Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Khối 5

doc 9 Trang Bình Hà 16
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Khối 5

Chuyên đề Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học Khối 5
 - Điều kiện, CSVC, bàn ghế học sinh chưa thuận tiện, trang thiết bị chưa đầy đủ, 
dụng cụ thí nghiệm còn thiếu nhiều.
 - Tiết học có thể kéo dài, mất nhiều thời gian.
 - HS còn lúng túng, rụt rè trong quá trình học, chưa tập trung tham gia thảo luận 
trong nhóm. 
 - HS đặt câu hỏi chưa sát với nội dung bài.
 - Nhóm trưởng điều hành các hoạt động nhóm chưa năng động. 
 III. NỘI DUNG
 1. BTNB là gì?
 “Bàn tay nặn bột” là mô hình giáo dục tương đối mới trên thế giới, có tên tiếng 
Anh là “Hands-on”, tiếng Pháp là “La main à la pâte”, đều có nghĩa là “bắt tay vào hành 
động”; “bắt tay vào làm thí nghiệm”, “bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu”. 
 Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm 
ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, 
từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
 Trẻ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xung quanh, 
các em luôn đặt ra các câu hỏi “tại sao?”
 Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy 
học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học 
sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành 
quan sát qua thực nghiệm. 
 Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình 
tìm được.
 Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ 
nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.
 * Vậy PPBTNB là gì?
 Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm 
nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. 
 BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi 
nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống 
thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
 Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ 
những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra 
những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. 
 Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm 
của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức 
dưới sự giúp đỡ của GV.
 * Mục tiêu của BTNB
 Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa 
học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến 
việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS. 
2 Để tạo tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề thì tôi tiến hành như sau:
 - Đưa ra miếng nhôm, hỏi đáp:
 - Trên tay Thầy (cô) có gì? (một miếng kim loại)
 - Các em đoán xem đây là kim loại gì? (nhôm)
 - Mời các em cùng giơ 1 đồ vật cũng bằng nhôm lên.
 - Nhìn vào các đồ vật bằng nhôm này, các em muốn hỏi điều gì? (Nhôm ở đâu ra? 
Màu sắc, độ sáng, cứng hay dẻo, công dụng?...).
 GV: Tất cả những điều các em muốn hỏi như vừa nói chính là nguồn gốc, tính 
chất và công dụng của nhôm. Vậy nhôm có nguồn gốc, tính chất và công dụng như thế 
nào? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
 Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
 Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các 
câu hỏi hay giả thuyết của học sinh là bước quan trọng, đặc trưng của PPBTNB. GV 
khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện 
tượng mới trước khi được học kiến thức đó. Học sinh có thể trình bày bằng lời nói, bằng 
cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.
 Ví dụ: Khi dạy kiến thức: Cấu tạo bên trong của hạt. 
 Để học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu của mình về cấu tạo bên trong của hạt đậu 
thì tôi đã tiến hành như sau: 
 Trong hạt đậu có những gì? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô 
tả bên trong hạt đậu. 
 Học sinh phải có nhiệm vụ đó là có thể mô tả bằng hình vẽ, có thể mô tả bằng lời 
hay thể hiện suy nghĩ của bản thân.
 Nếu một vài học sinh nào đó nêu ý kiến đúng, tôi không vội vàng khen ngợi hoặc 
có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng. Biểu tượng ban đầu của học sinh càng đa 
dạng, phong phú, càng sai lệnh với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi, thú vị, gây 
hứng thú cho học sinh và ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện hơn.
 Bước 3: Đề xuất câu hỏi giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
 * Đề xuất câu hỏi
 Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên 
giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. 
 Ở bước này giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt 
trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung 
bài học. Giáo viên nhanh chóng phân nhóm biểu tượng.
 Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên cần phải khéo léo 
gợi ý cho học sinh so sánh các điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến đại diện) hoặc 
khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác 
nhau đó giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. Việc làm rõ giữa các ý kiến khác 
4 Sau khi thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, 
các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết 
luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học.
 Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau 
khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại 
với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới.
 4. Một số lưu ý khi dạy PPBTNB
 a) Kỹ thuật đặt câu hỏi
 Trong dạy học theo PPBTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai trò quan trọng 
trong sự thành công của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học. Câu hỏi của giáo 
viên có thể là câu hỏi cho từng cá nhân học sinh, câu hỏi cho từng nhóm, câu hỏi chung 
cho cả lớp.
 Câu hỏi “tốt” có thể giúp cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình và làm 
cho tiến trình dạy học đi đúng hướng. Một câu hỏi tốt là một câu hỏi kích thích, một lời 
mời đến sự kiểm tra chăm chú nhiều hơn, một lời mời đến một thí nghiệm mới hay một 
bài tập mới Người ta gọi câu hỏi này là câu hỏi “mở” vì nó kích thích một hành động 
mở.
 Các câu hỏi “đóng” là các câu hỏi yêu cầu một câu trả lời ngắn. 
 VD: Pin là gì? Tên của đồ vật này là gì? Có phải dòng điện chạy từ cực dương 
sang cực âm hay không? Cũng không hẳn là cấm giáo viên đặt ra câu hỏi đóng, nhưng 
nếu các câu hỏi đặt ra để yêu cầu học sinh suy nghĩ hành động thì cần phải được chuẩn bị 
tốt và bắt buộc phải là những câu hỏi “mở”.
 Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh. Câu 
hỏi gợi ý có thể là câu ít mở hoặc là dạng câu hỏi đóng. Vai trò của nó nhằm gợi ý, định 
hướng cho học sinh.
 Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như “Theo các 
em”, “Em nghĩ gì”, “Theo ý em”.
 Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc có thời gian 
trao đổi nhanh với các học sinh khác, từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày và trình 
bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị;
 Tuyệt đối không được gọi tên học sinh sau đó mới đặt câu hỏi;
 Khi nêu câu hỏi, giáo viên cần nói to, rõ. Nếu trường hợp học sinh chưa nghe rõ 
thì phải nhắc lại, tuy nhiên không nên nhắc lại nhiều lần vì làm như vậy sẽ làm phân tán 
học sinh. Câu hỏi không nên quá dài.
 Đối với các câu hỏi gợi ý, giáo viên nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm 
vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho học sinh. Nếu là những câu hỏi gợi ý cho một nhóm khi 
các em đang thảo luận thì chỉ nêu với âm lượng vừa đủ cho nhóm nghe tránh làm ảnh 
hưởng đến nhóm khác.
 Trong điều khiển tiết học nếu giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh không hiểu, hoặc 
hiểu sai dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau, giáo viên nhất thiết phải đặt lại câu hỏi cho 
phù hợp. Tuyệt đối không được cố chấp vì làm như vậy sẽ phá vỡ hoàn toàn ý đồ dạy học 
ở các bước tiếp theo.
6 Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ 
các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần 
giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí.
 V. QUY TRÌNH DẠY MÔN KHOA HỌC
 A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 2. Kỹ năng
 3. Thái độ
 B.CHUẨN BỊ
 1. Phần chuẩn bị của giáo viên
 2. Phần chuẩn bị của học sinh
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động: Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi hoặc trắc nghiệm của bài 
trước.
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Từ bài cũ liên hệ nêu yêu cầu của bài mới hoặc trò chơi dẫn dắt 
vào bài.
 b. Các hoạt động
 Hoạt động 1
 Hoạt động 2
 4.Củng cố-Dặn dò
 - Liên hệ giáo dục qua tiết dạy
 - Củng cố lại kiến thức
 - Dặn dò
8

File đính kèm:

  • docchuyen_de_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_vao_day_mon_k.doc