Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Lớp 5

ppt 17 Trang Bình Hà 17
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Lớp 5

Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Lớp 5
 CHUYÊN ĐỀ
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
 VÀO DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5
 -----------------
I. Lý do chọn chuyên đề: 
 Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm áp dụng phương pháp 
giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng 
lực giải quyết vấn đề. Đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng hoạt động hóa người học, trong việc tổ chức quá trình 
lĩnh  hội  tri  thức  thì  lấy  học  sinh  làm  trung  tâm,  giáo  viên  là  người 
đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực 
hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức mới. - PPBTNB là PP có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu có thể 
áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường.
 - Các em hứng thú, ham hoạt động.
 - Phát huy khả năng tìm tòi và sáng tạo của người học.
 2. Khó khăn:
 - Phần đông giáo viên chưa được tham gia tập huấn về PP 
 này.
 -  Việc  xác  định  bài  học  phù  hợp  để  vận  dụng  PP này  vào 
 giảng  dạy  còn  gặp  khó  khăn.  Việc  thiết  kế  bài  dạy  cũng  gặp  khó 
 khăn.
 - Điều kiện, CSVC, bàn ghế học sinh chưa thuận tiện, trang 
 thiết  bị  chưa  đầy  đủ,  dụng  cụ  thí  nghiệm  còn  thiếu  nhiều.  Các 
 phương tiện hỗ trợ như máy chiếu chưa được trang bị.
 - Tiết học có thể kéo dài, mất nhiều thời gian. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu 
rõ câu trả lời mình tìm được.
Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp 
nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi 
trưởng thành.
 * Vậy PPBTNB là gì?
 Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực 
dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các 
môn khoa học tự nhiên. 
 BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng 
các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời 
cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí 
nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
 Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, 
các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm 
nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông 
qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ 
chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các 
hoạt động này làm cho chương trình học tập được nâng cao lên và 
dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn.
 - Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền 
cho một đề tài. Sự liên tục của hoạt động và những phương pháp giáo 
dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
 - Bắt buộc mỗi học sinh phải có một quyển vở thực hành do 
chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
 - Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa 
học và kỹ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ 
viết và nói của học sinh. 3. Tiến trình dạy học theo PPBTNB: 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
 Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình 
huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào 
bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu đối với 
học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. 
Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu 
vấn đề càng dễ.
 Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu 
vấn đề nhằm kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học 
sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh 
hội  kiến  thức.  Giáo  viên  phải  dùng  câu  hỏi  “mở”,  tuyệt  đối  không 
dùng câu hỏi “đóng” hoặc trả lời “có hoặc không”. Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo 
viên  cần  phải  khéo  léo  gợi  ý  cho  học  sinh  so  sánh  các  điểm  giống 
(đồng thuận giữa các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau (không nhất trí 
giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau đó 
giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. Việc làm rõ giữa các ý 
kiến khác nhau trước khi học kiến thức là một mấu chốt quan trọng. 
Các  biểu  tượng  ban  đầu  càng  khác  nhau  thì  học  sinh  càng  bị  kích 
thích ham muốn tìm tòi chân lí. 
* Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
 Từ các câu hỏi đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh đề 
nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm ra câu trả 
lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em làm thế 
nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên?”; “Các em hãy 
suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt 
ra!”. Các  câu  hỏi  “đóng” là  các  câu  hỏi  yêu  cầu  một  câu  trả  lời 
 ngắn. 
 VD: Pin là gì ? Tên của đồ vật này là gì? Có phải dòng điện 
 chạy từ cực dương sang cực âm hay không ? Cũng không hẳn là cấm 
 giáo viên đặt ra câu hỏi đóng, nhưng nếu các câu hỏi đặt ra để yêu 
 cầu học sinh suy nghĩ hành động thì cần phải được chuẩn bị tốt và 
 bắt buộc phải là những câu hỏi “mở”.
 Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm 
việc của học sinh. Câu hỏi gợi ý có thể là câu ít mở hoặc là dạng câu 
hỏi đóng. Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh.
 Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu 
như “Theo các em”, “Em nghĩ gì”, “Theo ý em”.
 Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy 
nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các học sinh khác, từ đó 
giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi 
có thời gian chuẩn bị;  b) Khi dạy theo PPBTNB không cho học sinh mở sách giáo 
khoa trong quá trình học mà chỉ sử dụng vào bước cuối 
cùng.
c) Đánh giá học sinh:
 Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày phát biểu 
ý kiến tại lớp.
 Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
 Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ (không chê học sinh).
IV. Kết luận:
 PPBTNB  với  những  ưu  điểm  vượt  trội.  Tuy  nhiên  đây  là 
phương pháp mới cần phải tìm hiểu nghiên cứu nhiều hơn, cần phải 
vận dụng thường xuyên hơn để có những kinh nghiệm cần thiết cho 
bản thân. Bản thân tôi cũng chưa có kinh nghiệm trong việc vận dụng 
phương  pháp  này  vào  giảng  dạy.  Kính  mong  lãnh  đạo  Phòng  Giáo 
dục, lãnh đạo các trường, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, góp ý 
chia sẻ thêm để tôi cùng các thầy cô làm công tác giảng dạy vận dụng 
phương pháp này tốt hơn.

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_vao_day_mon_k.ppt