Chuyên đề Phương pháp giải Toán có lời văn

doc 7 Trang Bình Hà 24
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp giải Toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Phương pháp giải Toán có lời văn

Chuyên đề Phương pháp giải Toán có lời văn
 - Do trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, sự yêu thích không 
cao.
 - Một số học sinh còn rụt rè, tiếp thu bài toán còn chậm, khả năng tóm tắt đề 
chưa chặt chẻ, chưa bám sát được yêu cầu của đề toán để thực hiện tính toán, kĩ 
năng diễn đạt còn chậm, còn hạn chế nên việc tìm ra lời giải đúng và hay là rất khó. 
 - Học sinh chưa hiểu đề bài tức chưa xác định được yêu cầu của đề thì không 
thể suy luận được: những cái đã cho, những cái cần tìm, mối liên hệ giữa những cái 
đã cho và những cái cần tìm. Theo số liệu thống kê được trong những năm gần đây:
 + Một số ít học sinh chưa xác định được đề bài và học sinh giải bài toán sai: 
từ 25% - 30%. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm giảm bớt khó khăn trên chính là 
việc rất cần thiết cho mỗi giáo viên không những ở lớp 4, 5 mà cả ở các lớp dưới. 
Xem học sinh đã phát huy hết tính tích cực chưa? Còn hạn chế ở chỗ nào? Cần 
khắc phục như thế nào để việc giải toán có lời văn đạt hiệu quả cao nhất.
 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ:
 1. Đối tượng: GV và HS lớp 4 &5.
 2. Phạm vi chuyên đề: Trường TH Minh Diệu B
 3. Người thực hiện tổ chức lên chuyên đề: Dương Văn Chiến
 4. Người thực hiện dạy mẫu: Thái Như Thủy
 Tên bài: ..............................................................................
 IV. NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH:
 1. Chương trình:
 Lớp 4 - 5: 5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết
 2. Nội dung toán có lời văn ở Tiểu học gồm:
 a) Lớp 4:
 - Giải các bài toán có hai hoặc ba bước tính có sử dụng phân số.
 - Giải các bài toán có liên quan đến: Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và 
tỉ số của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm số trung 
bình cộng, các nội dung hình học đã học.
 b) Lớp 5:
 - Giải bài toán chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có:
 + Các bài toán đơn giản về tỉ số %.
 + Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động cùng và ngược 
chiều.
 + Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề 
của đời sống.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Mục tiêu dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học:
 Dạy và học tốt về giải bài toán có lời văn có ý nghĩa quyết định thành công 
việc dạy và học môn Toán. Do đó người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của 
việc dạy giải các bài toán có lời văn cần phải đạt được các tri thức và kỹ năng sau:
 2 b) Cho học sinh nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng trong bài 
toán. Như khi giải bài toán chuyển động đều, học sinh dựa vào “cái đã cho”, “cái 
phải tìm” mà xác định mối quan hệ giữa các đại lượng: Vận tốc, quãng đường, thời 
gian để tìm đại lượng chưa biết.
 c) Tập cho học sinh biết xem xét các dạng toán học dưới nhiều hình thức
 khác nhau thậm chí trái ngược nhau và tập diễn đạt các kết luận dưới nhiều hình 
thức khác nhau. Chẳng hạn: “Số bạn gái bằng 1/3 số bạn trai” cũng có nghĩa là “số 
bạn trai gấp 3 lần số bạn gái” hay “đáy nhỏ bằng 2/3 đáy lớn” cũng có nghĩa là 
“đáy lớn gấp rưỡi đáy nhỏ” hoặc “đáy lớn gấp 1,5 lần đáy nhỏ”.
 2. Phân loại bài toán có lời văn:
 Để giải bài toán thì hoc sinh phải hiểu đề bài, hiểu các thành phần của nó. 
Những cái đã cho và những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy 
được biểu thị bởi các phép tính và các quan hệ giữa các số đo, các đại lượng. Dựa 
vào đó mà có thể phân loại các bài toán:
 a) Phân loại theo đại lượng:
 Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như:
 Các bài toán về số lượng.
 Các bài toán về khối lượng của vật.
 Các bài toán về các đại lượng trong chuyển động đều.
 Các bài toán về các đại lượng trong hình học.
 Cách phân loại này đóng vai trò không lớn trong quá trình dạy học.
 b) Phân loại theo số phép tính:
 - Bài toán đơn: Là bài toán mà khi giải chỉ cần 1 phép tính, loại này thường 
dùng để nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức: 
Thực tiễn - > Tư duy trừu tượng -> Thực tiễn.
 - Ví dụ: Để dạy phép trừ số đo thời gian, có bài toán “xe lửa đi từ A lúc 13 
giờ 12 phút và đến B lúc 16 giờ 37 phút. Hỏi xe lửa đi từ A đến B mất bao lâu? 
”(Ví du 1, SGK trang 164). Từ bản chất bài toán học sinh hình thành phép trừ.
 16 giờ 37 phút – 13 giờ 12 phút = 3 giờ 25 phút.
 - Bài toán hợp: Là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính. Loại bài toán 
này thường dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 4 và 5, bài toán có 
mặt ở hầu hết các tiết học toán.
 c) Phân loại theo phương pháp giải:
 Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng 
cùng một phương pháp suy luận để giải và vì thế có thể coi “Có cùng phương pháp 
giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương 
pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán.
Như vậy sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại thuộc mối liên 
hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.
 V. Quy trình thực hiện khi dạy giải Toán có lời văn:
 Giải Toán có lời văn đối với học sinh tiểu học là khó khăn, việc hình thành kĩ 
năng giải toán, kĩ năng tính toán chính xác, kĩ năng viết lời giải, phép tính, đáp số, 
 4 Số quyển vở của Khôi là:
 25 – 10 = 15 (quyển) (hoặc 25: 5 x 3= 15 quyển)
 Đáp số: Minh: 10 quyển
 Khôi: 15 quyển
 + Bước 5: Thử lại (Không cần ghi trong lời giải mà thử ngoài nháp)
 10 2
 10 + 15 = 25 (quyển) và 
 15 3
 * Lưu ý:
 - Cần rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt bằng lời và bằng chữ viết khi phải 
giải thích các vấn đề có liên quan đến phân tích đề toán.
 - Trong các bước trình bày lời giải, phép tính, đáp số. Sau khi hoàn thành bài 
giải rèn cho học sinh thói quen kiểm tra xem bài toán có đúng với yêu cầu của đề 
bài chưa.
 Rèn cho học sinh trình bày bài giải, phép tính, đáp số như sau :
 - Câu lời giải: phải lùi vào 1 ô tính từ lề đỏ trang giấy và có dấu hai chấm sau 
cùng (cần rèn cho học sinh trình bày tóm tắt phần trên, bài giải phần dưới để cho 
học sinh trình bày thoải mái, khoa học và thẩm mĩ). Cần khuyến khích cho học sinh 
đặt nhiều lời giải khác nhau để làm phong phú cho bài toán nhưng phải đảm bảo 
tính chính xác theo yêu cầu đề bài đã ra.
 - Phép tính: cần phải lùi vào sau lời giải 2 ô, kèm theo đơn vị tính. Đơn vị tính 
đặt trong dấu ngoặc đơn. 
 - Đáp số: căn cứ từ phép tính lùi vào 1ô, sau từ đáp số có dấu hai chấm, sau 
kết quả đáp số có kèm theo đơn vị tính (không ngoặc đơn).
 - Bước thử lại: các em thực hiện ngoài nháp, không trình bày trong bài giải.
 Ngoài những kĩ năng trên, giáo viên cần chú ý đến những kĩ năng khác như 
cách viết số, viết đơn vị  để học sinh trình bày sạch, đẹp hơn.
 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 Trong giảng dạy nội dung giải toán có lời văn, chúng ta cần phải quan tâm 
nhiều đến học sinh. Theo dõi toàn bộ học sinh để khám phá những tiềm ẩn trong 
từng học sinh. Do vậy, khi dạy nội dung này ngoài việc học sinh chủ động tìm ra 
kiến thức mới; giáo viên cần phải quan tâm đến kĩ năng trình bày, cách thể hiện rõ 
ràng lôgíc, rèn tính cẩn thận chính xác học sinh sẽ thấy nhẹ nhàng và ham thích 
giải toán hơn.
 KẾT LUẬN
 Để giúp học sinh tiếp thu bài tốt, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, có 
kinh nghiệm giảng dạy, có tính kiên trì khi gặp khó khăn đối với học sinh. Có 
phương pháp giảng dạy linh hoạt, nhẹ nhàng phù hợp với học sinh. Cùng với việc 
cung cấp kiến thức rất cần thiết tạo tiền đề cho học sinh học các lớp trên, giáo viên 
cần có thời gian chăm bồi trong thời gian dài để học sinh biến kĩ năng thành kĩ xão. 
Người giáo viên là người thiết kế còn học sinh là người thi công, có như thế học 
sinh mới tự chiếm lĩnh kiến thức để tự thực hiện giải bài toán.
 6

File đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_giai_toan_co_loi_van.doc