Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thanh Ngân

pdf 8 Trang Bình Hà 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thanh Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thanh Ngân

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Thanh Ngân
 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 
 - Năm 1512 khởi nghĩa Lê Huy Trịnh Hưng (Nghệ An). 
 - Năm 1515 khởi nghĩa Phùng Chương (Tam Đảo). 
 - Năm 1516 khởi nghĩa Trần Cảo (Quảng Ninh). 
 * Kết quả: 
 - Cuộc khởi nghĩa tuy bị thất bại. Nhưng làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. 
 I. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn 
 1. Chiến tranh Nam- Bắc triều 
 Câu hỏi: Trình bày được nguyên nhân và hậu quả chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh- 
Nguyễn? 
 Trả lời: 
 * Nguyên nhân 
 - Triều đình nhà Lê suy yếu các phe phái chém giết lẫn nhau. 
 - 1527 Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc (Bắc triều) 
 - 1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua (Nam 
triều) 
 * Hậu quả: Gây tổn thất lớn về người và của. Nhân dân đói khổ đất nước chia cắt. 
 2. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong- Đàng ngoài 
 Câu hỏi: Trình bày được nguyên nhân và hậu quả do chiến tranh gây ra? 
 Trả lời: 
 * Nguyên nhân: 
 - Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền hình thành thế lực 
họ Trịnh. 
 - Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam. Từ đó hình thành thế lực 
họ Nguyễn. 
 * Hậu quả: chia cắt đất nước gây đau thương tổn hại cho dân tộc. 
 BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII 
 I. Kinh tế 
 1. Nông nghiệp 
 Câu hỏi: Trình bày nông nghiệp giữa Đàng trong- Đàng ngoài? 
 Trả lời: 
 * Đàng ngoài: 
 - Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng. 
 - Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. 
 - Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán. 
 - Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác. 
 => Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ. 
 * Đàng trong: 
 - Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ. 
 - Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ, lương ăn,lập thành làng ấp. 
 - Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới 
ở đồng bằng Sông Cửu Long. 
 => Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. 
 2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán 
Giáo viên phụ trách cô Huỳnh Thanh Ngân, địa chỉ gmail: nganthcshb@gmail.com 2 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 
 - Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738- 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An. 
 - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740- 1751) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc). 
 - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc. 
 - Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739- 1769) ở Điện Biên (Lai Châu). 
 BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN 
 I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 
 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII 
 Câu hỏi: Trình bày tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII? 
 Trả lời: 
 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương 
Phúc Loan nắm hết mọi quyền hành, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng. 
 - Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và 
đua nhau ăn chơi xa xỉ. 
 - Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân 
ngày càng dâng cao. 
 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 
 Câu hỏi: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào? 
 Trả lời: 
 - Ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ căm thù sâu sắc chính quyền nhà 
Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng 
nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển. 
 II.TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM 
LƯỢC XIÊM 
 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn 
 Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn như thế nào? 
 Trả lời: 
 - Tháng 9- 1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở 
rộng suốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận. 
 - Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa 
Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định. 
 - Quân Tây Sơn ở thế bất lợi: mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình 
đó, Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn. 
 - Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy 
thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ. 
 2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) 
 Câu hỏi: Trình bày diễn biến ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút (1785)? 
 Trả lời: 
 - Diễn biến: Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông 
Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành- Tiền Giang) để nhử quân địch. Quân Xiêm bị tấn 
công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn 
Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong. 
 - Ý nghĩa: 
 + Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm 
của dân tộc ta. 
Giáo viên phụ trách cô Huỳnh Thanh Ngân, địa chỉ gmail: nganthcshb@gmail.com 4 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 
 + Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy. 
 - Ý nghĩa. 
 + Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh, Lê Thống nhất đất nước. 
 + Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh. 
 BÀI 26 QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC 
 1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc 
 Câu hỏi: Quang Trung có những chính sách gì phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân 
tộc? 
 Trả lời: 
 - Nông nghiệp: 
 + Ban hành chính sách khuyến nông. 
 + Giảm tô thuế. 
 - Công thương nghiệp: 
 + Giảm thuế. 
 + “Mở cửa ải thông thương chợ búa, hàng hóa không ngưng đọng,làm lợi cho sự tiêu dùng 
của người dân” 
 - Văn hóa, giáo dục: 
 + Ban bố “chiếu lập học”. 
 + Đề cao chữ nôm. Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. 
 + Lập viện sùng chính. 
 2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao 
 Câu hỏi: Quang Trung có những chính sách gì về quốc phòng, ngoại giao? 
 Trả lời: 
 - Quốc phòng: 
 + Thi hành chế độ quân dịch. 
 + Củng cố quân đội về mọi mặt tạo chiến thuyền lớn. 
 - Ngoại giao: 
 + Đường lối ngoại giao khéo léo. 
 + Chủ trương vừa mềm dẽo vừa kiên quyết với nhà Thanh. 
 + Kiên quyết trấn áp những thế lực phản nghịch. 
 + 16/9/1792 Quang Trung qua đời. 
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI BẠC LIÊU DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN 
 Học sinh tự nghiên cứu (SGK) ở nhà. 
 I. Hoạt động kinh tế 
 1. Nông nghiệp 
 Câu hỏi: Biết được tình hình nông nghiệp dưới thời nhà Nguyễn? 
 2. Thủ công nghiệp 
 Câu hỏi: Biết được tình hình Thủ công nghiệp dưới thời nhà Nguyễn? 
 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V 
 Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771- 1789? 
Giáo viên phụ trách cô Huỳnh Thanh Ngân, địa chỉ gmail: nganthcshb@gmail.com 6 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 
 - 1802 nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm 
Kinh Đô. 
 - 1806 Nguyễn lên ngôi Hoàng Đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến 
địa phương. 
 - Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 
 - 1815 ban hành Luật Gia Long. 
 - Quan tâm và củng cố quân đội. 
 - Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh. 
 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn. 
 Câu hỏi: Nêu tình hình nền kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX? 
 Trả lời: 
 - Nông nghiệp: 
 + Chú trọng khai hoang. 
 + Lập ấp, đồn điền tăng thêm diện tích canh tác. 
 + Ở các tỉnh phía Bắc đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến. 
 - Thủ công nghiệp: 
 + Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền 
 + Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng) 
 + Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển. 
 - Thương nghiệp: 
 + Buôn bán có nhiều thuận lợi. 
 + Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ. 
 + Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc. 
 + Hạn chế buôn bán với người phương Tây. 
 Hòa Bình, ngày 22 tháng 3 năm 2020 
 GVBM 
 Huỳnh Thanh Ngân 
Giáo viên phụ trách cô Huỳnh Thanh Ngân, địa chỉ gmail: nganthcshb@gmail.com 8 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_bai_22_den_27_nam_hoc_2019.pdf