Sáng kiến kinh nghiệm “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”

doc 21 Trang Bình Hà 55
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”

Sáng kiến kinh nghiệm “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”
 - Do bị chi phối học sinh làm việc giúp đỡ gia đình và thời gian dành cho các 
em tự học ở nhà quá ít nên không đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài học ở 
lớp.
 Bên cạnh đó các trò chơi như thảy hình, bắn bi, gem điện tửcũng như những 
phim ảnh không lành mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc 
học tập của các em.
 Từ nguyên nhân trên bản thân luôn có quan điểm và đề cao “Công tác chủ 
nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động dạy và học. Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu 
học là đào tạo các em trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ 
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá đất nước.
 2. Cơ sở lí luận
 Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người giáo viên không ngừng phấn đấu 
 học tập, là người có kiến thức năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững 
 vàng. Vì vậy “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” không những nâng cao chất 
 lượng giáo dục đạo đức mà còn hình thành được những kỹ năng sống cho học 
 sinh, góp phần làm giàu trí thức một hành trang cần thiết cho cuộc đời của các 
 em..
 Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đất 
 nước. Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự 
 nghiệp giáo dục. Với ý tưởng như thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “làm tốt 
 công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”.
 Trong những năm qua, toàn ngành đã và đang ra sức thực hiện phong trào 
 thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” luôn đi đôi với 
 công tác chủ nhiệm tốt” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Nhìn chung các 
 nhà trường đã có nhiều chuyển biến hết sức rõ rệt. Đặc biệt là sự tăng trưởng về 
 cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, các nhà trường đã có sự “ thay da đổi 
 thịt” Khuôn viên trường, lớp ngày càng sạch đẹp khang trang, chất lượng giáo 
 dục toàn diện của các nhà trường đã được cải thiện và từng bước phát triển.
 Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm của một trường tiểu học, tôi đã 
 nhận thấy rằng: Muốn xây dựng được “Trường học thân thiện” theo đúng nghĩa 
 của nó, trước hết phải “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” vì 
 có “Giáo viên giỏi, linh hoạt gương mẫu tận tình quan tâm chăm sóc mới có học 
 sinh ngoan hiền, lễ phép” thì mới có “Trường học thân thiện, lớp học thân thiện”. 
 Làm tốt thì mới giúp các em trở thành con người có đức, có tài, sau này làm chủ 
 được đất nước. Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé 
 vào sự nghiệp giáo dục. Với ý tưởng như thế, Khi trực tiếp giảng dạy và làm 
 công tác chủ nhiệm bản thân tôi đúc kết được một số kinh nghiệm về thực hiện 
 “Công tác chủ nhiệm”, muốn trao đổi cùng quí đồng nghiệp. Trong thời đại mở 
 cửa của nên kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn 
 bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập 
 2 - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và của ngành, 
 các quyết định của hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, 
 chịu sự kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng và các nhà quản lí giáo dục.
 - Phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh 
 và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
 ( Trích: Điều 34- Điều lệ trường tiểu học )
 - Ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên 
 chủ nhiệm còn là người quản lí toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp. Để học 
 sinh học tốt giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết cách tổ chức lớp học sao cho 
 phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp mình chủ nhiệm. Quan tâm giáo 
 dục đạo đức, năng lực, phẩm chất, quản lí, hướng dẫn hoạt động học tập, giáo 
 dục học sinh hư, học sinh cá biệt, dìu dắt học sinh chưa đạt, duy trì sĩ số  
 Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xă hội 
 trong công tác giáo dục học sinh.
 - Như vậy là giáo viên ai cũng cần có những biện pháp thực hiện công tác 
 chủ nhiệm lớp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
 B. NỘI DUNG 
 1. Thực trạng của vấn đề: 
 Đầu năm học 2017 - 2018 tôi công tác tại trường tiểu học Minh Diệu B, 
được hiệu trưởng phân công chủ nhiệm lớp 4B có 18 học sinh khi tiếp nhận lớp 
tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 2. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đồng nghiệp bạn bè, các 
 mạnh thường quân, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phuong.
 - Một số học sinh có ý thức tự giác học tập tốt.
 3. Khó khăn
 - Bản thân nhà lại xa trường từ thành phố Bạc Liêu về Minh Diệu B dạy 
 nên cũng hơn xa nên việc nắm bắt tình hình học sinh ở lớp còn hạn chế. 
 - Một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo 
 đức. 
 - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm chăm sóc của 
 cha mẹ nên ảnh hưởng đến học tập, rèn luyện của các em.
 - Một vài gia đình còn xem nhẹ việc học của con em mình, việc học của 
học sinh “ khoán mặc cho giáo viên”
 * Qua khảo sát của bản thân đầu năm về học tập và năng lực, phẩm chất 
của học sinh được thống kê như sau:
 - Về năng lực, phẩm chất
 + Chưa có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè: 4 em
 + Ý thức học tập hạn chế: 5 em
 4 - Giáo viên lập sổ riêng theo dõi việc học tập. năng lực và phẩm chất hàng 
 tháng của từng em và hoạt động của từng nhóm học sinh như đã phân chia ở 
 trên.
 4.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng nề nếp tập thể lớp.
 - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng và thực hiện lớp tự quản, 
phát huy khả năng tự giác, tinh thần đoàn kết, thân thiện của các em, theo đúng 
tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo 
viên cần định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm giúp đỡ 
nhau cùng tiến bộ. Ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ ngày nhận lớp từ tiết sinh 
hoạt này như sau:
 - Bầu ban cán sự lớp, giao nhiệm vụ.
 Dựa vào đặc điểm học sinh trong lớp tôi chọn cách thức tổng hợp để bầu 
cán sự lớp. Giáo viên đưa ra tiêu chuẩn, nhiệm vụ của từng cán sự lớp để học 
sinh tự giác xung phong kết hợp các bạn lựa chọn, giới thiệu và bỏ phiếu lựa 
chọn, cách làm này đối với học sinh lớp 4 rất hiệu quả. Cần lựa chọn bầu ra các 
chức danh:
 + Lớp trưởng. + Lớp phó học tập.
 + Lớp phó lao động. + Lớp phó văn thể mĩ.
 + Các tổ trưởng và tổ phó.
 - Giáo viên nêu nội qui của trường rồi cho học sinh cả lớp ý kiến tự đặt ra 
những qui định của lớp, đặc biệt cần gợi ý tạo điều kiện để những học sinh cá biệt 
tham gia ý kiến xây dựng nội qui lớp. Giáo viên hướng dẫn cách ghi chép theo 
dõi thi đua giữa các tổ, nhóm.
 - Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp, chú ý ưu tiên cho học sinh có khiếm khuyết về 
tai, mắt những em nhỏ con ngồi bàn trên gần bảng lớp, những em lóc chóc ngồi 
chung với những bạn đầm tính dễ hoà đồng.,... 
 - Hướng dẫn các em cách học tập, các chào hỏi, cách phát biểu bài, cách đưa 
bảng con cách nêu ý kiến, cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
 - Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”; “nhóm cùng tiến” giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ. Học sinh trên chuẩn thường xuyên giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn 
và các kĩ năng; đọc, viết, làm tính....
 - Giáo dục ý thức tự học, ý thức chấp hành nội quy trường lớp, không tự ý 
nghỉ học không phép lí do không chính đáng.
 - Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong, trước, sau tiết học; kể cả chỗ ngồi và 
hộc bàn của mình).Nếu thấy chỗ em nào có rác.. thì đi nhặt bỏ vào thùng ngay.
 - Giáo viên chủ nhiệm phân công cụ thể cho cán sự lớp một cách cụ thể theo 
hoạt động học tập và hoạt hoạt động khác hàng ngày. Tới tiết sinh hoạt cuối tuần 
cho cán sự lớp tổng kết tự nhận xét đánh giá các bạn trong lớp. Sau đó giáo viên 
nêu sự tiến bộ của từng học sinh cụ thể ở những mặt nào, khuyến khích học sinh 
 6 b) Thường xuyên phối hợp cùng phụ huynh học sinh.
 Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh 
 về tình hình học tập, đạo đức của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, 
 qua sổ liên lạc hay gặp trực tiếp), học sinh nghỉ học không có lý do giáo 
 viên phải liên lạc với gia đình ngay.
 Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ 
 huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những 
 tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức và học tập và duy trì chuyên cần của 
 học sinh.
 4.5. Phối hợp Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội và 
 các đoàn thể. 
 - Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bô môn cùng tổng 
phụ trách lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng, học kỳ. Tổ chức cho học sinh 
tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường và phong trào Đội tổ chức như: Thi 
vở sạch chữ đẹp, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, thi vui học Tiếng Việt và 
toán học sinh năng khiếu, thi an toàn giao thông qua mạng, thi văn nghệ cấp 
trường, cấp huyện do huyện đoàn tổ chức,....
 - Tham mưu với Ban giám hiệu, thư viện nhà trường mượn sách cho 
những học sinh gặp khó khăn không mua được sách để học. Tặng sách cũ cho 
học sinh nghèo. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập.
 4.6. Đặt ra một số yêu cầu và bản thân giáo viên chủ nhiệm cần thực 
hiện.
 - Giáo viên cần xác định rõ: sản phẩm giáo dục mà giáo viên tạo ra không 
thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình 
thành phẩm chất đạo đức, ý thức học tập của học sinh không phải một ngày, một 
buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện. Cho nên để đảm 
nhận công việc này giáo viên phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn 
nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối 
tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp 
với học sinh lớp mình. 
 - Giáo viên cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học 
sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp 
loại kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất; phổ biến đến từng phụ huynh học 
sinh trong buổi họp phụ huynh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng 
và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu 
quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng. 
 - Giáoviên phải dành thời gian đến lớp sớm trước khoảng 15 phút để làm 
công tác chủ nhiệm cho học sinh ôn bài cũ, hướng dẫn bài cho học sinh chưa đạt 
chữa bài tập, luyện viết chữ đẹp ở vỡ luyện viết, ...
 8 kiểm tra và hướng dẫn cách học, cách viết chữ đúng đẹp,... Các em cán sự lớp 
đến sớm kiểm tra các thành viên trong tổ về dụng cụ học tập trong buổi học, vở 
bài tập toán, tiếng việt làm ở nhà, học thuộc bài các môn ít tiêt ghi vào sổ theo 
dõi hằng tuần để tiết sinh hoạt lớp tổng kết tuyên dương và nhắc nhở giúp các em 
khắc phục và tiến bộ còn giáo viên thì lại kiểm tra cán sự lớp.
 - Trong lớp học, người giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương cho các em 
noi theo ứng xử, giao tiếp,... Các hành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ 
ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên. 
 Giờ ra chơi giáo viên tranh thủ thời gian hướng dẫn thêm những em chưa đạt, 
rèn kĩ năng tính toán, viết. Ví dụ đưa ra một, hai phép tính hoặc 2 câu văn cho học 
sinh làm bài và rèn chữ viết cho học sinh, đầu giờ uốn nắn từng em, nếu thấy các 
em viết chưa đúng độ cao hay con chữ sửa nay đồng thời hướng dẫn trực tiếp cho 
các em yêu cầu các em về nhà luyện thêm, viết lại đến hôm sau kiểm tra, cứ làm 
vậy thấy các em tiến bộ dần. 
 - Khi lên lớp, giáo viên cần có lời thân thiện, tác động đến giáo dục. Dùng 
từ dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh. Lắng nghe ý kiến của học sinh.
 Trong tuần học tổ trưởng theo dõi các bạn các bạn tổ mình và ghi lại 
những em tố những em tốt và những em mắc khuyết điểm Cuối tuần sinh hoạt 
tổ trưởng thống kê tuyên dương những em có thành tích, và ý thức tốt học có tiến 
bộ. Em nào chưa tốt mắc khuyết điểm nhắc nhở cho học sinh tự nhận lỗi. Đây là 
việc mang tính giáo dục các em tự biết nhận lỗi và sữa lỗi của mình. Qua đó thấy 
học sinh có tiến bộ cố gắng vươn lên. 
 - Phải tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo hướng phát huy dân chủ cho học sinh 
tự nhận thấy những mặt hạn chế của lớp, của bản thân, tự đề ra phương hướng 
khắc phục và hoạt động cho tuần tới. Chú ý việc khen, phạt phải tế nhị công bằng 
khách quan, phải tạo mối đoàn kết, gần gũi giúp đỡ những học sinh phạm lỗi bị 
phê bình khiển trách, để các em nhận ra việc làm của mình sai và có hướng khắc 
phục cũng như khích lệ học sinh tiến bộ, học sinh năng khiếu phát huy năng lực 
của mình.
 + Học sinh 
 * Đối với học sinh trên chuẩn:
 Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy. Giáo viên thường xuyên 
quan tâm động viên các em làm thêm các dạng tiếng việt, bài tập toán nâng cao, 
bài khó để các em tự học, tự làm, tự rèn luyện thêm trong quá trình dạy tôi luôn 
kết hợp ra các câu hỏi khó tìm nội dung hay tìm từ loại, từ láy, từ ghép, phụ từ có 
trong câu văn, đoạn văn, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là: Toán và Tiếng 
Việt làm cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát 
hiện những nhân tài về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm 
sách tham khảo giải các bài tập khó cho các em, nhằm trang bị những kiến thức cơ 
bản để tham gia thi học sinh năng khiếu các cấp. sách tham khảo giúp học sinh qua 
các hội thi: Vui học Tiếng Việt –Toán, An toàn giao thông, Thi viết về sách, thi 
 10 truyền thống và đậm nét văn hóa dân tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du 
khách. 
 Đền thờ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc 
gia năm 1998
 2. Di tích lịch sử văn hóa Nọc Nạn.
 Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích 
có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - 
nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận 
quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp 
đất), nhà thủy tạ. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch 
sử cấp quốc gia năm 1991.
 3. Di tích lịch sử - văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu:
 Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) là người sáng tác bản “Dạ cổ hoài 
lang” nổi tiếng, tiền thân của bản Vọng cổ ngày nay. Di tích lịch sử - văn hóa 
khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu 
(tại nơi mà gia đình an tang cố nhạc sĩ khi tạ thế - 1976). Khu di tích này vừa 
được trùng tu tôn tạo mở rộng trong một khuôn viên có diện tích 2772 m2 với 
tổng kinh phí hơn 6,3 tỉ đồng, bao gồm 10 hạng mục. Từ trung tâm thị xã Bạc 
Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là Cầu Quay), đi trên con đường mang tên 
Cao Văn Lầu thêm khoảng 1km lại rẽ phải, đi vào khoảng 300m là đến khu di 
tích.
 Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp 
tỉnh năm 1997.
 4. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh 
Bạc Liêu:
 Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được thành lập vào tháng 
2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc ấp Rạch Rắn, xã Long 
Điền, huyện Đông Hải) là một mốc son lịch sử ghi dấu sự ra đời sớm nhất của 
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bạc Liêu và khu vực lúc bấy giờ. Đây là di tích 
lịch sử cấp tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, di 
tích có tổng diện tích là 2.305,5m2 bao gồm các hạng mục công trình như: bia 
kỷ niệm, nhà trưng bày, khu sinh thái đầm lầy - dừa nước nhằm tái hiện quang 
cảnh xưa; hoa viên, cây cảnh và các công trình khác. Di tích lịch sử Nơi thành 
lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên mãi là niềm tự hào của quân và dân Bạc 
Liêu.
 Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp 
tỉnh năm 2008.
 5. Tháp cổ Vĩnh Hưng:
 Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, 
xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc 
nền văn hóa Óc - Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai 
quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện 
vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí  đánh dấu một giai 
đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) 
của tháp cổ Vĩnh Hưng. Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và 
 12 - Không gian đẹp : Bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Bàn giáo viên có khăn 
trải bàn và bình hoa. Cửa sổ phải thoáng mát. Ngoài cách trang trí chung của 
trường như có ảnh Bác, khẩu hiệu, nên có thêm những trang trí góc cộng đồng, 
10 điều nên làm và 10 điều không nên làm 10 bước học tập, Ngày sinh nhật của 
em nên có thêm những trang trí đơn giản hoa treo tường, tạo nhã làm sinh động 
thêm lớp học thân thiện nhưng không lòe lẹt, rối mắt.
 - Không gian an toàn : Không ẩn chứa những nguy hiểm (điện giật, gãy, 
đổ) , không diễn ra những trò chơi bạo lực trong học sinh.
 * Có “Tình cảm thân thiện” :
 - Giáo viên luôn tạo tình cảm yêu thương, đoàn kết, tôn trọng, gắn bó, chia 
sẻ giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau. 
“Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, 
không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể học sinh,và mọi người xung quanh.
 - “Tình cảm thân thiện” luôn đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp 
lí và đạo đức, không thể chấp nhận sự trù dập hay thiên vị, sự vu khống hay bao 
che.
 * Xây dựng lớp có “Sự hợp tác thân thiện và tích cực ” :
 - Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn: Muốn sự 
hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ 
sư phạm, hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội qui; trao đổi và thống nhất cách 
dạy, cách quản lí; thường xuyên nắm bắt thông tin .
 - Hợp tác giữa giáo viên với học sinh: Được thể hiện qua họat động dạy 
và học, hoạt động ngoài giờ .
 Trong họat động ngoài giờ :
 - Thực hiện các chuyên đề, ngọai khóa, họat động thể dục thể thao, lao 
động, vui chơi, giải trí. và thông qua các bài học hoạt động ngoài giờ lên lớp theo 
các chủ điểm tháng giáo dục cho các em. Trong đó chú trọng các trò chơi dân 
gian và việc tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách 
mạng ở địa phương . Tất cả các họat động đều phải có sự tham gia tích cực của 
giáo viên và học sinh theo phương châm: Thầy luôn là người định hướng, là điểm 
tựa tinh thần, là trung tâm đoàn kết. Trò là người thực hiện ý tưởng, tham gia 
hoàn thiện ý tưởng của thẩy và biến ý tưởng của thầy trò thành hiện thực. Hoạt 
động ngoài giờ là biện pháp tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kĩ năng sống, giáo 
dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh.
 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 Với những biện pháp thực hiện nêu trên, công tác chủ nhiệm lớp 4B năm 
học 2017- 2018 đã mang lại kết quả tốt:
 - Học sinh có ý thức học tập, nhiều em vượt qua khó khăn và đã vươn lên 
đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện đạo đức. Không có học sinh bị vi phạm 
kỉ luật.
 - Tỉ lệ học sinh chuyên cần cao. Các năm học không có học sinh bỏ học, 
học sinh lưu ban. Các em tích cực tham gia các phong trào của trường.
 - Suốt năm học các em phát huy được tinh thần dân chủ, tinh thần đoàn 
kết tập thể sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 14 Để nâng cao chất lượng dạy và học trong từng giai đoạn thì bản thân mỗi 
 giáo viên chúng ta không ngừng tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà 
 giáo cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn quan tâm tận tụy với học 
 sinh.
 Trong xã hội ở bất cứ thời đại nào thì việc bản thân mỗi giáo viên chúng 
 ta cần xác định rõ nhiệm vụ của mình và cái đích trong sự nghiệp “trồng 
 người.” Vậy chúng ta cần phải làm gì để làm tốt công việc “Trồng người”. Đây 
 là câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta không chỉ trả lời được mà còn phải làm 
 được và còn phải làm như thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ của mỗi giáo viên 
 và giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
 Ngoài ra người giáo viên không phải chỉ “ tuân lệnh” thực hiện hoàn thành 
 nhiệm vụ được giao mà người giáo viên cần phải tự giác rèn luyện thật nhiều 
 và nhiều hơn nữa. Không những thế mà mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rõ dạy 
 học, dạy người là được phối hợp song song và tâm hồn phải thanh cao, xác định 
 rõ dạy học phải bằng cả tình thương và trách nhiệm có như vậy mới có thể trang 
 bị tốt hành trang cho các em vững bước trên con đường mình lựa chọn. 
 Điều đáng chú ý nhất trong dạy học hiện nay cần trang bị cho học sinh 
 những kiến và kĩ năng sống cơ bản, tạo được cho các em niềm tin đúng đắn, sâu 
 sắc, vững vàng để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các em bước vào đời. Có 
 như vậy các em mới đủ sức nối bước cha ông để viết tiếp lên những trang sử 
 hào hùng của dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam trở lên cường thịnh, 
 phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc.
 - Giáo viên luôn trau dồi, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng 
nghiệp, xây dựng phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa 
những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên 
cạnh đó phát huy những tài năng sẵn có, nâng cao ý thức tự giác, tự quản của học 
sinh.
 - Nghiêm túc thực hiện đúng qui định, các kế hoạch đã đề ra.
 - Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, 
tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có ý thức tự giác học tập . 
 - Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu 
quí của mình, phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, 
khuyên bảo, luôn gần gũi với các em, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em về mặt 
tinh thần, tạo mối thân thiện gần gũi đoàn kết giữa các học sinh trong lớp.
 - Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi 
theo. Muốn vậy, người giáo viên phải gương mẫu chấp hành tốt mọi nhiệm vụ 
nhà trường đã đề ra. 
 * Trong nhiều năm nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tiễn công tác của 
bản thân, Để thực hiện tốt đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học” 
người giáo viên cần phải: 
 * Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình 
sẵn sàng tất vả vì học sinh thân yêu. Tìm hiểu nắm vững đối tượng học sinnh. 
 16 Người viết
 Nguyễn Thị Bảy
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TH MINH DIỆU B
 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 (Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: ................................................/30 điểm
- Tính hiệu quả: ......................................../35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: ......................../20 điểm
- Tính khoa học: ......................................./10 điểm
b) Về hình thức: ......................................../05 điểm
 18 b) Về hình thức: ......................................../05 điểm
2. Xếp loại: .............................................................
 Hòa Bình, ngày ..... tháng...... năm 201
 CHỦ TỊCH HĐKH
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU 
 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 (Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: ................................................/30 điểm
- Tính hiệu quả: ......................................../35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: ......................../20 điểm
- Tính khoa học: ......................................./10 điểm
b) Về hình thức: ......................................../05 điểm
 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_cap_t.doc