Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn chữ viết trong giờ dạy phân môn Tập viết
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn chữ viết trong giờ dạy phân môn Tập viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn chữ viết trong giờ dạy phân môn Tập viết
l Có thể nói chữ viết là cái cầu nối giữa thầy và trò, giúp học sinh được giới thiệu mình rõ hơn với thầy giáo, giúp học sinh thể hiện được khả năng của mình và như vậy sẽ giúp thầy giáo hiểu học sinh của mình sâu sắc hơn. l Rèn chữ viết cho học sinh nói chung và rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nói riêng giữ một vai trò rất quan trọng vì rèn chữ viết chính là rèn tính nết con người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận sẽ góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy giáo, cô giáo và bạn bè. l Như vậy môn tập viết không chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà còn có tác dụng rèn luyện đức tính, phẩm chất của con người. l Do môn tập viết có một vị trí đặc biệt quan trọng như vậy cho nên giáo viên cần hiểu rõ và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn tập viết đó là: l * Viết đẹp và đúng độ cao của từng con chữ. l II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: l Trong thực tế nhiều năm trở lại đây, chữ viết của học sinh nói chung và đặc biệt chữ viết của học sinh tiểu học nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 2 còn rất xấu. Chữ viết chưa đúng mẫu, đúng cỡ. Khoảng cách giữa các con chữ không đều, quá dày hoặc quá thưa, hoặc giữa các con chữ trong một chữ không nối liền nhau. l Qua khảo sát của hai lớp Hai ở trường tôi sau bảy tuần đầu của năm học Tôi đã thống kê các loại lỗi như sau: l Trªn ®©y lµ nh÷ng chØ sè ®¸ng lo ng¹i vÒ chÊt lîng ch÷ viÕt ë tiÓu häc nãi chung vµ ë häc sinh líp 2 nãi riªng. §Ó n©ng cao ch÷ viÕt cho häc sinh tiÓu häc nãi chung vµ chÊt lîng ch÷ viÕt cho häc sinh líp 2 nãi riªng, b¶n th©n t«i rÊt b¨n kho¨n lo ng¹i, t«i lu«n t×m tßi nghiªn cøu, b»ng nhiều biÖn ph¸p d¹y tèt m«n tËp viÕt ®Ó rÌn ch÷ viÕt cho häc sinh. l + Hàng tuần, học sinh đều có thêm tiết học để luyện viết thêm. l + Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể. Đặc biệt, học sinh còn được luyện thêm về cách viết chữ nghiêng. l 2. Khó khăn: l Qua quá trình giảng dạy từ thực trạng phân môn tập viết ở lớp 2 tôi đã khảo sát, tôi thấy các em hay mắc những lỗi cơ bản sau: l + Thứ nhất là các em viết khoảng cách giữa các con chữ chưa đều. l + Thứ hai là nhiều em còn chưa viết đúng độ cao của các chữ cái. l + Thứ ba là cách đặt dấu thanh ở các chữ chưa chính xác. l - Tăng cường dự giờ, tìm hiểu khả năng truyền tải kiến thức của giáo viên đối với từng bài dạy. l - Tôi tìm hiểu các yếu tố tồn tại dẫn đến chất lượng chữ viết chưa cao. l - Thông qua kết quả nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố tồn tại để tìm ra phương pháp rèn chữ viết cho học sinh. l II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT: l Tôi luôn luôn xác định nhiệm vụ cơ bản của dạy môn Tập viết. Đó là về tri thức: dạy cho các em những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết chữ cái, liên kết các nét chữ ..... Từ đó hình thành ở các em những biểu l Nội dung tập viết được trình bày mẫu trên các dòng kẻ ô li. Yêu cầu học sinh phải có bảng con, vở ô li và vở tập viết để luyện tập viết. l * Khi dạy tập viết cho các em tôi luôn tuân theo một số nguyên tắc: l Cách cầm bút có quan hệ đến cả bàn tay và ngón tay. Hình dáng, kích thước chữ trong vở tập viết có quan hệ đến đôi mắt các em.... Việc dạy tập viết không đảm bảo đúng các quy định được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ để lại nhiều di tật suốt đời cho học sinh: Mắt cận thị do ngồi viết ở nơi thiếu ánh sáng, hoặc cúi đầu sát vở cột sống bị vẹo, lưng gù l - Coi việc dạy tập viết là quá trình dạy hình thành một kỹ năng. l Khi rèn luyện kỹ năng viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm từng chữ cái, các thao tác viết các nhóm chữ cái và từng chữ (thao tác viết chữ nét cong khác thao tác viết nhóm chữ nét khuyết ...) và phải luyện tập liên tục nhiều lần trên vở tập viết. l Trong việc rèn luyện kỹ năng viết chữ, tôi thấy học sinh gặp các khó khăn sau: Tri thức của các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng chi tiết từng nét chữ, từng động tác kĩ thuật tỉ mỉ. Do vậy, khi tiếp thu kĩ thuật viết chữ, các em không tránh khỏi lúng túng, khó khăn. l 1. Phương pháp trực quan. l Giúp khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em. Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện viết. Điều này giúp các em chủ động phân tíchhình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ đang học với chữ đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng phương pháp so sánh tương đồng. l Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. l * Ví dụ: Khi dạy chữ cái giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nội dung yêu cầu cầ đạt: l + Chữ N cấu tạo bằng những nét nào? l + Chữ N cao mấy ô, rộng mấy ô? l + Nét nào viết trước, nét nào viết sau? l + Chữ N giống chữ đã học ở những nét nào? (nét 1). l Với những câu hỏi khó giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của người giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở chữ sau. l Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. Khi sử dụng bảng con tôi hướng dẫn các em cả cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh (phải có giẻ ướt để lau bảng), viết vào bảng xong các em giơ lên để giáo viên kiểm tra. l Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu qủa vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét ...) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn ở những dòng sau. l - Xác định mục tiêu của bài dạy (yêu cầu trọng tâm) bài này học sinh cần nắm vững kiến thức gì? cần rèn kĩ năng gì? l - Giáo viên chuẩn bị những gì? Học sinh chuẩn bị những gì? l - Lựa chọn phương pháp giảng nào để dạy cho hợp lý hơn? l * Chuẩn bị một bài dạy có thể viết dưới dạng “Giáo án”, bài soạn thường bao gồm: l + Mục tiêu (các yêu cầu trọng tâm) l + Các hoạt động dạy học chủ yếu (kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới, luyện tập ở lớp, giao bài tập về nhà theo quy trình của tiết dạy phân môn Tập viết ). l + Chữ này cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang? l + Được viết bởi mấy nét? (3 nét). l - Giáo viên chỉ vào chữ và phân tích. l - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết giáo viên vừa hướng dẫn cách viết từng nét một. l + Viết nét 1: Từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẻ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi hơi lượn và đưa bút lên đến giao điểm của đường kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 6. l + Viết nét 2: (nét móc ngược): Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 và lượn vòng lên cho tới đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa đường kẻ dọc 6 và 7. l + Viết nét ngang: Lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét ngang chia đôi chữ. l CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG l Thứ.....ngày......tháng.....năm..... l MÔN: TẬP VIẾT l BÀI: CHỮ HOA 1/Viết chữ hoa N: 3/ Viết câu ứng dụng ... 2/ Cách viết chữ hoa N: 4/ Viết vào vở l làm mẫu không cần thiết ở trên lớp. Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan, chữ mẫu dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh tiếp thu tốt hơn. Hoạt động chủ yếu của giáo viên trên lớp chỉ là người định hướng làm việc với cá nhân học sinh, nhóm học sinh hoặc cả lớp. l + Về phần giới thiệu nội dung bài học trên cơ sở nội dung bài viết đã được trình bày trên bảng lớp gồm chữ cái, vần, từ và dòng chữ ứng dụng giáo viên cần làm những việc sau: Đọc gộp cả tiếng, có thể giảng nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng. Gọi học sinh đọc lại toàn bài. l + Về phân tích cấu tạo chữ: l - Phân tích chữ cái: (GV dùng câu hỏi gợi mở để HS dễ trả lời): l Ngoài ra hướng dẫn học sinh viết dấu thanh đúng là một khâu không thể thiếu. l * Ví dụ: thuận, hoà. l - Có 3 nguyên tắc làm căn cứ cho quy ước ghi dấu thanh: l + Nguyên tắc khoa học: Dấu thanh đặt ở âm chính của vần. l + Nguyên tắc thẩm mĩ: Dấu thanh đặt ở vị trí cân đối. l + Nguyên tắc thực dụng: Dấu thanh chỉ đặt vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái. l Với những suy nghĩ và việc làm trên, qua thực tế áp dụng vào giảng dạy tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, tự tìm tòi khám phá và lĩnh hội được những kiến thức mới. Học sinh nắm chắc kiến thức, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình. STT NỘI DUNG KIẾN THỨC TỈ LỆ 1 Chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ 60% 2 Khoảng cách giữa các chữ 40% đúng, đều 3 Kỹ thuật nối chữ đúng 50% 4 Thi vë s¹ch ch÷ ®Ñp xếp lo¹i A 50% Đặc biệt giáo viên phải không ngừng luyện chữ viết của mình cho thật đúng, thật đẹp vì chính nét chữ của thầy cô là một phương tiện trực quan có hiệu qủa nhất đối với học sinh. Muốn nâng cao chất lượng về mặt chữ viết cho học sinh, giáo viên cần phải tổ chức cho các em trải qua nhiều giai đoạn luyện tập. Cần phải giải thích cho học sinh hiểu luyện viết không chỉ luyện riêng ở giờ tập viết mà còn phải luyện tập thông qua việc trình bày ở tất cả các môn học khác kể cả ở lớp cũng như ở nhà. Một điều không thể thiếu được là chúng ta phải giáo dục cho các em có tính kiên trì, nhẫn nại, tính kỷ luật trong việc rèn chữ viết. Giáo dục cho các em yêu quý chữ viết, có ý thức say mê thì làm bất kỳ việc gì dù khó khăn đến đâu cũng đạt kết quả cao. II/ KIẾN NGHỊ: * Nhà trường: Hằng năm tổ chức viết chuyên đề, hội giảng phân môn Tập viết ở cấpTiểu học và thi viết chữ đẹp thường xuyên trong giáo viên vòng trường. Vì vậy giáo viên cần quan tâm dạy tốt môn tập viết tức là giáo viên phải đi sát tới từng học sinh, rèn chữ viết thường xuyên liên tục trong tất cả các giờ học, có như vậy các em sẽ có chữ viết đẹp, đồng thời củng cố được những tình cảm, tập quán tốt do môn học mang lại. Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 2. Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi rất mong có sự bổ sung, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong khối, trong trường để cho chuển đề của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của quy đồng nghiệp và của Ban giám hiệu! Vĩnh Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2013 Người viết BÙI THỊ HƯỜNG
File đính kèm:
- chuyen_de_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_ren_chu_viet.ppt