Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2016-2017

doc 10 Trang Bình Hà 81
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2016-2017

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2016-2017
 TUẦN 20
 Thứ sáu ngày 20 tháng 01 năm 2017
 A.BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG(20’)
 BÀI 2 : BÁT CHÈ SẺ ĐÔI
I. MỤC TIÊU
 - Cảm nhận được đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác của Bác
 - Nêu được những tác dụng khi sống biết chia sẻ với người khác
 - Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lúc người khác gặp khó khăn
II.CHUẨN BỊ:Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
 A. Bài cũ: Chiếc vòng bạc
 - Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc”là gì? 2 HS trả lời- Nhận xét
 B. Bài mới: - Giới thiệu bài :Bát chè sẻ đôi
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc chậm câu chuyện “Bát chè sẻ đôi” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài - HS lắng nghe
học về đạo đức, lối sống lớp 3/ tr.8)
- GV cho HS làm vào phiếu bài tập. Nội dung: - HS làm phiếu bài tập
+ Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi ý trả lời đúng:
 1. Đồng chí liên lạc đến gặp Bác vào lúc nào?
 a) Ban ngày b) Buổi tối c) 10 giờ đêm
 2. Bác đã cho anh thứ gì?
 a) Một bát chè sen b) Nửa bát chè đậu xanh c) Nửa bát chè đậu đen
 3. Vỉ sao sau khi ăn xong bát chè sẻ đôi, đồng chí liên lạc lại cảm thấy 
không sung sướng gì?
 a) Vì anh thấy có lỗi b) Vì anh thương Bác
 c) Vì bị anh cấp dưỡng trách mắng - HS nộp phiếu
- Cho HS nộp phiếu-Chấm 5 phiếu và sửa bài cho HS
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
 GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận: - HS chia 4 nhóm, thảo luận 
- Em hãy nêu ý nghĩa về hành động sẻ đôi bát chè của Bác? câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng -Đại diện nhóm trả lời, các 
+ Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác? nhóm khác bổ sung
+ Hãy kể một câu chuyện của bản thân hoặc của người khác về việc biết - HS trả lời cá nhân
chia sẻ ( hoặc ích kỉ, không chia sẻ) - Lớp nhận xét
-GV treo bảng phụ: 
-Tìm những biểu hiện của sự chia sẻ và không chia sẻ điền vào bảng
 Biết chia sẻ Không biết chia sẻ
 Ví dụ: Có món ăn, quyển sách hay VD: Có đồ chơi mà không cho bạn 
 biết chia sẻ với bạn bè chơi cùng
 ....................................... .................................................... - HS chia nhóm, mỗi nhóm 5 
 HS chơi theo sự hướng dẫn 
4.Hoạt động 4: Trò chơi của GV
- GV hướng dẫn HS chơi theo tài liệu
- GV nhận xét tác phẩm của từng nhóm, khen thưởng nhóm vẽ nhanh nhất, 
đẹp nhất, phân tích ý nghĩa và tác dụng của sự chia sẻ và cộng tác trong công - Lắng nghe
việc
5. Củng cố, dặn dò: 
+ Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác? -HS trả lời
Nhận xét tiết học TUẦN 22
 Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2017
 A.BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG(20’)
 BÀI 4 :BÁC HỒ LÀ THẾ ĐẤY
I. MỤC TIÊU
- Cảm nhận được phẩm chất cao quý của Bác HỒ: tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi 
trọng lợi ích của nhân dân, của tập thể
- Nêu được những biểu hiện, việc làm thể hiện các đức tính trên.
- Biết trân trọng, đặt lợi ích của cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân
II.CHUẨN BỊ:
 - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
 A.Bài cũ: Chú ngã có đau không?
 + Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện là gì? 
 B.Bài mới: - Giới thiệu bài : Bác Hồ là thế đấy
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV kể lại câu chuyện “Bác Hồ là thế đấy?” - HS lắng nghe
+Bác chọn cách xưng hô với cụ già người Hưng Yên như thế - HS trả lời
nào? Vì sao Bác chọn cách xưng hô đó?
+ Khi được biết về nguồn gốc thùng cá, Bác đã nói gì? Em - HS trả lời
hiểu gì về Bác qua câu nói đó?
+Theo em, vì sao Bác lại trả tiền cá cho hợp tác xã? - HS trả lời
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
 GV chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: - HS chia 4 nhóm, thảo luận câu 
- Câu chuyện cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? hỏi, ghi vào bảng nhóm
- GV nhận xét, đánh giá. -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm 
3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng khác bổ sung
-Hãy kể một việc mà em đã làm thể hiện sự trân trọng của - HS trả lời cá nhân
em trước công sức lao động của người thân. - Lớp nhận xét
-Hãy nêu một việc làm giữ gìn của công của một bạn trong 
lớp em.
4.Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận:
+ Thảo luận về việc các em đã làm thể hiện thái độ tôn - HS chia 6 nhóm thảo luận 
trọng công sức lao động của bác lao công trong trường. - Đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét và tổng kết
5. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện trên cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? -Tôn trọng công sức lao động của 
Nhận xét tiết học mọi người. TUẦN 24
 Thứ sáu ngày 03 tháng 03 năm 2017
 A.BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG(20’)
 BÀI 6: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
I. MỤC TIÊU
- Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh, liệt 
sĩ
- Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do 
của nhân dân
- Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các 
anh hùng thương binh, liệt sĩ
II.CHUẨN BỊ:
 - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
A.Bài cũ: Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức
 + Em học được gì qua câu chuyện trên? HS trả lời, nhận xét
B.Bài mới: - Giới thiệu bài : Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương - HS lắng nghe
binh, liệt sĩ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, 
lối sống lớp 3– Trang 22) 
+ Em ghi lại những từ thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Bác - HS trả lời
Hồ đối với thương binh, liệt sĩ.
+ Bác đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với - HS trả lời
thương binh, liệt sĩ?
+ Ngày thương binh, liệt sĩ là ngày nào? Ý nghĩa của ngày - HS trả lời
đó?
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
 + Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các - HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, 
thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình? ghi vào bảng nhóm
 -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm 
3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng khác bổ sung
+Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe về một - HS trả lời cá nhân
người thương binh, liệt sĩ mà em biết. - Lớp nhận xét
+Kể những việc mà em đã làm hoặc sẽ làm thể hiện sự biết 
ơn với các thương binh, liệt sĩ .
4.Hoạt động 4: GV cho HS thảo luận 6 nhóm và hướng dẫn
- Nhóm cùng nhau xây dựng ý tưởng và vẽ 1 bức tranh tuyên -HS chia làm 6 nhóm, thảo luận
truyền mọi người cùng nhớ ơn thương binh, liệt sĩ hoặc lên và thực hiện theo hướng dẫn
kế hoạch đi thăm 1 gia đìnhthương binh, liệt sĩ -Đại diện nhóm báo cáo, trình bày 
 bức tranh và giải thích ý tưởng của 
 nhóm mình. Lớp nhận xét
5. Củng cố, dặn dò: 
 + Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các - HS trả lời
thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình? bào” của Bác?Nhận xét tiết học
 TUẦN 26
 Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017
 A.BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG(20’)
 BÀI 8: Giản dị, hòa mình với nhân dân 
I. MỤC TIÊU
- Cảm nhận được những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh sống giản dị, hòa mình với 
quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước.
- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của 
Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.
- Tự rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác Hồ: s giản dị, hòa đồng
II.CHUẨN BỊ:
 - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
A.Bài cũ: Tấm lòng của Bác 
+Em hiểu thế nào về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?HS trả lời, nhận xét
B.Bài mới: - Giới thiệu bài : Giản dị, hòa mình với nhân dân 
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV kể lại câu chuyện “Giản dị, hòa mình với nhân dân ” - HS lắng nghe
(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 
3– Trang 29) 
+ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: - GV cho HS làm trên bảng 
1. Nhà báo người Mỹ nhận xét Bác Hồ là người như thế phụ
nào?
a) Là nhân vật của thời đại
b) Là nhân vật kì lạ của thời đại
c)Là nhân vật nổi tiếng của thời đại
2. Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh 
cửu” của người Việt Nam?
a)Địa vị càng cao, Bác càng sống giản dị, trong sạch
b) Bác từ chối sự sùng bái cá nhân - Lớp nhận xét
c) Bác kính gì, yêu trẻ, ghét tiền của
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm 2
- Các em hãy tìm 2 từ thể hiện được vẻ đẹp của bác qua câu - Đại diện nhóm trả lời
chuyện.
3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng -HS chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 
- Em hãy nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong ăn mặc, thảo luận và ghi vào bảng nhóm
trong nói năng -Đại diện nhóm báo cáo, trình bày 
- Em hãy nêu biểu hiện của lối sống hòa đồng trong quan hệ Lớp nhận xét
với bạn bè, trong quan hệ với hàng xóm, xóm phố.
4.Hoạt động 4: Hoạt động nhóm -HS thảo luận nhóm 2, mỗi nhóm 
- Vì sao không nên sống tách mình khỏi tập thể? thảo luận và ghi vào bảng nhóm
 -Đại diện nhóm báo cáo, trình bày 
5. Củng cố, dặn dò: Lớp nhận xét
. Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh 
cửu” của người Việt Nam? - HS trả lời
Nhận xét tiết học 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_19_den_27_nam_hoc_2016_2017.doc