau nhé”.
 b.Vì sao huấn luyện viên Park Hang Seo lại quan tâm đến các cầu thủ dự bị 
và nói lời “xin lỗi” với họ? (0.5 điểm)
 Nguyên nhân huấn luyện viên Park Hang Seo lại quan tâm đến các cầu thủ 
dự bị và nói lời “xin lỗi” với họ là vì ông vẫn cần họ qua những giải đấu trong 
tương lai. Ông hiểu khát khao thi đấu của họ và biết tâm lí không vào sân một phút 
nào ở một giải đấu quan trọng là tiếc nuối như thế nào.
 c. Nêu nội dung của văn bản trên (1 điểm).
 Nội dung của văn bản trên: Tác giả thuật lại câu chuyện gây ngạc nhiên với 
bản thân sau trận đấu với Uberkistan huấn luyện viên Park Hang Seo lần lượt ôm 
các cầu thủ dự bị và nói lời xin lỗi họ. Qua sự việc trên, tác giả đã ca ngợi huấn 
luyện viên Park Hang Seo là người tâm lí cũng như chú trọng chủ nghĩa nhân hòa 
và đề cao tinh thần tập thể.
 d. Từ câu cuối của văn bản, en hãy nêu ý kiến của bản thân về về mối quan 
hệ giữa cá nhân và tập thể (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 16 Nguyên nhân tác giả lại đề nghị du học sinh Việt Nam cần “làm quen với 
văn hóa xếp hàng, nói "cảm ơn", "xin lỗi", văn hóa đúng giờ và luôn giữ thái độ 
lịch thiệp khi giao tiếp” là vì đây là những ứng xử văn hóa tối thiểu phải đảm bảo; 
góp phần giữ gìn thể diện quốc gia khi đi ra nước ngoài.
 d. Nêu quan điểm của bản thân về ý kiến sau: “Nói quá nhiều, đưa ra quá 
nhiều ý kiến cá nhân sẽ không nhận được cảm tình của mọi người” (Trả lời trong 
khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Trong cuộc sống, chúng ta không nên quá tự cao, tự đại mà bất chấp quan 
điểm, ý kiến của người khác. Đây là quan điểm đúng vì con người cần hành động, 
việc làm cụ thể hơn lời nói. Người đưa ra quá nhiều quan điểm cá nhân đồng nghĩa 
với việc quá tự tin về bản thân, thậm chí bất chấp ý kiến của người khác. Điều này 
cho thấy họ có xu hướng đánh giá thấp người khác, có thái độ tự cao, gây khó chịu 
cho tập thể.Trong làm việc nhóm cần có thái độ dung hòa chứ không nên chỉ biết 
thể hiện và quan tâm đến bản thân. Nói tóm lại, nói quá nhiều, đưa ra quá nhiều ý 
kiến cá nhân có thể sẽ không nhận được cảm tình của mọi người.
 ======================
ĐỀ 17
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Nhà khí tượng học Edward Norton Lorenzđã đưa ra lí thuyết về hiệu ứng 
cánh bướm: “Một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể tạo nên một cơn bão 
lớn ở Texas. Cái đập cánh của con bướm tuy nhỏ nhưng nó đã tác động dây chuyền 
đến các động năng khác đáng kể hơn, nên có thể tạo nên hiệu ứng rất lớn. Theo 
nguyên tắc đó, dĩ nhiên, một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt lại nó. Không ai 
có thể ngờ rằng mọi hành vi của mình đều có thể tạo nên những hiệu ứng vĩ đại 
cho kẻ khác và đáng sợ hơn là chính nó sẽ trả lại ta bằng một hiệu ứng lớn hơn gấp 
bội. []. Cho nên, ta phải hết sức cẩn thận và phải có ý thức trách nhiệm trước khi 
đưa ra lời phán xét có tính chất quyết định tương lai hay số phận của người khác.
 (Trích “Hiểu về trái tim” – Minh Niệm)
 a. Chỉ ra hai thuật ngữ được sử dụng trong đoạn trích (0.5 điểm).
 Hai thuật ngữ được sử dụng trong đoạn trích: hiệu ứng cách bướm, động 
năng.
 b.Người viết đã dẫn hiệu ứng cánh bướm để cảnh báo về một thói quen xấu 
nào thường có ở con người? (0.5 điểm)
 Người viết đã dẫn hiệu ứng cánh bướm để cảnh báo về một thói quen xấu 
nào thường có ở con người đó là hay vội vàng đưa ra lời phán xét không tốt cho 
người khác.
 c. Nêu nội dung của văn bản (1 điểm).
 Nội dung của văn bản: Tác giả giới thiệu hiện tượng hiệu ứng cánh bướm để 
khơi gợi về thói quen xấu vội vàng đưa ra lới phán xét không tốt cho người khác 
của mỗi người. Từ đó tác giả cảnh báo lời phán xét có tính chất quyết định tương 
lai hay số phận của người khác cần cẩn trọng và có trách nhiệm khi nói ra vì có thể 
nó sẽ tạo nên những tác động tiêu cực cho cả người khác, đáng sợ hơn là chính nó 
sẽ trả lại ta bằng một tác động ngược lớn hơn gấp bội.
 18 Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. 
Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào 
hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có. Không còn 
thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Hệ thống máy tính 
không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay 
thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống 
loa sân bay cũng đã bị tấn công. Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn 
loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả 
mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày 
thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không. 
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin 
tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc 
tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng 
đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
 Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ 
nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng. Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn 
công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, 
vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính 
hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp 
của mình. Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô 
tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con 
người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại. Và đám đông tôi nhìn thấy, cho 
dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn 
công dân tộc này.
 (“Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” – Hoàng Minh Trí)
 a. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm (0.5 điểm).
 Phép lặp: chuyến bay.
 b. Vì sao tác giả lại cho rằng sự trật tự ở sân bay sau hành vi tấn công hệ 
thống an ninh sân bay của những kẻ phá hoại là “đáng ngạc nhiên”? (0.5 điểm)
 Tác giả cho rằng sự trật tự ở sân bay sau hành vi tấn công hệ thống an ninh 
sân bay của những kẻ phá hoại là “đáng ngạc nhiên” vì bình thường chỉ một sự 
cố nhỏ ở sân bay cũng sẽ có những lời trách cứ, những sự rối loạn nhất định.
 c. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự 
và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc 
này”? (1 điểm).
 Nguyên nhân tác giả lại cho rằng: “Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất 
trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công 
dân tộc này” vì đây là hình ảnh thu nhỏ của một quốc gia luôn có tinh thần 
đoàn kết rất cao mỗi khi dân tộc gặp thử thách. Đó cũng là cội nguồn làm nên 
sức mạnh diệu kì có thể đánh bại bất kì kẻ thù xâm lược nào.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về đức tính tốt đẹp mà người Việt đã bộc lộ sau 
hành vi tấn công hệ thống an ninh sân bay của kẻ phá hoại (Trả lời trong khoảng 3 
đến 5 câu) (1 điểm).
 20 Thái độ của người mẹ trước và sau khi đưa con về quê chơi có những 
chuyển biến khác nhau. Trước khi đưa con về quê người mẹ hài lòng, yên tâm về 
kết quả học tập của con, cho rằng thế là đủ. Sauk hi đưa con về quê người mẹ giật 
mình nhận ra con quá chú trọng vào việc học mà thiếu nhiều kiến thức thực tế và kĩ 
năng sống.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về một số giải pháp để rèn luyện kĩ năng sống 
cho trẻ em (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ em là điều hết sức cần thiết. Cha mẹ không 
nên yêu cầu con học giỏi toàn diện các môn. Người lớn cần giúp trẻ sắp xếp hợp lí 
giữa việc học hành và vui chơi, làm việc nhà. Gia đình nên cho trẻ cơ hội rèn luyện 
kĩ năng mềm trong cuộc sống bằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, các 
lớp kĩ năng sống. Nói tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ trong cuộc sống ngày 
nay là rất cần thiết.
 ======================
ĐỀ 21
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1)Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. (2)Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, 
rơi mà như nhảy nhót. (3)Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi mọc lả xuống mặt 
ao. (4)Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. (5)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, 
âu yếm đón lấy những giọt những giọt mưa ấm áp trong lành. (6)Đất trời lại dịu 
mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (7)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng 
cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (8)Và cây trả nghĩa cho mưa 
bằng cả mùa hoa hoa thơm trái ngọt.
 a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
 Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
 b. Chỉ ra các từ láy dùng trong đoạn văn trên .
 Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, xám xịt...
 c. Phân tích các phép tu từ sử dụng trong đoạn văn trên.
 Biện pháp nghệ thuật so sánh: ... rơi mà như nhảy nhót. Biện pháp nghệ 
thuật nhân hóa: Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức thậy, âu yếm đón lấy những giọt 
những giọt mưa ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho 
cây cỏ. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa hoa thơm trái ngọt. Với biện 
pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm cho cảnh vật khi mưa mùa xuân hiện lên 
gợi hình, gợi cảm, gần gũi với con người. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, quê 
hương đất nước của tác giả.
 d. Chỉ ra các phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn trên. 
 Phép lặp: mưa mùa xuân (câu 7 – câu 1), mưa (câu 2 – câu 8).
 Phép thế: nọ, kia (3) – những hạt mưa... (2), chúng (7) – cây cỏ (6).
 Phép nối: và (câu 8 – câu 7).
 ==========================
ĐỀ 22
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1)Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. (2)Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh 
bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. (3)Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên 
 22 ĐỀ 24
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1)Hình ảnh ông thầy huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang Seo nói 
với học trò Việt: “Chúng ta đã cố gắng hết sức, tại sao phải cúi đầu?”. (2)Sau trận 
thua đội Uzbekistan, để tuột Huy chương Vàng trong giải bóng đá U23 châu Á 
2018, phải nói đó cũng là một lời cảnh tỉnh trong giáo dục. (3)Ngay sau trận thi 
đấu lịch sử với đội tuyển Uzbekistan và để mất cơ hội giành Huy chương Vàng, 
ông Park Hang Seo, huấn luyện viên người Hàn Quốc đã vực tinh thần các học trò 
người Việt: “Chúng ta đã nỗ lực hết sức, tại sao phải cúi đầu? Chúng ta không phải 
cúi đầu”. (4)Trong bối cảnh đó, có thể xem đây là hiệu lệnh: Hãy ngẩng cao đầu!
 a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
 b. Xác định lời dẫn trực tiếp.
 Lời dẫn trực tiếp: “Chúng ta đã cố gắng hết sức, tại sao phải cúi đầu?”. 
“Chúng ta đã nỗ lực hết sức, tại sao phải cúi đầu? Chúng ta không phải cúi đầu”.
 c. Chỉ ra các phép liên kết hình thức có trong đoạn văn trên.
 Phép lặp: huấn luyện viên người Hàn Quốc (3 – 1), Park Hang Seo (3 – 1).
 d. Nêu ý kiến của bản thân về bài học gì từ câu nói của huấn luyện viên Park 
Hang Seo (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Hình ảnh huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang Seo nói với học trò 
Việt: “Chúng ta đã cố gắng hết sức, tại sao phải cúi đầu?” là bài học có ý nghĩa sâu 
sắc với mọi người. Chiến thắng là điều quan trọng nhưng đôi khi đối diện với thất 
bại cũng cần thiết không kém. Thậm chí có lúc thất bại cần thiết hơn nhiều vì nó sẽ 
giúp ta bản lĩnh hơn, tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là chìa khóa của sự 
thành công trong tương lai.
 ==========================
ĐỀ 25
 Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1)Những ngày qua, tình cảm, sự cuồng nhiệt của người hâm mộ dành cho 
các tuyển thủ U23 Việt Nam có thể nói đã đạt đến cảm xúc tột đỉnh. (2)Chưa nói 
đến những chàng trai, cô gái, chưa nói đến những người trong độ tuổi “sung” nhất 
với môn thể thao này, tình cảm, sự ngưỡng mộ không còn giới hạn của tuổi tác, 
giới tính, hoàn cảnh. (3)Trái tim chúng ta hân hoan khi thấy hình ảnh cụ già gần 90 
tuổi cầm chiếc mâm đứng trên lề đường giữa đêm gõ ầm ĩ, hô vang “Việt Nam vô 
địch”; vỡ òa với tiếng khóc như mưa của các trẻ nhỏ khi Việt Nam để tuột Huy 
chương Vàng; trái tim nồng nhiệt giữa trời mưa lạnh, dòng người xếp dài hàng 
chục cây số để chào đón các tuyển thủ trở về (4)Những cảm xúc đó đều là tình 
yêu, là sự chân thành của người hâm hộ dành cho các cầu thủ. (5)Và có lẽ phải nói, 
chưa bao giờ, cảm xúc của người mến mộ được lan tỏa và bày tỏ một cách mãnh 
liệt, chân thành đến vậy.
 a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn (0.5 điểm).
 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
 b. Chỉ ra các phép liên kết hình thức có trong đoạn văn trên (0.5 điểm).
 Phép lặp: ngưới hâm mộ (4 – 1).
 24 a. Tìm và phân tích tác dụng của biệp pháp nghệ thuật dùng trong đoạn văn 
trên.
 Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, 
Quang Trung. Tác dụng: Nhấn mạnh truyền thống yên nước của dân tộc ta qua các 
thời kỳ.
 b. Chỉ ra và phân tích phép liên kết dùng trong đoạn văn trên.
 Phép lặp: Chúng ta (3 – 2).
 Phép thế: các vị anh hùng dân tộc, các vị ấy (3) – Bà Trưng, Bà Triệu, Trần 
Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (2).
 c. Nội dung của đoạn văn trên.
 Chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc vì họ đã dũng 
cảm đấu tranh giữ nước, thể hiện một tinh thần yêu nước nồng hậu.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 
ta và liên hệ đến nhiệm vụ của học sinh ngày nay (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 
câu) (1 điểm).
 Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ già đến trẻ đều sẵn sàng hy 
sinh vì đất nước. Những chàng trai, cô gái mới vừa đôi mươi đã từ bỏ tuổi xuân để 
xông pha trận mạc. Họ là biểu tượng của tinh thần yêu nước thời kỳ kháng chiến. 
Hiện nay, thanh niên chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao ấy của 
các vị anh hùng. Chúng ta phải ra sức học tập và sáng tạo để góp phần xây dựng 
đất nước ngày càng giàu mạnh.
 ==========================
ĐỀ 28
 Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của 
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết 
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó 
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tên tác giả? Phương thức biểu đạt.
 Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả: Hồ Chí Minh. 
 Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
 b. Chỉ ra và phân tích phép liên kết dùng trong đoạn văn trên.
 Phép lặp: Ta (2) – dân ta (1).
 Phép thế: . Đó (2), tinh thần ấy (3), nó (3) – lòng nồng nàn yêu nước (1).
 c. Suy nghĩ của em về ý nghĩa đoạn văn trên.
 Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước ấy càng 
mạnh mẽ khi có giặc ngoại xâm.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 
ta và liên hệ đến nhiệm vụ của học sinh ngày nay (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 
câu) (1 điểm).
 Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ già đến trẻ đều sẵn sàng hy 
sinh vì đất nước. Những chàng trai, cô gái mới vừa đôi mươi đã từ bỏ tuổi xuân để 
xông pha trận mạc. Họ là biểu tượng của tinh thần yêu nước thời kỳ kháng chiến. 
Hiện nay, thanh niên chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao ấy của 
 26 Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười 
ngày nay!
 [II] Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn 
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ 
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh 
dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và 
Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
 a. Chỉ ra và phân tích phép liên kết, thành phần biệt lập dùng trong đoạn văn 
[II].
 Phép lặp: nhất định (3 – 2 – 1), nước ta (5 – 2).
 b. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật dùng trong các 
đoạn văn trên.
 Biện pháp nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ: ‘‘nhất định’’... Tác dụng: nhấn mạnh 
quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ.
 c. Nội dung ý nghĩa của các đoạn văn trên.
 Di chúc của Bác đã vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm 
nay và trong tương lai. Đây là sự phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ 
cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức 
sáng ngời suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người 
chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người. Di chúc đã 
căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta những việc to lớn, hệ trọng, cần làm sau khi đất 
nước thống nhất.
 d. Nêu ý kiến của bản thân về ý nghĩa lời di chúc của Bác qua các đoạn văn 
trên (Trả lời trong khoảng 3 đến 5 câu) (1 điểm).
 Di chúc của Bác là văn kiện có giá trị to lớn đối với quá trình cách mạng và 
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ta trên nhiều phương diện. Về cuộc kháng 
chiến chống Mĩ Bác khẳng định có thể còn kéo dài, có thể phải hy sinh nhiều của, 
nhiều người nhưng nhất định chúng ta sẽ chiến thắng giặc Mỹ. Chúng ta sẽ thống 
nhất đất nước. Quả thật như vậy, sau năm 1975 nước ta đã hoàn toàn thông nhất 
như mong muốn của Bác. Đó chính là giây phút sung sướng và hạnh phúc của dân 
tộc ta. Niềm vui vỡ òa trong ngày ‘‘như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’’.
 ==========================
ĐỀ 31
 Đọc các đoạn văn bên dưới và hoàn thành các yêu cầu: 
 Về việc riêng, suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách 
mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì 
phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
 Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng 
phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
 Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho 
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
 Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu 
thanh niên, nhi đồng quốc tế.
 28

File đính kèm:

  • docx31_de_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx