Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Phần 2+3 (Có đáp án)

doc 5 Trang tailieuhocsinh 39
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Phần 2+3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Phần 2+3 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Phần 2+3 (Có đáp án)
 Chi trước biến thành cánh da có màng rộng. Thân ngắn hẹp nên có cách bay thoăn 
thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ 
thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao. Răng nhọn, sắc phá vở vỏ cứng 
sâu bọ.
4. Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước?
 Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da dày, chi trước biến thành chi bơi có 
dạng bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Không có răng, 
lọc thức ăn (tôm, cá, động vật nhỏ) bằng các khe tấm sừng miệng.
5. Trình bày đặc diểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong 
đất.
 Chuột chũi có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Chúng có 
chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay khỏe để đào hang.
6. Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhắm, Ăn 
thịt.
- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn, tìm mồi.
- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm, tìm mồi.
- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, rình, vồ mồi hoặc đuổi bắt mồi.
7. Vai trò của lớp thú.
- Cung cấp thực phẩm: lợn, trâu, bò
- Cung cấp dược liệu: sừng, nhung hươu nai, mật gấu, xương hổ, hươu xạ
- Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ mỹ nghệ: Sừng trâu, bò, ngà voi
- Cung cấp vật thí nghiệm: Khỉ, chó chuột
8. Đặc điểm chung của lớp thú.
 Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
- Có hiện tường thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim có 4 ngăn.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Thú là động vật hằng nhiệt. 12. Bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?
- Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay.
- Những loài động vật mới hình thành có những đặc điểm giống tổ tiên của chúng.
- VD: Di tích hóa thạch lưỡng cư cổ mang đậm nét những đặc điểm của cá vây chân cổ, di 
tích hóa thạch của chim cổ vẫn mang nhiều đặc điểm của bò sát
13. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
 Qua cây phát sinh, thấy dược mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật với nhau, 
thậm chí có thể so sánh nhánh nào có nhiều loài hoặc ít loài hơn nhánh khác.
14. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?
 Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn với cá chép. Vì cá voi thuộc lớp thú 
bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao, khác hẳn với cá chép thuộc nhóm cá xương.
15. Đa dạng sinh học được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự đa dạng về loài?.
- Sự đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài sinh vật. Số loài càng lớn, độ đa dạng 
càng cao và ngược lại.
- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.
16. Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và 
hoang mạc đới nóng.
- Ở đới lạnh: về cấu tạo động vật có bộ lông dày, mỡ dưới da dày, lông màu trắng; Có tập 
tính: ngủ đông , di cư về mùa đông, hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. VD: Gấu trắng 
Bắc cực có bộ lông màu trắng dày, lớp mỡ dưới da rất dày, ngũ suốt mùa đông.
- Ở hoang mạc đới nóng: Về cấu tạo động vật có thân cao, chân dài, móng rộng, đệm thịt 
dày, màu lông nhạc giống màu cát; có tập tính: mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng 
cách quăng thân, hoạt động vào ban đêm, có khả năng đi xa và nhịn khác giỏi, chiu rúc sâu 
trong cát. VD: Chuột nhảy có chân dài, Lạc đà có bướu mỡ
17. Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật 
như thế nào?
 Trên Trái Đất mội trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng là những môi 
trường có khí hậu khắc nghiệt nhất, động vật sống ở đó có những đặc điểm thích nghi đặc 
trưng và số loài ít, vì chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu 
rất khô và rất nóng mới tồn tại được. 
18. Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và 
môi trường hoang mạc đới nóng?
 Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi 
trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường này có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_phan_23_co_dap_an.doc