Giáo án Vật lý Khối 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thuyền Quyên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thuyền Quyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lý Khối 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thuyền Quyên
+ Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế này càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn. + Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó. PHẦN 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT NỘI DUNG GHI BÀI: I. Hiệu điện thế 1. Hiệu điện thế. - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. + Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV. 1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV + Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV. 1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tạo ra dòng điện chạy qua vật dẫn đó. Đối với một vật dẫn nhất định (bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là điện...) nếu hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn đó càng lớn. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế lớn nhất mà dụng cụ đó có thể chịu đựng được. 1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện - Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tạo ra dòng điện chạy qua vật dẫn đó. - Đối với một vật dẫn nhất định (bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là điện...) nếu hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn đó càng lớn. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Hiệu điện thế định mức là hiệu điện thế lớn nhất mà dụng cụ đó có thể chịu đựng được. 3. Dụng cụ đo hiệu điện thế - Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế. + Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V). + Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng). - Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định. - Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó (hình 3.1) PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. So sánh độ sáng của các bóng đèn Căn cứ vào hiệu điện thế giữa hai đầu đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn đó cũng càng lớn nên độ sáng của đèn càng lớn. 2. Giải thích mức độ hoạt động của các thiết bị điện So sánh hiệu điện thế thực tế giữa hai đầu thiết bị điện với hiệu điện thế định mức của nó để đưa ra một số hiện tượng có thể xảy ra (Phần lưu ý). PHẦN 3. BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT (GOOGLE FORM) Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:. Chiều dòng điện là chiều từ..qua..vàtới................ của nguồn điện A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện. B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm. C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương. D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương. Câu 2: Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là: A. Dòng điện không đổi. B. Dòng điện một chiều. C. Dòng điện xoay chiều. D. Dòng điện biến thiên Câu 3: Chọn câu đúng: A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại. C. Cả hai cực cùng đẩy D. Cả hai cực cùng hút Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: KÍ HIỆU CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN A. I C. R B. U D. P Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng nào dùng để chế tạo nam châm điện và các thiết bị đóng ngắt tự động A. Tác dụng từ B. Tác dụng sinh lí C. Tác dụng hóa học D. Tác dụng phát sáng Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng. A. Cực dương, tác dụng hóa học B. Cực âm, tác dụng nhiệt C. Cực âm, tác dụng hóa học D. Cực dương, tác dụng từ Duyệt của Ban giám hiệu GIÁO VIÊN BỘ MÔN KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG ________ Trần Thị Thuyền Quyên
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_khoi_7_chu_de_hieu_dien_the_nam_hoc_2019_2020.docx