Kinh nghiệm Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong trường Tiểu học
sẽ đem lại kết quả cao cho nhận thức của học sinh cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển khả năng tư duy, quan sát, thực hành. 3. Đối tượng nghiên cứu: a) Phần mềm hỗ trợ soạn giảng giáo án điện tử PowerPoint. b) Giáo viên, học sinh trường TH Minh Diệu B. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phỏng vấn học sinh sau giờ học sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử. - Phỏng vấn giáo viên sai khi giảng dạy bằng soạn giảng giáo điện tử. - Dự giờ thăm lớp những giờ có sử dụng bài soạn giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống. - Ý kiến phản hồi từ giáo viên. - Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh ở những giờ có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các bộ môn khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Ngoài bộ đồ dùng dạy và học toán chỉ là những con số và các bài toán và những hình vẽ. Thế nhưng, những con số, những bài toán và những hình vẽ nếu đưa lên màn hình lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân sẽ có hiệu quả hơn.Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn toán là cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn: Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đề tài ở trường TH Minh Diệu B. * Thuận lợi: - Nhà trường đã có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu soạn giảng bài giảng điện tử của giáo viên. - Hàng năm nhà trường tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về chuyên đề tin học, trong đó có chuyên đề soạn giảng giáo án điện tử bằng Powerpoint. - Đa số giáo viên đã được đào tạo cơ bản về tin học đáp ứng nhu cầu soạn giảng bài giảng điện tử. - Máy tính ở đơn vị đều có nối mạng internet đảm bảo nhu cầu tìm kiếm thông tin khi cần để hỗ trợ bài giảng. * Khó khăn - Khó khăn nhất đối với giáo viên việc thiết kế giáo án điện tử rất mất nhiều thời gian. Mặc dù được nhà trường tập huấn về chuyên đề soạn giảng giáo án điện tử - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 3.4. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp chúng lại một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 3.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử. Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời.... Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang (slide), hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. 3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. 4. Thiết kế một số bài giảng điện tử bằng PowerPoint: Bài: Từ ngữ về các môn học. Từ chỉ hoạt động. Trong bài này tôi thiết kế trên 9 slide. Sau đây là một số slide chính trong bài học: + Slide thứ nhất tôi thiết kế như trong sách giáo khoa trang 59 để đưa học sinh đến kiến thức của bài. + Slide thứ ba chứa nội dung bài tập 2. Trong bài tập 2 tôi cho học sinh quan sát tranh một số hoạt động của người và tìm từ chỉ hoạt động trong mỗi tranh. + Slide thứ sáu thể hiện bài bài tập 4. + Các slide thứ bảy, thứ tam là phần trò chơi để củng cố về các từ chỉ hoạt động. Trong trò chơi này, tôi cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau đó các em nêu từ chỉ hoạt động tương ứng. dùng sách giáo khoa. Còn nếu sử dụng CNTT thì tranh rất rõ nét. Phần chữ tôi viết với kích cỡ lớn và tô màu thay cho chữ trong tranh nên dưới lớp học sinh nhìn rõ, thu hút được sự chú ý của học sinh. Bài tập 1: Tôi đưa lên Slide cho học sinh đọc yâu cầu, sau đó học sinh thảo luận nhóm 2. Sau khi học sinh thảo luận tôi cho học sinh chữa bài và đáp án đúng cũng được đưa lên màn hình với màu sắc khác để cả lớp nhìn thấy rõ, chứ không phải chỉ nghe. Như vậy học sinh sẽ hiểu rõ hơn bài tập này hơn. Sau khi học sinh trả lời từng câu hỏi tôi cũng đưa đáp án đúng lên màn hình với màu chữ khác vơi đề bài để học sinh thấy rõ. Bài tập 3: Cho học sinh làm giấy nháp, 2 học sinh làm bảng phụ. Sau khi học sinh làm xong tôi đưa đáp án đúng cho học sinh chữa bài. Nếu kết quả của học sinh nào không đúng với đáp án thì lúc đó chữa bài tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai. Bài tập 4: Với bài làm quen với thống kê số liệu có sử dụng CNTT giáo viên đỡ vất vả rất nhiều mà học sinh hiểu bài hơn. Dãy số liệu trong mỗi bài tập tôi luôn để màu chữ khác để học sinh nhìn thấy rõ, từ đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về dãy số liệu. kiến, bổ sung của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cho bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Minh Diệu, ngày 15 tháng 11 năm 2018 Người thực hiện TRƯƠNG THANH TUẤN
File đính kèm:
- kinh_nghiem_dua_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_t.doc