Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Bài 24 đến 36 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Mậu
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Bài 24 đến 36 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Mậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Bài 24 đến 36 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Mậu

Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình 1. Giai đoạn Tiền Cam-bri ( tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ) - Cách ngày nay khoảng 542 triệu năm. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó còn là biển. - Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, Kon tum,... - Các loài SV còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít oxi. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) - Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm. - Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể của nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. - Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi. - Xuất hiện những khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. - SV phát triển mạnh mẽ. - Cuối gđ này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và đang còn tiếp diễn) - Địa hình được nâng cao ( dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng). - Hình thành các CN ba dan ( ở Tây nguyên), các đồng bằng phù sa ( ĐB S. Hồng, ĐB S.Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa,... - SV phát triển phong phú và hoàn thiện. - Xuất hiện loài người trên Trái Đất. Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 1. VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản Câu hỏi: Tiềm năng tài nguyên khoáng sản nước ta được như thế nào? Trả lời: - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ (5000 điểm quặng và tụ khoáng, gần 60 loại khoáng sản khác nhau). - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bôxit, đá vôi, 2. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Giáo viên phụ trách thầy Nguyễn Văn Mậu, địa chỉ gmail: nguyenvanmauthcshb@gmail.com 2 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình Cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. - Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. 2. Khu vực đồng bằng Câu hỏi: Trình bày đặc điểm đồng bằng nước ta? Trả lời: - Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn gồm có đồng bằng sông Cửu Long ( diện tích 40000km2, cao hơn mực nước biển) và đồng bằng sông Hồng (diện tích 15000km2, thấp hơn mực nước sông, có hệ thống đê lớn chống lũ). - Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: diện tích 15000km2, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu. Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm Câu hỏi: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta thể hiện như thế nào? Trả lời: - Nhiệt độ cao, TB năm đạt >210C, tăng dần từ Bắc -> Nam. Số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ/năm. - Hướng gió: + Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc. + Mùa hạ nóng, ẩm với gió Tây Nam. - Lượng mưa TB năm lớn (từ 1500 -> 2000mm/năm). Một số nơi đón gió có lượng mưa khá lớn (TB > 2000mm/năm). - Độ ẩm không khí cao (TB>80%). II. Tính chất đa dạng, thất thường Câu hỏi: Khí hậu nước ta có đặc điểm gì ngoài t/c nhiệt đới gió mùa? Trả lời: Giáo viên phụ trách thầy Nguyễn Văn Mậu, địa chỉ gmail: nguyenvanmauthcshb@gmail.com 4 Hướng dẫn tự học ở nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 THCS Hòa Bình - Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước, - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: TB- ĐN và vòng cung. - Chế độ nước theo mùa, có 2 mùa khác nhau rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. - Sông có hàm lượng phù sa lớn. 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của nước sông Câu hỏi: Cho biết giá trị sông ngòi nước ta? Trả lời: - Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, GTVT, phù sa bón ruộng, mở rộng đồng bằng. - Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA Câu hỏi: Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam? Trả lời: 1. Sông ngòi Bắc Bộ - Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt. - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. - Tiêu biểu cho hệ hống sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 2. Sông ngòi Trung Bộ - Thường ngắn vá dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông( từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão do địa hình hẹp ngang và dốc. - Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng). 3. Sông ngòi Nam Bộ - Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. - Có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. Giáo viên phụ trách thầy Nguyễn Văn Mậu, địa chỉ gmail: nguyenvanmauthcshb@gmail.com 6
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_mon_dia_li_lop_8_bai_24_den_36_nam_hoc_2019.pdf