Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Lần 1 (Có đáp án)

docx 5 Trang tailieuhocsinh 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Lần 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Lần 1 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Lần 1 (Có đáp án)
 - Cường độ hô hấp cao.
- Lá cây có tầng cuticun mỏng hơn, mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
- Khả năng quang hợp ánh sáng yếu.
- Cường độ hô hấp của lá thấp hơn
5. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
- Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động của động vật, nhận biết định hướng di 
chuyển trong không gian và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh sản 
của động vật.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với điều kiện ánh sáng khác 
nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động vào ban ngày (trâu, 
bò, dê,...)
+ Nhóm động vật ưa tối: bao gồm những loài hoạt động ban đêm, sống trong 
hang, trong đất, đáy biển, vùng nước sâu (chồn, cáo, sóc, ...)
6. Nhiêt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lý 
của sinh vật (TV,ĐV) như thế nào? Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh 
vật?
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của SV.
- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50 0C. Tuy nhiên 
cũng có một số sinhvật nhờ khả năng thích nghi cao nên có khả năng sống được 
ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao (Vi khuẩn lưu huỳnh sống ở suối nước nóng có 
thể chịu được nhiệt độ tới 1130C)
- Nhờ khả năng thích nghi hình thành hai nhóm SV: sinh vật biến nhiệt và sinh 
vật hằng nhiệt.
*Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống SV: Sinh vật (thực vật và động vật) thích 
nghi với môi trừơng sống có độ ẩm khác nhau; Hình thành các nhóm sinh vật:
- Thực vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm chịu hạn
- Động vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm ưa khô
7. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc 
nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi 
trường ? Tại sao?
Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt thì nhóm sinh vật 
biến nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi 
trường. Vì: thân nhiệt của nhóm SV này phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường 
-> nhanh thích ứng với điều kiện MT luôn thay đổi hơn -> khả năng chịu đựng 
cao hơn.
8. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong những điều 
kiện như thế nào?
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi bị kẻ thù tấn công hoặc gặp điều kiện bất 
lợi về thời tiết; còn các SV cạnh tranh nhau khi môi trường sống thiếu thức ăn, 
nơi ở chật chội, số lượng cá thểtăng quá cao,... dẫn đến các cá thể cạnh tranh 
nhau gay gắt -> 1 số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. 15. Ý nghĩa của sự tăng dân số và phát triển xã hội?
- Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số 
có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách 
kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.
- Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. 
Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, 
ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo 
chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra 
phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà 
với sự phát triển kinh tế- xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.
16. Thế nào là quần xã sinh vật?
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, 
cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, 
gắn bó với nhau.
Ví dụ: Quần xã ao hồ, quần xã rừng mưa nhiệt đới
17. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
- Các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự 
thay đổi.
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở 
mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học 
trong quần xã.
18/ Thế nào là một hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những 
thành phần nào?
 - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh 
 cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động 
 qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.
 - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm: 
 + Các thành phần vô sinh: đất, đá, nước, không khí..
 +Sinh vật sản xuất: thực vật
 + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật (cấp 1), động vật ăn thịt (cấp 2)
 + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm.
19. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
* Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong 
đó mỗi loài sinh
vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật 
bị mắt xích phía
trước tiêu thụ.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_lan_1_co_dap_an.docx