Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

doc 30 Trang Bình Hà 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019
 2 hiệp, bênh vực người yếu 
 HĐ 3: Đọc diễn cảm:
 GV đọc diễn cảm: Năm trước  ăn 
 hiếp kẻ yếu. 
 - GVđọc mẫu. - HS lắng nghe.
 - Cho HS đọc diễn cảm theo cặp. - HS đọc diễn cảm.
 - Cho HS thi đọc diễn. - Vài HS thi đọc.
 - GV nhận xét đánh giá
 c. Củng cố, dặn dò: 
 - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
 - GV kết luận : Câu chuyện ca ngợi 
 Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh 
 vực kẻ yếu. Các em hãy tìm đọc tập 
 truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà 
 văn Tô Hoài, tập truyện sẽ cho các em 
 thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và 
 cả về thế giới loài vật.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau: Mẹ ốm. 
 Toán
 Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
 I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS :
 - Ôn tập về đọc, viết các số đến 100000.
 - Biết phân tích cấu tạo số.
 - Bài 1,2,3 a) Viết được 2 số, b) dòng 1
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị sách của HS.
3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
- GV hỏi : Trong chương trình Toán lớp - Số 100 000.
3, các em đã được học đến số nào ?
- Trong tiết học này chúng ta cùng ôn - HS lặp lại.
tập về các số đến 100 000.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b. Dạy – học bài mới;
 Bài 1: Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, - HS nêu yêu cầu .
 4 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
 - Môn lịch sử và địa lý giúp em biết gì? - 3 HS trả lời.
 - Tả cảnh thiên nhiên và đời sống nơi em - HS khác nhận xét.
ở?
 - GV nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Bản đồ.
HĐ 1:
 - GV treo bản đồ TG, VN, khu vực  - HS trả lời:
- Gọi HS đọc tên các bản đồ đã treo. - Bản đồ TG phạm vi các nước 
 - Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên chiếm 1 bộ phận lớn trên bề mặt 
mỗi bản đồ. trái đất.
 - GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu - Bản đồ VN hay khu vực VN 
trả lời. chiếm bộ phận nhỏ.
 +KL “Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu 
vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một 
tỉ lệ nhất định”.
HĐ cá nhân :
 - HS quan sát hình 1 và hình 2 (SGK) và - HS trả lời.
trả lời.
 + Ngày nay, muốn vẽ bản đồ ta thường - Sử dụng ảnh chụp từ máy bay 
làm như thế nào? hay vệ tinh, thu nhỏ theo tỉ lệ.
 + Tại sao cũng là bản đồ VN mà hình 3 - Tỉ lệ thu nhỏ khác nhau.
(SGK) lại nhỏ hơn bản đồ VN treo trên 
tường?
*Một số yếu tố bản đồ :
HĐ nhóm : - HS thảo luận.
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Đại diện các nhóm trình bày.
 + Trên bản đồ người ta qui định các - Nhóm khác bổ sung và hoàn 
phương hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thiện câu trả lời.
thế nào?
 - Bảng chú giải ở hình 3 (SGK) có những 
ký hiệu nào ? Ký hiệu bản đồ dùng làm gì?
 - GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
*GD ANQP:Giới thiệu Bản đồ hành chính 
Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam 
* Hoạt động nhóm đôi: Thực hành vẽ 1 
số ký hiệu bản đồ.
 - HS quan sát bản chú giải ở bản đồ hình - 1 em vẽ, 1 em ghi ký hiệu đó thể 
3 (SGK) hiện gì.
 - Vẽ 1 số đối tượng địa lý như biên giới, 
núi, sông, Thủ đô, Thành phố, mỏ 
 6 tạo thành? Âm đầu b
 Vần âu
 Thanh huyền
+ Kết luận : Tiếng bầu gồm có 3 + 3 HS trả lời, 1 HS lên bảng vừa trả lời, 
bộ phận : âm đầu, vần, thanh. vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận.
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng Tiếng Âm đầu Vần Thanh
còn lại của câu thơ bằng cách kẻ ơi ơi ngang
bảng. GV có thể chia mỗi bàn HS thương th ương ngang
phân tích 2 đến 3 tiếng. lấy l ây sắc
 bí b i sắc
 cùng c ung huyền
 tuy t uy ngang
 rằng r ăng huyền
 khác kh ac sắc
 giống gi ông sắc
 nhưng nh ưng ngang
 chung ch ung ngang
 một m ôt nặng
 giàn gi an huyền
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo 
thành ? Cho ví dụ. + Trả lời:
 Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh. Ví 
 dụ: tiếng thương.
 Tiếng do bộ phận: Vần, dấu thanh tạo 
+ Trong tiếng bộ phận nào không thành. Ví dụ: tiếng ơi.
thể thiếu ? + Vần và dấu thanh không thể thiếu, âm 
Bộ phận nào có thể thiếu ? đầu có thể thiếu.
- Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt 
buộc phải có vần và dấu thanh. - HS nghe.
Thanh ngang không được đánh dấu 
khi viết.
 HĐ 2: Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi - HS đọc thầm.
nhớ trong SGK .
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ vào + 1 HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu phần ghi 
sơ đồ và nói lại phần ghi nhớ. nhớ 
 1 . Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận.
 Thanh
+ Kết luận: Các dấu thanh của Âm đầu Vần
tiếng đều được đánh dấu ở phía 2 . Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. 
trên hoặc phía dưới âm chính của Có tiếng không có âm đầu.
vần. + HS nghe 
 HĐ 3: Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Bài 1:
 8 b) Hướng dẫn:
HĐ 1: GV kể chuyện 
 - GV kể lần 1: giọng kể thong thả rõ - HS xem tranh.
ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa 
trong đêm hội, trở lại khoan thai ở 
đoạn kết. 
 - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào 
tranh minh họa trên bảng.
 - GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ : 
cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc 
thiện, bâng quơ. Nếu HS không hiểu, 
GV có thể giải thích. - HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu 
 - Dựa vào tranh minh họa, đặt câu trả lời đúng.
hỏi để HS nắm được cốt truyện.
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? + Bà không biết đến từ đâu. Trông bà 
 gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét, 
 xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng 
 kêu đói.
+ Mọi người đối xử với bà ra sao? + Mọi người đều xua đuổi bà.
 + Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ? + Mẹ con bà góa đưa bà về nhà, lấy 
 cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại.
 + Chuyện gì đã xảy ra trong đêm? + Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. 
 Đó không phải là bà cụ mà là một con 
 giao long lớn.
+ Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà + Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ 
góa điều gì con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ 
 trấu.
 + Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy + Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả 
ra mọi vật đều chìm nghỉm. 
 + Mẹ con bà góa đã làm gì ? + Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu 
 đi khắp nơi cứu người bị nạn.
 + Hồ Ba Bể được hình thành như thế + Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ 
nào ? con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ.
 HĐ 2: Hướng dẫn kể từng đoạn 
 - Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào - Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dưới 
tranh minh họa và các câu hỏi tìm quay mặt vào nhau), lần lượt từng em 
hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn kể từng đoạn.
nghe. - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi 
 - Kể trước lớp, yêu cầu các nhóm cử nhóm chỉ kể một tranh.
đại diện lên trình bày. + Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu 
 + Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS chí: Kể có đúng nội dung, đúng trình tự 
kể. không? Lời kể đã tự nhiên chưa?
 - Kể trong nhóm.
 - 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện 
 10 một phép tính trong bài. 8000 : 2 = 4000
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm 3000 x2 = 6000
vào vở.( 
 Bài 2 a Bài 2: Đặt tính rồi tính
 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, a. 4637 7035 325 
HS cả lớp làm bài a vào vở. + 8245 - 2316 x 3 
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của 
bạn, nhận xét cả cách đặt tính và thực 12882 4719 975 
hiện tính.
 25968 3 
 19 8656
 16 
 18
 0
Bài 3 Bài 3: > < =
 - GV yêu cầu HS làm bài dòng 1 dòng 4327 > 3742 28676 = 28676
2. 5870 < 5890 97321< 97400
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của 
bạn. - GV nhận xét 
Bài 4b: Bài 4b: Viết các số theo thứ tự từ lớn 
 - Cả lớp làm bài. đến bé.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
- GV nhận xét - HS nêu cách sắp xếp.
*Bài tập: nâng cao Bài 5: Không tính kết quả hãy so 
- Học sinh nêu yêu cầu bài sánh và điền dấu thích hợp vào chỗ 
- Khuyết khích học sinh làm bài chấm:
- Giáo viên nhận xét 2323+4554 2354+4523
c. Củng cố- Dặn dò: 2361+1252321+165
 - GV nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm các bài tập hướng dẫn 
luyện thêm .
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập các số 
đến 100000(tt)
 Thứ tư, ngày 05 tháng 9 năm 2018
 Tập đọc
Tiết 2: MẸ ỐM
 I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với 
giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, 
biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
 - Thuộc ít 1 khổ thơ trong bài ; trả lời các câu hỏi 1,2,3/SGK
 12 của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ anh y sĩ đã mang thuốc vào
được thể hiện qua những câu thơ nào?”
 + “Những câu thơ nào trong bài thơ + Nắng mưa từ những ngày xưa
bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
nhỏ đối với mẹ? + Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất 
 vả từ những ngày xưa. Những vất vả 
 nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên 
 khuôn mặt, dáng người mẹ.
 + Cả đời đi gió đi sương
 Hôm nay mẹ lại lần giường tập đi.
 Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ 
 yếu phải lần giường để đi cho vững.
 + Vì con mẹ khổ đủ điều 
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
 Bạn nhỏ thương xót mẹ đã vất vả để 
 nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên khuôn 
 mặt mẹ bằng những nếp nhăn.
 + Mẹ vui, con có quản gì
 Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm và HTL.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 
thơ 4,5
 - GV đọc mẫu - Lắng nghe.
 - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo - 1 vài HS thi đọc
cặp
 - Cho HS thi đọc diễn cảm - HS nhẩm và đọc thuộc lòng ít nhất 1 
 - Yêu cầu HS nhẩm HTL bài thơ HS khổ thơ
đọc hay hơn
 - Nhận xét 
c. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò HS về nhà HTL bài thơ và 
chuẩn bị bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
(tt).
 - GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm 
yêu thương của mình đối với người 
thân trong gia 
đình và mọi người sống xung quanh
 Toán
Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tt)
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ 
số; nhân chia số đến năm chữ sốvới (cho) số có một chữ số.
 - Tính được giá trị của biểu thức
 14 - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. (Nội dung ghi nhớ)
 - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 
1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (III)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Giấy khổ to và bút dạ ghi sẵn nội dung BT1(Phần nhận xét).
 - Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ ).
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 - Tuần này các em đã kể lại câu - HS trả lời : Sự tích hồ Ba Bể.
 chuyện nào ? - Lắng nghe.
 - Vậy thế nào là văn kể chuyện? Bài 
 học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu 
 chuyện đó.
 b) Tìm hiểu ví dụ:
 HĐ 1: Nhận xét:
 Bài 1 Bài 1:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
 - Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu - 1 đến 2 HS kể vắn tắt, cả lớp theo 
 chuyện Sự tích hồ Ba Bể. dõi. 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực - Thảo luận trong nhóm, ghi kết quả 
 hiện các yêu cầu ở bài 1. thảo luận phiếu.
 - Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận - Dán kết quả thảo luận.
 lên bảng. - Nhận xét, bổ sung.
 - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung 
 kết quả làm việc để có câu trả lời 
 đúng. 
 - GV ghi các câu trả lời đã thống nhất 
 vào một bên bảng. 
 * Ý nghĩa của câu chuyện 
 Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. 
 Truyện còn ca ngợi những con người 
 có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi 
 người. Những người có lòng nhân ái sẽ 
 được đền đáp xứng đáng. 
 Bài 2 Bài 2:
 - Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo 
 - GV ghi nhanh câu trả lời của HS. dõi 
 - Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả 
 lời đúng.
 + Bài văn có những nhân vật nào? + Bài văn không có nhân vật.
 + Bài văn có những sự kiện nào xảy ra + Bài văn không có sự kiện nào xảy 
 với các nhân vật? ra 
 16 - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi 
 nhớ.
 - Tiết sau: Nhân vật trong truyện.
 Thứ năm, ngày 06 tháng 9 năm 2018
 Luyện từ và câu
Tiết:2 LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
 I. MỤC TIÊU: 
 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh). 
theo bảng mẫu ở BT1
 - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, 3
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
 - Hoặc bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy khổ lớn để HS làm bài tập.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo - 2 HS lên bảng làm.
của tiếng trong các câu : 
 Ở hiền gặp lành
 Uống nước nhớ nguồn.
- GV kiểm tra và chấm bài tập về nhà của - Tương tự làm câu 2
một số HS.
- Nhận xét HS làm bài trên bảng.
- HS 1 : Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng ? 
Tìm ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận, 2 ví dụ 
về tiếng không có đủ 3 bộ phận ?
- HS 2 : Tiếng Việt có mấy dấu thanh? Đó 
là những dấu thanh nào? 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- Tiếng gồm mấy bộ phận? Gồm những bộ - Tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu , 
phận nào? vần, thanh, tiếng nào cũng phải 
 có vần và thanh. Có tiếng không 
- Giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp các có âm đầu.
em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng. - Lắng nghe.
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ. - 2 HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu. Tiếng Âm Vần Thanh
- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm đầu 
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong Khôn kh ôn ngang
nhóm. GV đi giúp đỡ, kiểm tra để đảm bảo ngoan ng oan ngang
HS nào cũng được tham gia. đối đ ôi sắc
- Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên bảng. đáp đ ap sắc
 18 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
 - Gọi HS làm. 10000 - 4000 x 2 = 2000 
2. Bài mới: (10000 - 4000) x 2 = 12000
 a.Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn:
 * Biểu thức có chứa một chữ.
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
 - GV hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao - Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan 
nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ? thêm  quyển vở. Lan có tất cả  
 - GV treo bảng số như phần bài học SGK quyển vở.
và hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển - Ta thực hiện phép tính cộng số 
vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở Lan có ban đầu với số vở bạn 
vở? cho thêm.
 - GV nghe HS trả lời và viết 1 vào cột - Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở
Thêm, viết 3 + 1 vào cột Có tất cả.
 - GV làm tương tự với các trường hợp 
thêm 2, 3, 4,  quyển vở.
 - GV nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu 
mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất 
cả bao nhiêu quyển vở?
 - GV giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu - HS nêu số vở có tất cả trong từng 
thức có chứa một chữ. trường hợp.
 - GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy - Lan có tất cả 3 + a quyển vở.
biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính 
và một chữ.
 * Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
 - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 1 thì 3 
+ a = ? - HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 
 - GV nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị 4
của biểu thức 3 + a.
 - GV làm tương tự với a = 2, 3, 4,  - HS tìm giá trị của biểu thức 3 + a 
 - GV hỏi: Khi biết một giá trị cụ thể của a, trong từng trường hợp.
muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm - Ta thay giá trị của a vào biểu 
như thế nào ? thức rồi thực hiện tính.
 - Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được - Mỗi lần thay chữ a bằng số ta 
gì ? tính được một giá trị của biểu thức 
 c. Luyện tập – thực hành: 3 + a.
 Bài 1: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức 
 - 3 HS lên bảng làm bài. (theo mẫu)
 a) 6 - b với b = 4.
 20 khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. lắng nghe.
 - Đoạn trích cho em biết về điều gì ? - Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; 
 Hình dáng đáng thương, yếu ớt của 
 - Hướng dẫn viết từ khó Nhà Trò.
 + Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi - Cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn 
viết chính tả. chùn,
 + Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp 
được viết vào vở nháp.
 - Viết chính tả 
 - Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải - Nghe GV đọc và viết bài.
( khoảng 90 chữ / 15 phút ). Mỗi câu hoặc 
cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu 
chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1 hoặc 
2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định. 
 - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để 
 - Thu chấm 10 bài. soát lỗi, chữa bài.
 - Nhận xét bài viết của HS. 
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 Bài 2:
 - GV cho HS làm bài - Lời giải : lẫn – nở nang – béo lẳn, 
 - Gọi HS nhận xét, chữa bài. chắc nịch, lông mày, lòa xòa, làm 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. cho.
 c. Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2b vào vở 
. HS nào viết xấu, sai quá 5 lỗi chính tả 
phải viết lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Mười năm cõng bạn đi 
học.
 Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2018
 Tập làm văn
 Tiết: 2 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN 
 I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (nội dung ghi nhớ)
 - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) 
trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mụcIII)
 - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính 
cách nhân vật (BT2, mụcII)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ( đủ dùng theo nhóm 4 HS ), bút dạ.
 - Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14, SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 22 hỏi bà cách giúp người bị nạn, chèo 
 thuyền cứu giúp dân làng.
 - Nhờ đâu mà em biết tính cách của - Nhờ hành động, lời nói của nhân vật 
nhân vật ấy? nói lên tính cách của nhân vật ấy.
 - Giảng bài: Tính cách của nhân vật bộc 
lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ,  
của nhân vật.
 c) Ghi nhớ 
 - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần 
 - Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân Ghi nhớ.
vật trong những câu chuyện mà em đã - 3 đến 5 HS lấy ví dụ theo khả năng 
được đọc hoặc nghe. ghi nhớ của mình .
 - Nhân vật trong truyện Rùa và 
 Thỏ là con vật có tính kiêu ngạo, 
 huênh hoang, coi thường người khác 
 khi chế nhạo và thách đấu với rùa.
 - Rùa là con vật khiêm tốn, kiên trì, 
 bền bỉ khi trả lời và chạy thi với Thỏ.
 - Ngựa con trong truyện Cuộc chạy 
 đua trong rừng có tính chủ quan khi 
 d) Luyện tập không nghe lời ngựa cha.
 Bài 1 Bài 1
 - Gọi HS đọc nội dung. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả 
 lớp theo dõi.
 + Câu chuyện ba anh em có những nhân + Câu chuyện có các nhân vật: Ni-ki-
vật nào ? ta, Gô-ra, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
 + Nhìn vào tranh minh họa, em thấy ba + Ba anh em tuy giống nhau nhưng 
anh em có gì khác nhau? hành động sau bữa ăn lại rất khác 
 nhau .
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo 
trả lời câu hỏi. luận. 
 + Bà nhận xét tính cách của từng cháu - HS tiếp nối nhau trả lời. Mỗi HS chỉ 
như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nói về 1 nhân vật.
nhận xét như vậy? - Ni-ki-ta ham chơi, không nghĩ đến 
 người khác, ăn xong là chạy tót đi 
 chơi.
 - Gô-ra: hơi láu vì lén hắt những mẫu 
 bánh vụn xuống đất.
 - Chi-ôm-ca: thì biết giúp đỡ bà và 
 nghĩ đến chim bồ câu nữa, nhặt mẫu 
 bánh vụn cho chim ăn.
 + Theo em nhờ đâu bà có nhận xét + Nhờ quan sát hành động của ba anh 
như vậy em mà bà đưa ra nhận xét như vậy.
 + Em có đồng ý với những nhận xét của + Em có đồng ý với những nhận xét 
 24 Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được - Một giá trị số của biểu thức
gì?
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Mỗi ý làm một trường hợp Bài 1:
 - 3 HS lên bảng làm bài. - Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
 a) Thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện 
 phép tính 
 8 x 5 = 40.
 b) Thay số 3 vào chữ số a rồi thực hiện 
 phép tính 
 18: 3 = 6.
 c) Thay số 100 vào chữ số a rồi thực 
 hiện phép tính 100 +56 = 156.
 d) Thay số 37 vào chữ số a rồi thực hiện 
 phép tính 
 97 - 37 = 60.
Bài 2 Bài 2:
 - GV yêu cầu cả lớp câu a,c - 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 
 1 HS làm phần b, HS cả lớp làm bài vào 
 VBT.
 a/ Với n = 7 thì 35+3 x n = 35 + 3 x 7 = 
 35+21=56).
 c) với x = 34 thì 237-(66+x) =
 237- ( 66+34) = 237- 100 = 137
Bài 4: Bài 4:
- 1 HS lên bảng làm bài Chu vi hình vuông với a = 5
 5 x 4= 20 ( cm)
*Bài tập: nâng cao Bài 3: Tính chu vi hình vuông biết độ dài 
- Học sinh nêu yêu cầu bài cạnh a là:
- Khuyết khích học sinh làm bài a) a là số bé nhất có 2 chữ số
- Giáo viên nhận xét b) a là số vừa lớn hơn 15 vừa bé hơn 17
c. Củng cố- Dặn dò:
 - HS đọc công thức tính chu vi của 
hình vuông.
 - Nhận xét tiết học.
 - Tiết sau: Các số có sáu chữ số.
 AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
 - HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
 26 Biển 233, Báo hiệu có những nguy hiểm 
 khác 
 Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo.
 Biển 303, Giao nhau chạy theo vòng 
 xuyến.
 Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ
Hoạt động 3: Trò chơi. Biển 305, biển dành cho người đi bộ.
 GV chia lớp thành 5 nhóm. GV 
treo 23 biển báo hiệu lên bảng. 
Hướng dẫn HS cách chơi: Các nhóm chơi trò chơi.
 Sau một phút mỗi nhóm một em 
lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, 
em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển 
khác, lần lượt đến hết.
 GV tổng kết, biểu dương nhóm 
chơi tốt nhất và đúng nhất.
Hoạt động 4: Củng cố
 - GV cùng HS hệ thống bài 
 - GV dặn dò, nhận xét 
 Sinh hoạt lớp
 TỔNG KẾT TUẦN 1
 PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN TUẦN 2
 I. MỤC TIÊU :
 - Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần.
 - Nhắc nhở HS một số vấn đề chung của lớp. 
 - Đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện tuần 2
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Tổng kết :
 - GV : cho học sinh nêu:
 + Chuyên cần : - Tổng số ngày nghỉ của học sinh.
 + Có phép.
 + Không phép.
 + Vệ sinh : - Quét dọn vệ sinh sân trường, lớp 
 học và xử lí rác. 
 + Trang phục : - Quần áo gọn gàng.
 - Khăn quàng.
 - Phù hiệu.
 - Măng non.
 + Học tập : - Tuyên dương học sinh có thành tích, 
 nhắc nhở học sinh chưa hoàn thành.
 * Tuyên dương:
 ............................................................
 .............................................................
 28 KÝ DUYỆT
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 30

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_nam_hoc_2018_2019.doc