Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chương trình cả năm
+ Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp (tổng số HS, số HS nam? Số HS nữ? Ban cán sự lớp? Những đặc điểm nổi bật của lớp? Thành tích đạt được về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,?) Bước 2: Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp - Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân HS trong lớp. - Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại. - Tổng hợp, biên tập lại các thông tin. - Trình bày, trang trí Sổ truyền thống. Cấu trúc Sổ truyền thống của lớp có thể như sau: - Trang bìa (do GVCN, GV dạy Mĩ thuật hoặc phụ huynh có khả năng hội họa làm): Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là hàng tít lớn “Sổ truyền thống lớp 4”. - Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích ở dưới. - Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau: 1) Giới thiệu chung về lớp + Tổng số HS? Số HS nam? Số HS nữ? + Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp. + Danh sách Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách các mặt) + Giới thiệu về tổ chức lớp (Lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ?...) . 2) Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động, (nên có ảnh minh họa các hoạt động kèm theo). 3) Giới thiệu về từng cá nhân HS Mỗi HS sẽ được giới thiệu trong khoảng 2 trang. Trong đó có ghi tên, dán ảnh của HS và giới thiệu chung về HS cùng với những thành tích mà HS đạt được về các mặt. THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có). - Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. - Các đội thi tự giới thiệu về đội mình. - MC công bố chương trình biểu diễn. - Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá - Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất. - Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS. - Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ. V. TƯ LIỆU THAM KHẢO Giới thiệu một số bài hát về mái trường: - Đi tới trường (Nhạc: Đức Bằng); - Trên con đường đến trường (Sáng tác: Ngô Mạnh Thu); - Bài ca đi học (Sáng tác: Phan Trần Bảng); - Lớp chúng ta đoàn kết (Sáng tác: Mộng Lân); - Em yêu trường em (Sáng tác: Hoàng Vân); - Mái trường mến yêu (Sáng tác: Lê Quốc Thắng); - Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ trọng Trường); - Ngày đầu tiên đi học (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện); - Đi học (Sáng tác: Bùi Đình Thảo); - Lá thuyền ước mơ (Sáng tác: Thảo Linh); - Vui đến trường (Sáng tác: Lê Quốc Thắng); - Cô giáo (Sáng tác: Đỗ Mạnh Thường – Nguyễn Hữu Thắng). THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 3: LÀM ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU - Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn. - Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến. 2) Dán đèn - Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao. - Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, con giống tùy thích để dán lên các mặt sao. - Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ấy có thể xuyên qua một que chống nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo cái dây đó vào cái que để rước. - Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn. - Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc. Bước 3: Hoàn thành sản phẩm - Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn. - Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ. Bước 4: Nhận xét – Đánh giá - GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghĩa. Có những chiếc đèn đẹp, có những chiếc đèn chưa thật đẹp, tất cả đều đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm hội rước đèn, vì nó là sản phẩm do chính các em làm ra. - Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn) theo băng nhạc. THÁNG 9 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 4: EM LÀM VỆ SINH VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC - Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi lớp học được vệ sinh và trang trí xong. - GV nhận xét, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt công việc được giao. Khuyến khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học luôn khang trang, sạch đẹp. THÁNG 10 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI “TRAO BÓNG” I. MỤC TIÊU - Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện sức khỏe, rèn khả năng nhanh nhạy, khéo léo. + Số 3 đội bóng trao cho số 7. + Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4. + Số 4 đội bóng trao cho số 8. - Như vậy đã hết một vòng chơi. Người bên sân A đã hoàn thành phần đội bóng và đã trở về vị trí sân B. Đổi lại, người ở vị trí sân B trở về vị trí sân A và trở thành người đội bóng ở vòng chơi thứ hai. - Đội nào hoàn thành trước, đội đó được ghi điểm. Lưu ý HS: Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi: + Người đội bóng không đi đúng đường vạch. + Bóng rơi khỏi chậu. + Trao bóng nhầm số thứ tự. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đã ghi bàn thắng và mời GVCN lên nhận xét. - GV khen ngợi tinh thần nhiệt tình, hào hứng, sôi nổi của các đội chơi. Nhấn mạnh, tham gia trò chơi này, các em không những rèn luyện thể lực mà còn thể hiện sự nhanh nhạy, khéo léo trong xử lí tình huống để có được bàn thắng. Hoan nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất. - Tuyên bố kết thúc cuộc chơi. THÁNG 10 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC THƠ, LÀM THƠ VỀ “BẠN BÈ” I. MỤC TIÊU - Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác. HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè. - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - MC cùng cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất, người đọc thơ hay nhất. - GV khen ngợi các giọng đọc hay và “các nhà thơ tương lai” đã đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích thú vị. Tất cả các bài thơ của cả lớp sẽ được đóng thành tập san Tư liệu để lưu giữ những cảm xúc trong sáng về tình bạn. - Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ. THÁNG 10 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 3: NGHE KỂ CHUYỆN GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ I. MỤC TIÊU - HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó. - Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó. - Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. THÁNG 10 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 4: QUYÊN GÓP ỦNG HỘ CÁC BẠN HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ I. MỤC TIÊU - HS hiểu: quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - HS biết quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của bản thân. - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. THÁNG 11 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 1: KỂ CHUYỆN VỀ THẦY CÔ GIÁO EM I. MỤC TIÊU Qua hoạt động HS có khả năng: - Hiểu được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo đối với HS. - Yêu trường, yêu lớp; biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tình cảm với trường, lớp. - Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày trước tập thể. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các sách báo, tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về người thầy. - Hoa tươi và phần thưởng. - Các đạo cụ phục vụ buổi giao lưu. - Loa đài, trang âm, dàn nhạc hỗ trợ biểu diễn (nếu có). - Băng rôn tuyên truyền về buổi giao lưu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - MC giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những người (nhóm) tham gia kể chuyện; thông báo chương trình giao lưu. - Tiến hành giao lưu: MC giới thiệu lần lượt các cá nhân và nhóm lên kể chuyện theo đăng kí. Sau mỗi phần thi nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ nhằm tạo không khí hào hứng, sôi nổi. Sau mỗi phần kể chuyện của một HS, các thành viên Ban giám khảo sẽ cho điểm độc lập vào phiếu cá nhân. Bước 3: Tổng kết và trao giải - Sau khi các HS đã hoàn thành xong phần thi kể chuyện, BGK sẽ hội ý riêng để lựa chọn các tiết mục trao giải thưởng. - Trong thời gian BGK hội ý riêng, MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ. - MC công bố kết quả cuộc thi mời các đại diện nhà trường, đại diện PH, đại diện khách mời lên trao giải cho các HS và các nhóm đạt giải. - Kết thúc trao giải là tiết mục đồng ca do thầy cô và HS nhà trường cùng biểu diễn. + Giải nhất, giải nhì, giải ba + Giải thưởng dành cho bài viết hay nhất, giải thưởng dành cho tờ báo, bài báo trình bày đẹp nhất, sáng tạo nhất, - Mỗi lớp thành lập một nhóm phụ trách làm báo tường, bao gồm: Chi đội trưởng/Lớp phó phụ trách văn thể, một vài HS trong lớp có năng khiếu về vẽ, viết chữ đẹp, giỏi văn. - HS các lớp chuẩn bị các bài báo và các tiết mục văn nghệ trong hội thi. Bước 2: Viết báo - HS các lớp viết báo và gửi bài cho Tiểu ban báo tường của lớp mình. - Các tiểu ban lựa chọn, biên tập, trình bày và trang trí tờ báo của lớp mình. Bước 3: trưng bày, chấm thi báo tường của các lớp - Các tờ báo sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm của trường, đàm bảo an toàn, thuận tiện cho HS đứng xem và trao đổi về các bài báo của các bạn. - BGK lần lượt đi chấm báo tường của các lớp. Đến lớp nào, thì đại diện của lớp đó sẽ trình bày với BGK ý tưởng về nội dung tờ báo của mình. - BGK hội ý bình chọn, chấm điểm các tờ báo, thống nhất các giải thưởng. - Trong thời gian BGK họp với Ban tổ chức, các lớp trình bày các tiết mục văn nghệ tạo không khí vui tươi phấn khởi cho hội thi. Bước 4: Công bố kết quả và trao các giải thưởng - Trưởng ban tổ chức công bố các giải thưởng cho tập thể và cá nhân HS. - Mời đại diện lãnh đạo nhà trường và khách mời lên trao giải. Lưu ý: Lễ trao giải nên tổ chức nhẹ nhàng, vui tươi nhằm động viên, khuyến khích HS hăng say trong học tập và rèn luyện. THÁNG 11 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO + MC sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi/ tình huống/ bài tập. Trong vòng 30 giây, Đội nào rung chuông hoặc giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời câu hỏi/ tình huống/ bài tập. + Cuối cùng đội nào có tổng số điểm cao nhất, đội đó sẽ thắng cuộc. 3) Trò chơi Rung chuông vàng (Tổ chức theo qui mô lớp hoặc khối lớp) - Các HS tham gia chơi ngồi trước màn hình, mỗi em có một chiếc bảng con. - Tất cả sẽ có khoảng 20 – 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sau khi được chiếu lên màn hình HS sẽ được suy nghĩ trong 15 giây và viết câu trả lời ra bảng con. - Nếu HS nào trả lời sai sẽ phải đi ra ngoài. Sau khoảng 10 – 12 câu hỏi, HS sẽ được các thầy cô giáo cứu trợ để vào thi tiếp vòng 2. - Luật chơi ở vòng 2 cũng tương tự như ở vòng 1. Những HS nào còn ở lại vị trí cho đến câu hỏi cuối cùng sẽ là người thắng cuộc. - GVCN phối hợp với các GV khác chuẩn bị nội dung các câu hỏi, bài tập, tình huống và đáp án phù hợp với mỗi môn học. - Dự kiến khách mời - Lựa chọn MC. Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập - Tổ chức văn nghệ đầu giờ. - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình và thể thức Hội thi. - Thực hiện các phần thi: + MC lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi của mình. + Tổ chức xen kẽ giữa các phần thi là các trò chơi và các hoạt động văn nghệ. + Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi nhằm tạo không khí thi đua gay cấn, hồi hộp giữa các cá nhân và các đội thi. Bước 3: Tổng kết và trao giải - Ban giám khảo tổng kết, đánh giá, xếp loại và quyết định các cá nhân và đội đạt giải thưởng. - MC công bố các cá nhân, đội đạt giải và mời các đại biểu lên trao giải thưởng cho các cá nhân và các đội thi. - Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp. THÁNG 11 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 4: NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Hoạt động nhằm: - Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS. - Góp phần thay đổi hành vi của HS và cán bộ, viên chức nhà trường trong công tác môi trường và bảo vệ môi trường. - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nơi công cộng. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh, ảnh, clip về sự ô nhiễm môi trường. - CD các bài hát về môi trường. - Các trò chơi môi trường cho các lứa tuổi tiểu học. - Phần thưởng trong tổ chức trò chơi. - Trang âm và các thiết bị phục vụ cho “ngày hội Môi trường”. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Nhà trường thông báo cho HS về nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức “Ngày hội Môi trường xanh” trước một tháng để các khối lớp chuẩn bị. - Thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban nội dung và các Ban giám khảo cho các nội dung thi trong ngày hội. - Hướng dẫn HS thu thập các thông tin, tư liệu về môi trường ở địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập các nội dung tham gia thi trong “Ngày hội Môi trường”. - BTC chuẩn bị địa điểm (sân trường, công viên gần trường). Trang trí sân khấu và chuẩn bị bàn ghế cho đại biểu, khách mời. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC I. MỤC TIÊU - Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. - Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, câu đố, câu hỏi liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc. - Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu (nếu có). - Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời cho các đội chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được: - Chủ đề của cuộc thi. - Nội dung thi: Thi tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc. - Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 – 5 người, trong đó có một đội trưởng. - Luật chơi: + Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm. + Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây. + Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước. Nếu câu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ được dành cho các đội còn lại. Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên. + Mỗi câu trả lời đúng (ô chữ hàng ngang) sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm. + Nếu đội nào tìm ra được từ khóa (ô chữ hàng dọc) sẽ được cộng 30 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền chơi. * Đối với HS: Ở BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU - Giúp HS hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc. - Rèn luyện kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em. - Tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu, tranh ảnh, băng hình về hoạt động bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ đóng quân nơi biên giới, hải đảo. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Thông báo chủ đề hoạt động đến tất cả HS trong lớp (khối lớp). - Nội dung: Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang đóng quân nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu quí, lòng biết ơn đối với các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, hải đảo thiêng liêng của đất nước. - Hình thức: Mỗi HS/ nhóm HS viết 1 bức thư theo chủ đề trên. Lưu ý: Thư viết tay, không được đánh máy, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. * Đối với HS: - Thực hiện theo yêu cầu của Ban tổ chức. Nội dung bức thư được viết theo đúng chủ đề qui định. - Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. - Bài viết được cho vào bì thư, ghi rõ họ tên, lớp, trường mình đang học và nộp về BTC cuộc thi đúng thời gian qui định. - Ngoài bì thư ghi rõ: + Người gửi + Người nhận: Gửi các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo. Bước 2: Tổ chức đọc và gửi thư - Ổn định tổ chức (có thể hát bài hát liên quan đến chủ đề). - Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước. - Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng. - Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Liên hệ trước với chính quyền địa phương, thôn xóm để lập danh sách các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu ở địa phương. - Thành lập Ban tổ chức cho buổi thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gồm: + GVCN lớp (trưởng ban tổ chức) + Đại diện Hội cha mẹ HS + Ban cán sự lớp + Tổ trưởng các tổ trong lớp - Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm. * Đối với HS: - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, tạo không khí vui tươi, sinh động cho buổi thăm hỏi như: “Bà ơi bà”, “Chú thương binh”, - Mua hoa, tặng phẩm. Bước 2: Tổ chức thực hiện (hoạt động này nên tổ chức vào trước hoặc đúng ngày 22 – 12) II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Kịch bản “Mồng Một Tết” - Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết - Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có). IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế. - Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm. - HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết. Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm. Bước 3: Thảo luận lớp Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: - Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì? - Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ? - Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết? - Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì? - GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới. KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT * Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC - MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới. - Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà. - Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi. - Con lợn nhựa tiết kiệm chung của lớp. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị Ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, GV phổ biến: - Buổi học đầu tiên sau ngày nghỉ Tết, lớp sẽ tổ chức buổi liên hoan gặp mặt đầu xuân. Để góp vui cho cuộc họp mặt, nhà bạn nào có điều kiện sẽ mang quà tết đến lớp cùng chung vui. - Theo phong tục cổ truyền, đầu năm mới có tục “mở hàng”, lớp ta sẽ “mở hàng” cho chú lợn (heo) nhựa giúp các bạn HS nghèo. Các em hãy xin phép bố mẹ, trích tiền mừng tuổi, mừng cho chú lợn của lớp “hay ăn, chóng lớn”. - Mỗi người hãy chuẩn bị kể cho các bạn nghe, mình đã làm những việc gì để chuẩn bị đón Tết cùng bố mẹ, mình đã đi chơi những nơi nào trong dịp Tết - Cử (chọn) bạn điều khiển chương trình. - Phân công trang trí lớp và kê dọn bàn ghế. Bước 2: Gặp mặt đầu xuân - MC tuyên bố lí do, thông qua chương trình buổi gặp mặt đầu xuân. - GVCN lên chúc năm mới và tặng quà cho cả lớp. - Đại diện CB lớp lên chúc Tết thầy cô giáo và các bạn trong lớp. - Liên hoan bánh kẹo, quà Tết do GV và HS mang đến. - Trong quá trình liên hoan, HS kể chuyện ngày Tết của gia đình mình và hát mừng năm mới. - Sau khi trò chuyện, MC giới thiệu chú lợn nhựa, ý nghĩa của việc “mở hàng” cho chú lợn. - Cả lớp lên cho chú lợn “ăn” và cùng hát bài “Con heo đất”. - MC mời thầy cô giáo lên phát biểu. Thầy cô giáo cám ơn những tấm lòng nhân hậu giúp các bạn HS nghèo. Hoan nghênh những HS trong lớp đã có hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ gia đình trong những ngày Tết và chúc các em HS rèn luyện sức khỏe tốt, học hành giỏi giang, làm được nhiều điều tốt đẹp. - Tuyên bố kết thúc buổi họp mặt đầu xuân. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị Trước 2 tuần, GV phổ biến cho HS: - Để hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”, lớp sẽ tổ chức “Hội hoa xuân” để trưng bày những cây (khuyến khích là cây hoa) các em đã chăm sóc. Cây đó có thể của cá nhân hay một nhóm. - Mỗi tổ có một trang sưu tầm tranh ảnh chợ hoa Tết, hội hoa xuân. - Cử (chọn) người dẫn chương trình. Bước 2: Hội hoa xuân - Địa điểm tổ chức nên đặt ngoài sân, có bảng kẻ chữ: HỘI HOA XUÂN – LỚP 4 - MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm, tư liệu theo đơn vị tổ. - Các tổ trưng bày và trang trí cây của tổ mình. Mỗi cây đều ghi rõ tên cây gì? Của ai? Tổ nào? - GV cùng MC hướng dẫn cả lớp tham quan từng góc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến tổ nào, đại diện tổ sẽ giới thiệu các sản phẩm của tổ mình. - Đoàn tham quan chọn sản phẩm đẹp trưng bày lên góc chung của cả lớp. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng “Hội hoa xuân”, nhấn mạnh: Với việc làm hôm nay, các em đã góp phần tạo thêm màu xanh, thêm sắc hoa rực rỡ cho đất nước. Khen ngợi những cá nhân có sản phẩm đẹp được cả lớp bình chọn. Khuyến khích cá nhân, nhóm có thể tặng sản phẩm cho lớp, cho trường (nếu lớp, trường có nhu cầu). Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình, góp phần tô đẹp cho môi trường sống quanh ta. Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co. Bước 2: Tiến hành chơi - GV hướng dẫn cách chơi: + Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình. + Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững. + Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng. + Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”. - Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối). Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm. - Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được. - GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể. - Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt. - Nội dung: Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về các truyền thống tốt đẹp của quê hương; về con người quê hương; về các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. - Hình thức: Thi hùng biện cá nhân hoặc thi hùng biện theo đội, nhóm. - Nếu thi hùng biện theo cá nhân thì nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ để tạo không khí vui vẻ. - Mỗi cá nhân dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 – 7 phút. - Nếu thi theo hình thức đội, nhóm thì nên có những nội dung sau: + Phần 1: Chào hỏi (giới thiệu về đội, nhóm dự thi). + Phần 2: Phần thi hùng biện: Đại diện đội, nhóm sẽ cử ra 1 cá nhân diễn thuyết theo nội dung đã thống nhất hoặc mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau. + Phần 3: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm trong phạm vi chủ đề “Mời bạn về thăm quê tôi”. - Thời gian thi theo nhóm trong vòng: 12 – 15 phút. - Tiêu chí chấm điểm: Thang điểm 10 - Thành phần Ban giám khảo gồm từ 3 – 4 người. - Các giải thưởng (cá nhân, tập thể) - Yêu cầu các cá nhân, nhóm đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu. - Kiểm tra sự chuẩn bị và tập luyện của các nhóm. Giải đáp những thắc mắc về kiến thức cho HS. - Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia. * Đối với HS: - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Cán bộ lớp, các tổ trưởng. - Phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban tổ chức phụ trách các mảng như: Chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu, định ngày thi. - Các cá nhân, nhóm đăng kí nội dung, tìm hiểu tài liệu và tiến hành tập luyện. - Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi. Bước 2: Tổ chức cuộc thi * Phần mở đầu - Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề cuộc thi. THÁNG 2 CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG 2: GIAO LƯU HÁT DÂN CA I. MỤC TIÊU - HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa phương mình và các địa phương khác trong cả nước. - Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tập bài hát dân ca, các bài dân ca quen thuộc của địa phương, các bài dân ca được viết thêm lời mới. - Âm thanh, loa đài, đàn organ và một số nhạc cụ dân tộc khác (nếu có). IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV chủ nhiệm cần phổ biến cho HS nắm được: + Nội dung: Thi hát các bài dân ca, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mái trường + Hình thức thi, gồm 2 phần: Phần 1: Hát đơn ca Phần 2: Thi hát dân ca giữa các đội, nhóm. - Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia. - Cử người dẫn chương trình (MC) cho buổi giao lưu. - Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi xen kẽ giữa các tiết mục biểu diễn, tạo sự phong phú hấp dẫn. Chú ý lựa chọn các câu hỏi phụ dành cho cổ động viên. - Cử Ban giám khảo để chấm điểm. Thánh phần Ban giám khảo gồm có từ 3 – 4 người, trong đó 1 người làm trưởng ban, 1 người làm thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, cón lại là thành viên BGK. - Các giải thưởng: + Giải đồng đội: 1 giải nhất, 1 giài nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. + Giải cá nhân: Dành cho người hát dân ca hay nhất. - Dự kiến đại biểu mời tham dự buổi giao lưu. * Đối với HS: CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG 3: THAM QUAN MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ, DI TÍCH VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU - Giúp HS hiểu thêm về các di tích lịch sử, văn hóa; về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông; về các danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, danh thắng của quê hương. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ, tư liệu về quần thể di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Trước thời điểm tham quan di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương, GVCN cần liên hệ trước với Ban quản lí di tích để được tạo điều kiện tham quan. - Mời người dẫn chương trình, thuyết minh về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quần thể di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương. - Thành lập Ban tổ chức buổi tham quan: GVCN lớp, đại diện hội CMHS, cán bộ lớp, - Xây dựng kế hoạch, chương trình tham quan. - Thông qua chương trình, kế hoạch buổi tham quan và trình Ban giám hiệu nhà trường. - Chuẩn bị trước một số câu hỏi, câu đố, trò chơi, bài hát, nhằm tạo sự hấp dẫn, phong phú trong chuyến tham quan. * Đối với HS: - Trang phục sạch sẽ, gọn gàng. - Các tổ, nhóm sẽ quản lí, theo dõi số lượng các thành viên của mình và báo cáo với Ban tổ chức khi cần thiết. - HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian. - Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi. - Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian. - Sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách, báo hoặc hỏi người lớn - Một số tranh ảnh, đĩa hình về cách thức tổ chức các trò chơi dân gian. - Một số dụng cụ, phương tiện có liên quan khi tổ chức các trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - GV cần phổ biến trước cho HS nắm được: + Nội dung: Thi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. + Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 5 – 7 người, các đội chơi sẽ thi đấu với nhau, số HS còn lại sẽ đóng vai trò là cổ động viên. - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: gồm GVCN, lớp trưởng (chi đội trưởng) và các tổ trưởng. - Ban tổ chức lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. - Yêu cầu: Trò chơi cần đơn giản, dễ chơi, hấp dẫn, không phải chuẩn bị nhiều về cơ sở vật chất. - Mời các GV bộ môn Thể dục làm thành viên Ban giám khảo. - Các giải thưởng: giải dành cho tập thể và cá nhân. - Tiêu chí chấm điểm: BGK chấm điểm theo hình thức tính điểm cho từng phần thi. GV cần lựa chọn khoảng 4 – 5 phần thi. Sau các phần thi đó đội nào có số điểm cao nhất sẽ dành chiến thắng. * Đối với HS - Phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm phần thưởng cho đội chơi và cổ động viên. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình; biết cảm thông với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho HS + Tên trò chơi “Mái ấm gia đình”. + Cách chơi: Tất cả đứng thành hình vòng tròn và điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 người làm thành một gia đình: người số 1 và số 2 là bố và mẹ, số 3 là con. Từng cặp bố và mẹ sẽ đứng đối diện nhau, nắm hai tay nhau và giơ lên cao làm thành một “mái nhà”, cho con đứng ở trong. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn cùng với 1 – 2 người “không có nhà” (do bị lẻ, không đủ nhóm 3 người để làm thành một gia đình). Bắt đầu chơi, Quản trò hô “Đổi nhà!”. Khi đó tất cả những “người con” phải chạy đổi sang một mái nhà khác. Ai chậm chân sẽ bị những người không có nhà chạy vào chiếm mất “nhà”. Khi đó người bị mất nhà sẽ lại phải đứng vào giữa vòng tròn và Quản trò lại tiếp tục hô “Đổi nhà” , Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. + Luật chơi: • Khi có hiệu lệnh “Đổi nhà” của Quản trò, tất cả những “người con” đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi nhà sẽ bị phạt. • Một mái nhà chỉ có một “người con”. Vì vậy, nếu nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi thật. - Thảo luận sau trò chơi: 1) Em nghĩ gì khi luôn có một “mái nhà”? 2) Em nghĩ gì khi bị mất “nhà”? 3) Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì? - HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu. - Giấy mời cô giáo và các bạn gái. - Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp. - Lời chúc mừng các bạn gái. - Các bài thơ, bài hát, về phụ nữ, về ngày 8 – 3. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước khoảng 1 tuần, các HS nam trong lớp bàn kế hoạch (cùng với GVCN) và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các cá nhân, nhóm HS nam. - Trang trí lớp học: + Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu: “CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 – 3”. + Bàn GV được trải khăn, bày lọ hoa. + Bàn ghế được kê ngay ngắn, tốt nhất là hình chữ U. - Gửi giấy mời hoặc nói lời tham dự buổi lễ tới cô giáo và các bạn gái (nên mới trước 1 – 2 ngày; trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động). Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái - Trước khi buổi lễ bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo cùng các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự. - Mở đầu, một đại diện HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng ngày 8 – 3. - Lần lượt từng HS nam nói lên câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công, mỗi em sẽ tặng hoa/ quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ đông hơn số HS nam thì mỗi em Nam có thể tặng hoa/ quà cho 2 – 3 bạn gái). Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. - Tranh ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện: + Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao, + Hình thức kể: có thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh, băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng hoặc đóng vai minh họa; có thể kể cá nhân hoặc theo nhóm, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau. - Hướng dẫn HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Đồng thời, GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể. - HS sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu và chuẩn bị kể chuyện. Bước 2: Kể chuyện - Lần lượt từng cá nhân/ nhóm HS lên kể chuyện. - Sau mỗi câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi: + Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe kể? + Ngoài các thông tin vừa nghe, em còn biết điều gì về người phụ nữ đó? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì? - Lưu ý là sau mỗi câu chuyện, HS có thể trình bày thêm các bài thơ, bài hát về người phụ nữ trong câu chuyện vừa kể. Bước 3: Đánh giá HS cả lớp cùng bình chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất. - Vương miện, ba giải tua màu đỏ hoặc xanh lam trên có ghi hàng chữ: “Giải nhất cuộc thi HS thanh lịch, năm học .”, “Giải nhì cuộc thi HS thanh lịch, năm học”, “Giải ba cuộc thi HS thanh lịch, năm học”. - Hoa, phần thưởng để tặng cho các danh hiệu. - Giấy mời các đại biểu tham dự (PHHS, đại diện chính quyền địa phương, các trường bạn, các cơ quan, tổ chức có quan hệ với trường,). IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi và Ban giám khảo. - Xây dựng kế hoạch cuộc thi và tiêu chí chấm thi từng phần. - GV phổ biến kế hoạch cuộc thi cho HS trước khoảng 2 tuần: + Nội dung thi: Gồm 4 phần 1) Thi trình diễn đồng phục HS. 2) Thi trình diễn trang phục tự chọn. 3) Thi tài năng (có thể là Hát, vẽ, chơi đàn, biểu diễn võ thuật, nhảy Hiphop, đọc thơ, kể chuyện, giải toán nhanh,). 4) Thi ứng xử + Hình thức thi: Thi làm 2 vòng 1) Vòng sơ khảo: Mỗi lớp được quyền cử 10 HS, 5 nam, 5 nữ dự thi. 2) Vòng chung khảo: Sau vòng sơ khảo, Ban giám khảo sẽ chọn ra 10 HS nam và 10 HS nữ xuất sắc nhất để dự thi chung khảo. + Các giải thưởng chính: Giải nhất, giải nhì, giải ba + Các giải phụ: Giải trình diễn đồng phục HS đẹp nhất; Giải trình diễn trang phục tự chọn đẹp nhất; Giải HS tài năng; Giải HS ứng xử hay nhất, - Các lớp cử HS tham gia cuộc thi. - Các thí sinh luyện tập chuẩn bị dự thi. - Ban tổ chức chuẩn bị các phương tiện, kinh phí cần thiết cho cuộc thi. Bước 2: Thi sơ khảo Sau 2 tuần luyện tập chuẩn bị, các thí sinh sẽ phải trải qua vòng thi sơ khảo. Từ vòng sơ khảo, Ban giám khảo sẽ chọn ra 10 HS nam và 10 HS nữ để tiếp tục thi chung khảo. Bước 3: Thi chung khảo IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Internet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư. - Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước. Bước 2: Viết thư - GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn bạn bè ở khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế. - Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư. - Hướng dẫn HS cách viết thư: + Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp. + Có thể viết thư cho một hoặc cho nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau. + Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email. + Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình; hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt, + Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân HS, nhóm, lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam. - HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp. - Có thể đọc thử một bức thư cho cả lớp cùng nghe. - Hướng dẫn HS gửi thư qua đường bưu điện hoặc Email. Lưu ý HS trên phong bì thư gửi bưu điện cần ghi rõ người gửi và người nhận thư. Địa chỉ gửi thư qua Email cũng cần viết thật chính xác. - Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia. - Phần thưởng dành cho người chơi có số điểm cao nhất. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS. - Mỗi tổ/ lớp cử ra một đội chơi gồm 3 HS. Mỗi lượt chơi chỉ nên gồm 3 – 4 đội chơi. - Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham khảo về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới. Bước 2: Tiến hành chơi - MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. Trên mỗi chiếc thăm đã có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút chuẩn bị phải: + Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới (gắn tên quốc gia trên bản đồ) – 10 điểm. + Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó – 10 điểm. + Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia đó – 10 điểm. + Kể được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó – 10 điểm. - Các đội chơi thảo luận chuẩn bị. - Lần lượt từng đội chơi trình bày, Ban giám khảo cho điểm từng đội chơi. Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng - Công bố kết quả cuộc chơi. - Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng số điểm cao nhất. - Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị: + 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều (mua hoặc tự làm). Lưu ý: Bóng bay và diều phải đủ lớn để có thể mang được các băng giấy có ghi các thông điệp hòa bình hữu nghị. + Viết thông điệp về hòa bình, hữu nghị lên một băng giấy dài và đính vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình. Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn của các em đối với hòa bình, hữu nghị. Bước 2: Gửi thông điệp hòa bình qua bóng bay hoặc diều Có thể tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng như: quảng trường, sân nhà văn hóa, vườn hoa, công viên, Cần tránh tổ chức ở những nơi có nhiều cây to hoặc dây điện vì bóng và diều có thể bị mắc lại. - Mở đầu, GV hoặc một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi các thông điệp hòa bình, hữu nghị tới tất cả mọi người. - Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hòa bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em. - Sau đó tất cả lớp sẽ cùng hô to 1, 2, 3 và đồng loạt thả bóng/ diều. Trong khi các thông điệp hòa bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa đứng vỗ tay, vừa cùng nhau hát vang bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”. - Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hòa bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao. Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ hòa bình trên Trái Đất. + Nội dung thi: Tìm hiểu về chiến thắng 30 – 4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. + Hình thức: Thi hái hoa dân chủ hoặc trò chơi “Rung chuông vàng”. - HS chuẩn bị đọc các tài liệu có liên quan đến chủ đề cuộc thi. Bước 2: Tiến hành thi - Lớp được kê theo hình chữ U. Ở giữa có đặt một cây xanh. Trên các cành cây có cài những bông hoa bằng giấy màu, mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. - Lần lượt các HS xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn được tính 10 điểm. Lưu ý: Nếu sử dụng hình thức Rung chuông vàng, hãy tham khảo cách tổ chức ở hoạt động 3, tháng. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá - Công bố HS có tổng số điểm cao nhất và trao giải thưởng. - GV nhận xét chung và nhắc nhở HS hãy học tập theo gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trong chiến thắng 30 – 4. - HS tập trung ở trường, nghe GV dặn dò việc tuân thủ các qui định của nhà Tưởng niệm Bác Hồ và lên xe ô tô để đến nhà Tưởng niệm. - Đến nhà Tưởng niệm, HS xếp hàng thứ tự đến trước bàn thờ Bác Hồ, dâng hoa, thắp hương và một bạn thay mặt cả lớp đọc lời hứa học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác dạy. - Sau khi dâng hoa xong, HS có thể đi tham quan nhà Tưởng niệm và nghe các cán bộ, nhân viên làm việc ở đây giới thiệu thêm về Bác Hồ. THÁNG 5 CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 2: LIÊN HOAN CHÁU NGOAN BÁC HỒ I. MỤC TIÊU - Động viên, khuyến khích, ghi nhận thành tích của các cháu ngoan Bác Hồ. - Tạo điều kiện cho các cháu ngoan Bác Hồ có thể chia sẻ, học hỏi các kinh nghiệm học tập, rèn luyện. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tồ chức theo qui mô trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Sân khấu, phông, màn, cờ, hoa, khăn trải bàn. - Phần thưởng dành cho các cháu ngoan Bác Hồ. - Bản báo cáo thành tích của một số cháu ngoan Bác Hồ. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy mời các đại biểu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới HS các lớp. - Mỗi lớp bình chọn 3 – 5 HS xuất sắc nhất đi dự Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ. THÁNG 5 CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 3: VẺ ĐẸP ĐỘI VIÊN I. MỤC TIÊU Thông qua hoạt động này giáo dục HS ý thức của người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Đồng thời phát triển ở các em tính mạnh dạn, tự tin, khả năng giao tiếp, ứng xử. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tồ chức theo qui mô khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Sân khấu, phông màn, cờ, hoa để trang trí hội trường. - Loa đài, tăng âm. - Giải thưởng cho các cá nhân. Băng lụa màu đỏ hoặc xanh dương cho 3 đội viên được giải cao nhất. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới HS các chi đội. - Mỗi chi đội bình chọn 1 – 2 đội viên xuất sắc nhất tham dự thi. - Các thí sinh chuẩn bị theo các nội dung thi đã được phổ biến. Bước 2: Tiến hành thi - Văn nghệ chào mừng. - MC lên tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. THÁNG 5 CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 4: CHIA TAY NGHỈ HÈ I. MỤC TIÊU - HS biết chia tay với bạn bè, thầy cô giáo trước khi về nghỉ hè. - Trao nhiệm vụ cho HS trong dịp nghỉ hè. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tồ chức theo qui mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Sổ lưu niệm của HS. - Các tiết mục văn nghệ. - Bánh kẹo, hoa quả (nếu có điều kiện). - Giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS. - Giấy mời PHHS. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước một tuần, GV phổ biến trước kế hoạch hoạt động cho HS. - HS chuẩn bị sổ lưu niệm, hoa quả, bánh kẹo để liên hoan và tập các tiết mục văn nghệ. - GV chuẩn bị giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS và giấy mời PHHS tham dự buổi chia tay hè. Bước 2: Chia tay
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_4_chuong_trinh_ca_na.doc