Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 40 đến 46

pdf 7 Trang tailieuhocsinh 38
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 40 đến 46", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 40 đến 46

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 40 đến 46
 Tuần : 3 
Tiết :43 CHƯƠNG 8: DA 
 Bài 41 :CẤU TẠO VÀ CHỨC 
 NĂNG CỦA DA 
I. MỤC TIÊU 
  HS mô tả được cấu tạo của da và chứng minh được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của 
 da 
  Rèn 1 số thao tác tư duy : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. 
  Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh, bảo đảm cho sự phát triển bình thường của cơ thê. 
 Bài mới 
Mở bài : 
 Hãy kể tên các cơ quan bài tiết của cơ thể ? Sản phẩm thải của chúng ? Ngoài hoạt động bài tiết, 
da còn có những chức năng gì ? Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học mới 
hôm nay. GV ghi tựa lên bảng. 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cấu tạo của da. 
 Mục tiêu : HS biết được da được cấu tạo bới 3 lớp và đặc điểm của từng lớp. 
 Tiểu kết : 
 - Da có cấu tạo gồm 3 lớp : 
+ Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống, 
+ Lớp bì có các bộ phận gíup da thực hiện chức năng cảm giác bài tiết , điều hòa thân nhiệt ; 
+ Lớp mỡ dưới da :gồm các tế bào mỡ 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về chức năng của da 
Mục tiêu : HS bíêt được các chức năng của da được thực hiện nhờ các thụ quan khác nhau. 
 Tiểu kết : 
 - Da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt, bảo vệ cơ thể. 
 - Da tạo nên vẻ đẹp của người. 
 Câu hỏi: 
 - Da có cấu tạo như thế nào ? Có nên trang điểm bằng cách kẻ lông mày, dùng bút chì kẻ 
 lông mày để tạo dáng không ? Vì sao ? 
 - Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện những chức năng 
 đó ? 
 Chương IX :THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 
Tuần :4 Bài 43 :GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH 
Tiết :45 
I. MỤC TIÊU 
  Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo 
 cơ bản của hệ thần kinh. 
  Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh ( bộ phận trung ương và bộ phận ngoại 
 biên ) 
  Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. 
  Rèn 1 số thao tác tư duy : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. 
  Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh, bảo đảm cho sự phát triển bình thường của cơ thê. 
 Bài mới 
 Mở bài: GV cho HS nêu lên vai trò của HTK mà các em đã học qua chương 1, 2 
 1. Hoạt động 1 : Nơron đơn vị cấu tạo của HTK. 
  Mục tiêu : HS biết được các thành phần cấu tạo của 1 nơron điễn hình. 
 Tiểu kết : 
 - Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. 
 - Mỗi nơron bao gồm :+ Thân chứa nhân xung quanh là sợi nhánh 
 + Sợi trục thường có bao miêlin. Giữa các bao là eo Rangvie ,tận 
cùng tua dài có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với các nơron khác hoặc với 
cơ quan trả lời 
 Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. 
 2. Hoạt động 2 : Các bộ phận của hệ thần kinh 
  Mục tiêu : HS biết được các bộ phận của HTK dựa vào cấu tạo và chức năng. 
 Tiểu kết : 
 -Dựa vào cấu tạo Hệ thần kinh bao gồm : 
 + Bộ phận trung ương: gồm não bộ và tủy sống 
 + Bộ phận ngoại biên: có các dây thần kinh và hạch thần kinh. 
 - Dựa vào chức năng HTK được chia thành : 
 + Hệ thần kinh vận động : hoạt động của các cơ vân hoạt động của các ý thức. 
 + HTK sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản 
 hoạt động không có ý thức. 
Câu hỏi 
 - Trình bày cấu tạo và tính chất của nơron. 
 - Trình bày cấu tạo các bộ phận của HTKà 
 Tuần :5 
Tiết :48 
 BÀI 46: TRỤ NÃO, TIỂU 
 NÃO, NÃO TRUNG GIAN 
I. MỤC TIÊU 
  Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não. 
  Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não. 
  Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não 
  Xác định được vị trí và chức năng của não trung gian.. 
  Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não. 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí và các thành phần của não bộ. 
  Mục tiêu : - Tìm hiểu về vị trí và các thành phần của não bộ. 
 - Xác định được giới hạn của trụ não, tiểu não và não trung gian. 
 Tiểu kết: 
 . Não bộ gồm: trụ não, não trung gian, đại não và tiểu não . 
 - Trụ não tiếp liền với tủy sống, nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian, nằm phía 
sau trụ não là tiểu não. 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của trụ não. 
  Mục tiêu : - Trình bày được cấu tạo và chức năng chủ yếu của trụ não. 
 Tiểu kết: 
 - Trụ não gồm: hành não, cầu não, não giữa ( củ não sinh tư và cuống não) 
 - Cấu tạo: 
 + Bộ phận trung ương: Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong. 
 + Bộ phận ngoại biên: Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận đông 
 và dây pha. 
 - Chức năng: 
 + Chất xám: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan. 
 + Chất trắng: dẫn truyền gồm các đường dẫn truyền lên( cảm giác) và các đường dẫn truyền 
 xuống ( vận động ). 
 Hoạt động 3 : Não trung gian. 
  Mục tiêu : - Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo và chức năng của não trung gian. 
 Tiểu kết: 
 - Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đoià. 
 + Đồi thị: chuyển các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não. 
 + Vùng dưới đồi: trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_40_den_46.pdf