Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh đọc diễn cảm Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh đọc diễn cảm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn học sinh đọc diễn cảm Lớp 5
học sinh không đồng đều, chưa nắm vửng kĩ nội dung bài chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc. + Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ đia phương nên học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhằm lẫn ch/tr ; s/x ; d/gi/v ; dấu hỏi dấu ngã. Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi học sinh phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giớ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh đọc trong lớp còn ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấm giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu tiết học. Trước tình hình như vậy bản thân tôi suy nghĩ rất nhiều là người giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh. Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh sau đó nghiên cứu kĩ tính chất và nhiệm vụ của phân môn tập đọc, tôi thấy rằng mỗi bài đều có cách đọc riêng, một cách đọc diễn cảm khác nhau cần khai thác triệt để , để từ đó giúp các em từng bước kịp thời sửa chữa và đi đến đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm đồng thời cảm thụ tốt bài tập đọc . Muốn vậy trước tiên với bản thân tôi phải cố gắng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn ở các bạn đồng nghiệp dự giờ, thao giảng, nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo về phạm vi môn Tiếng Việt và sự chỉ đạo của cấp trên tạo cho bản thân nhiều phương pháp dạy tốt Đối với học sinh phải tạo được cảm xúc cho các em trước mỗi bài tập đọc, phải tạo được một lớp học một không khí thoải mái, tránh gò bó, để học sinh dễ dàng trực cảm với bài văn, tất cả đều hướng về tiết học, có tâm trạng chờ đợi và chú ý khi thầy- bạn đọc bài. + Mức độ đọc diễn cảm có thể tiến hành rèn luyện từ thấp đến cao như: + Đọc diễn cảm đúng theo ngữ điệu từng loại câu, biết hạ giọng hoặc cao giọng theo câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến. + Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng câu, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ ( thường là các từ gợi tả, gợi cảm, từ dùng để hỏi ...). Làm nổi bật ý nghĩa của câu văn ,câu thơ. + Biết ngắt nhịp đúng các vế ( ở giữa câu và nhịp thơ). + Biết diễn tả đúng tình cảm của từng đoạn văn , khổ thơ ( giọng vui, buồn,phấn khởi,hào hứng hoặc trang nghiêm). + Biết thay đổi giọng đọc văn đối thoại theo tính cách của từng nhân vật + Biết đọc phân biệt lời của tác giả ( thường là giọng kể ) với lời nhân vật. + Phân biệt và phát âm chính xác các phụ âm đầu, vần, thanh. + Nắm được các từ khó và luyện phát âm. + Luyện đọc diễn cảm, từng cụm từ, đoạn văn,... - Việc giúp học sinh đọc tốt cũng góp phần giúp các em cảm thụ tốt bài văn, vì khi đọc bài học sinh đã ít nhiều cảm thụ ; các em đọc diễn cảm ngày càng hay thì 2 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: Trong quá trình giảng dạy ở lớp 5 và qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong khối, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh chưa đạt còn rất thấp chỉ khoảng 40% (số học sinh lớp) đọc tốt, đúng yêu cầu và thường là học sinh trên chuẩn và đạt chuẩn còn lại khoảng 40% ( số học sinh lớp) đọc chưa tốt chưa đúng yêu cầu của bài tập đọc. Ví dụ như: + Đọc còn chậm so với qui định. + Đọc sai từ. + Đọc thêm từ, bớt từ. + Ngắt nghỉ không đúng chỗ. + Đọc đánh vần. - Nhìn chung đây là vấn đề chung mà tất cả các lớp học ở tiểu học nói chung và trường tiểu hoc Minh Diệu B nói riêng đều mắc phải. - Vì vậy lớp 5 do tôi chủ nhiệm cũng không ngoại lệ. - Năm học: 2017 – 2018 lớp 5 do tôi chủ nhiệm có tổng số học sinh là: 18/12. - Sau khi nhận lớp tôi đã tự kiểm tra và thống kê được chất lượng đọc của lớp như sau: Chưa đạt Tổng số Trên chuẩn Đạt chuẩn HS tham chuẩn gia KT SL % SL % SL % 19/9 6 33,33 10 55,55 2 11,11 Với chất lượng học sinh như thế, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ “tại sao chất lượng đọc của học sinh lớp tôi lại thấp như thế ? Đến cuối năm chất lượng sẽ ra sao?. Từ những trăn trở trên, tôi đã ra sức tìm hiểu, tôi đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đọc chưa đạt chuẩn của lớp tôi như sau: a) Về phía giáo viên: - Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những phụ âm sai. Chưa đầu tư quỹ thời gian và chưa rèn dứt điểm dẫn đến ảnh hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, chưa đúng nhất là ở các lớp dưới làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đọc của học sinh khi học 29 chữ cái. - Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này đọc làm việc liên tục trong giờ học do vậy các em đọc đạt chuẩn càng đọc tốt hơn, em đọc chưa đạt cũng không có tiến bộ gì. - Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em trên chuẩn đọc mang tính chất hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc 4 - Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh minh họa phục vụ cho bài dạy giúp học sinh hứng thú tiếp thu bài sâu hơn. - Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. - Ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định lớp, tôi liền liên hệ với giáo viên chủ nhiệm năm trước (lớp 4) để tìm hiểu về đặt điểm của từng học sinh trong lớp. Khi thu thập đầy đủ thông tin của từng học sinh, tôi liền phân chia lớp thành những đối tượng sau: + Nhóm đoc trên chuẩn. + Nhóm đọc đạt chuẩn. + Nhóm đọc chưa đạt chuẩn. + Nhóm học sinh đi học đều. + Nhóm học sinh đi học không đều. +Nhóm học sinh đi học thụ động, ít phát biểu. - Sau khi phân chia lớp thành các nhóm đói tượng xong tôi tiếp tục điều tra về hoàn cảnh sống của từng học sinh thông qua các bạn cùng lớp ở gần nhà và trực tiếp đến thăm nhà các em theo thứ tự ưu tiên sau: + Nhóm học sinh chưa đạt chuẩn. + Nhóm học sinh thường xuyên nghỉ học. + Nhóm học sinh ít phát biểu. + Nhóm học sinh đạt chuẩn. + Nhóm học sinh trên chuẩn. - Lúc này, tôi tiếp tục bổ sung vào bảng thống kê của tôi thêm các nhóm đối tượng sau: + Nhóm học sinh còn nghèo. + Nhóm học sinh mồ côi. + Nhóm học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình. - Khi đã có đầy đủ các thông tin cá nhân về học sinh, tôi tổng hợp và ghi lại vào “ sổ thông tin về học sinh”. Cách ghi như sau: Ví dụ: + Em Văn Quốc Toàn: cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nội thiếu sự quan tâm đã dẫn đến việc ít đọc và trở nên thụ động + Các em: Huỳnh Chí Thảo, Lưu Hoàng Kha, Dương Yến Nhi, Phạm Thị Như Ý. Phần lớn sống chung với ông bà không biết chữ, gia đình nghèo nên không hướng dẫn dạy cho các em học ở gia đình. *. Đối với các em học sinh: - Yêu cầu học sinh đọc bài kĩ trước ở nhà, có đọc bài trước ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa. - Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng bất kì một văn bản nào nói chung hay các tiết tập đọc nói riêng. 6 + Phương pháp trắc nghiệm. + Phương pháp trò chơi. - Luôn tạo sự thoải mái cho học sinh ngồi học và đảm bảo tính “ vừa học vừa chơi”. - Tạo điều kiện để học sinh được giao tiếp với nhau, thường xuyên nhằm khắc phục rào cản giữa học sinh chưa đạt chuẩn và học sinh đạt chuẩn, trên chuẩn. giữa học sinh con nhà nghèo và con nhà giàu. - Đổi mới phương pháp nhận xét đánh giá và đảm bảo sự công bằng. + Khi nhận xét sản phẩm của học sinh, giáo viên không nên đem những sản phẩm chưa tốt ra phê bình trước lớp. Vì làm như vậy sẽ tạo cho học sinh sự mặt cảm đối với bạn bè trong lớp. Giáo viên nên chọn những sản phẩm tốt nhất để tuyên dương trước lớp nhằm tạo sự hưng phấn cho học sinh. Còn những học sinh học chưa tốt sẽ tự điều chỉnh chỗ sai của mình mà không bị thầy (cô) chê trước lớp. + Khi đánh giá, giáo viên nêu rõ cho học sinh biết vì sao các em được đánh giá như vậy để định hướng cho các em khắc phục. - Dạy theo đối tượng học sinh. - Do áp lực về thời gian của mỗi tiết dạy và sợ trễ chương trình nên buổi dạy giáo viên chỉ tập trung vào việc thực hiện mục tiêu của bài dạy đặt ra. Chính vì vậy khi dạy tập đọc, giáo viên vừa đưa ra yêu cầu chung cho cả lớp còn những học sinh chưa đạt thì ít được quan tâm đến vì sợ các em làm mất thời gian của mình. Do đó kĩ năng đọc của các em rất chậm phát triển. chính vì vậy dạy theo đối tượng học sinh là hết sức cần thiết. VD: Khi dạy luyện đọc cho học sinh, tôi cũng luyện đọc cho học sinh theo thứ tự: luyện đọc từ câu - đọc đoạn - đọc bài. - Như ở phần luyện đọc từ khó ngoài các từ được gợi ý trong sách giáo viên tôi còn cho học sinh tự tìm. Khi các em nêu, tôi ghi lên bảng lớp sau đó cho học sinh chưa đạt luyện đọc cá nhân, tổ, lớp. - Ở phần luyện đọc câu thì tôi tập trung vào học sinh chưa đạt và học sinh đạt chuẩn. Còn phần luyện đọc đoạn và bài tôi tập trung từ học sinh trên chuẩn. - Để thực hiện mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể cho học sinh trong giờ Tập đọc. tôi chú ý đến các khâu sau: 3.1. Luyện đọc đúng: - Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc thiếu từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng còn bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biện pháp: Từ đầu năm, tôi đã phân loại học sinh, nắm được mức độ đọc của từng em. Từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi dạy mỗi bài tập đọc, tôi dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải, những từ, câu khó học sinh chưa đọc tốt để luyện. Trong quá trình rèn đọc tôi giúp học sinh hiểu rằng, các em không chỉ đọc cho thầy và bản thân nghe mà phải đọc to, rõ cho cả lớp nghe. Có như vậy thì các bạn 8 - Với câu dài không có dấu phẩy ta cần dựa vào nghĩa của từ. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại. chỗ ngắt giọng cũng là căn cứ đễ người nghe hiểu chính xác được ý nghĩa, nội dung bài đọc. muốn hướng dẫn học sinh đọc những câu dài tôi đã tìm hiểu và soạn trước câu văn dài, xác lập chỗ cần ngắt giọng. - Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến,) để hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên còn phải chú trọng đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những chỗ tách ý, tôi đã dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng cách ngắt nhịp đúng các câu. Ví dụ: “ Dãy Tam Đảo như bức tường xanh /sừng sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn ” ( Bài Phong cảnh đền Hùng ) “ Có cây đa / phải hỏi cây đa, có cây sung / phải hỏi cây sung, có mẹ cha / phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi / mà không hỏi cha, đi suối lấy nước / mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ / mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.” ( Bài Luật tục xưa của người Ê- đê) Đối với những bài thơ cần ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ . Ví dụ: “ Gió hun hút / lạnh lùng Trong đêm khuya / phố vắng, Súng trong tay im lặng. Chú đi tuần / đêm nay. Hải Phòng / yên giấc ngủ say Cây / rung theo gió, lá / bay xuống đường.” ( Bài Chú đi tuần ) Với bài thơ lục bát “Hành trình của bầy ong”, nhịp thơ phổ biến là 2/4, 4/2, 3/5, 2/6, “ Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày ” Đối với những học sinh đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ, tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc cho chính xác hơn. Trong các tiết học Tập đọc, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia đọc thành tiếng với nhiều hình thức như: đọc tiếp nối đoạn, đọc trong nhóm đôi, đọc phân vai, đọc trước lớp, 10 + Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 1(hoặc nội dung đoạn 1) cho học sinh đọc thầm đoạn 1. + Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 2 (hoặc nội dung đoạn 2) cho học sinh đọc thầm đoạn 2. + Đọc thầm lần 5: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 3 (hoặc nội dung đoạn 3) cho học sinh đọc thầm đoạn 3. + Đọc thầm lần 6: Trước khi luyện đọc diễn cảm bài, cho học sinh đọc thầm để tìm ra giọng đọc của bài. Như vậy, học sinh đã được đọc thầm nhiều lần trước khi phân tích nội dung bài kết hợp với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm đươc nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Việc đọc thành tiếng và đọc thầm đã được kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài, chú ý các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa của từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa, Ví dụ: Tìm hiểu phần II của bài “Người công dân số Một” ( SGK Tiếng Việt 5 tập Hai trang 10, 11) có câu hỏi 3: - Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai ? - Tôi đặt câu hỏi để giải nghĩa từ “ công dân ” - Em hiểu “công dân” nghĩa là gì ? ( Công dân là người sống trong một đất nước có chủ quyền, là người có nghĩa vụ, quyền lợi đối với đất nước. ) - Đặt câu với từ “ công dân ”. ( Mỗi chúng ta là một công dân nước Việt.) - Sau đó, tôi cho học sinh tìm hiểu cách đọc đoạn này sau khi đã tìm hiểu nội dung bài, giúp các em thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc diễn đạt nội dung. Tất cả những việc như: yêu cầu học sinh tìm dàn ý bài , nắm ý chính của đoạn, bài, hiểu được nội dung, nghệ thuật bài đều nhằm giúp cho học sinh có cách đọc đúng, đọc diễn cảm. Ví dụ: Bài “Cửa sông" ( SGK Tiếng Việt 5 tập Hai, trang 74 ) Từ “Cửa” được dùng theo nghĩa mới, không dùng để chỉ mọi cái cửa bình thường mà bằng biện pháp nghệ thuật chơi chữ độc đáo, tác gia nói “Cửa sông” giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn. Nếu không chỉ ra được biện pháp nhân hóa ở khổ thơ cuối bài giúp tác giả nói lên được “ tấm lòng ” của cửa sông là không quên cội nguồn mà chỉ khai thác về địa điểm đặc biệt của cửa sông như thế nào thì chưa làm nổi bật sắc vẻ riêng của “cửa sông” theo đúng ý đồ của tác giả. Yêu cầu học sinh nắm ý chính của đoạn, của bài, hiểu được giá trị nghệ thuật của bài thơ . Tất cả việc phân tích trên nhằm 12 - Đoạn 1: Nhấn mạnh ở các câu nói thể hiện thái độ điềm tĩnh, dứt khoát của bố Nhụ như: “Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra” “ Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy”. - Đoạn 2: Nhấn mạnh ở các từ ngữ giải thích của bố Nhụ: Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. - Để rèn kĩ năng đọc đúng giọng các nhân vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn,nhóm đọc hay nhất. * Nhấn giọng vào điệp ngữ VD: Bài ca về trái đất (Tếng Việt 5 Tập 1) - Trên cơ sở học sinh đã hiểu những câu thơ ở phần kết thúc bài (khổ 3): khẳng định hành tinh mãi mãi của thiếu nhi trên thế giới là miền tự hào của các bạn nhò năm châu nói đến một truyền thống đoàn kết của các dân tộc.Tôi hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng vào điệp ngữ “là của chúng ta”. Hành tinh này/ là của chúng ta ! Hành tinh này/ là của chúng ta ! * Nhấn giọng vào hình ảnh so sánh: Ví dụ: Bài “ Cao Bằng” Tiếng việt 5 tập 1. Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. * Nhấn giọng những từ ngữ mà tác giả dùng biện pháp nhân hóa: VD: Bài: Cửa sông ( Tiếng Việt 5-Tập 2). - Nhà thơ đã nhân hóa cửa sông một cách trìu mếm đầy tình cảm như gọi 1 con người. Nên chúng ta nhấn giọng từ “tiễn”. “ Cửa sông tiễn người ra biển” - Tình cảm cửa sông chẳng khác nào tình cảm của người ở lại nhớ nhung người ra đi. Vì vậy khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. - Sau đó tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm, cá nhân,từng đoạn mình thích hoặc cả bài. Ngoài ra, tôi tổ chức cho học sinh tham gia các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch,Vì vậy, trong giờ tập đọc các em rất thích tham gia đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài học. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm ), làm chủ được tốc độ đọc ( độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ đọc ( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không ) và làm chủ ngữ điệu ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng ). Để đọc diễn cảm hay, tôi luôn đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ của tác giả , thảo luận vì sao lại đọc như vậy ? Ngoài ra, khi học sinh luyện đọc, giáo viên phải tạo được một không khí lớp 14 Vì vậy, tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp. Ví dụ 1: Với các bài tập đọc có độ khó không cao lắm như : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Tiếng rao đêm, Luật tục xưa của người Ê- đê,. giáo viên đọc mẫu toàn bài trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài sau khi cho học sinh luyện đọc đúng. Với các bài như: Người công dân số Một ( kịch ); Thái sư Trần Thủ Độ, .giáo viên cần đọc mẫu sau khi giới thiệu bài rồi mới hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. Ví dụ 2: Bài “ Hộp thư mật ” Câu đầu – giọng đọc náo nức, thể hiện sự sốt sắng của Hai Long. Đoạn từ “ Người đặt hộp thư . đã đáp lại” – đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, trải dài thiết tha, trìu mến ở hai câ: Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Đoạn từ “ Anh dừng xe. trả hộp thuốc về chỗ cũ.” – đọc nhịp nhanh hơn, phù hợp với việc diễn tả các tình tiết bất ngờ, thú vị nhưng vẫn thể hiện phong thái bình tĩnh, tự tin, đĩnh đạc của nhân vật. Đoạn cuối – giọng chậm rãi, vui tươi. “ Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ / hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm / mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc, Hai Long đã đáp lại.” (đoạn 1 , bài Hộp thư mật ) Ví dụ 3: Với bài thơ “Đất nước” toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.Giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng khổ thơ . Khổ thơ 1 và 2: Giọng tha thiết bâng khuâng. Khổ thơ 3 và 4: Nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào. Khổ thơ 5: Đọc giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính. “ Mùa thu nay / khác rồi Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới 16 Trong quá trình giảng dạy học sinh cũng như thông qua kết quả đã đạt được từ áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy để học sinh tiến bộ và khắc phục được những thiếu sót của bản thân người giáo viên không những phải nhiệt tình mà điều quan trọng là cần tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đặc điểm của Tiếng Việt là nói sao đọc vậy, đọc sao viết vậy. Nói sai thì đọc sai và đọc sai sẽ viết sai. Vì vậy để kĩ năng đọc và kĩ năng viết của các em được hoàn thiện chúng ta cần điều chỉnh cách phát âm cho các em theo đúng chuẩn của Tiếng Việt. Tiếp đến là rèn kĩ năng đọc cho các em rồi rèn kĩ năng viết. Tuy vậy cả ba công việc này có sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cần được tiến hành đồng bộ. Mặt khác muốn việc khắc phục kĩ năng đọc của các em đạt hiệu quả cao bên cạnh các phương pháp và giải pháp chung trong chương trình giáo dục thì việc khắc phục kĩ năng đọc nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nổ lực của các em và sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh. 2. Bài học kinh nghiệm: Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm trước hết giáo viên luôn cố gắng trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đọc mẫu phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy, thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất phát huy hết tính tích cực của học sinh trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải chủ động, sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao. Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác soạn giảng, hướng dẫn tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, đoạn văn, đoạn thơ, quan tâm ,theo dõi kịp thời phát hiện lỗi sai của học sinh, kiên trì uốn nắn, sữa chữa phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. Trong dạy học, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng bài triền miên, nói nhiều, nên dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc. Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ, rèn cho học sinh đọc trước đám đông, tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia như: thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm những ngày lễ lớn. 18 20 22 24 26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_doc_dien_cam_lop_5.doc