Chuyên đề Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên trong dạy học ở Tiểu học

doc 5 Trang Bình Hà 62
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên trong dạy học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên trong dạy học ở Tiểu học

Chuyên đề Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên trong dạy học ở Tiểu học
 nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết. Thay đổi này giúp 
cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn 
để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học. Nhất là đối với giáo 
viên chủ nhiệm, điều này phù hợp bởi giáo viên có nhiều thời gian bên học sinh, số 
lượng học sinh chỉ là học sinh trong một lớp nên giáo viên có thể hầu như nhớ hết đặc 
điểm của từng học sinh khi nhận xét đánh giá.
 - Đánh giá thường xuyên về học tập, được thể hiện rõ nét kết quả phấn đấu 
hàng ngày của học sinh. Đồng thời cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi 
rất hữu ích liên quan đến việc học tập hàng ngày của các em, những lĩnh vực nào có 
sự tiến bộ, những lĩnh vực học tập nào còn khó khăn; giúp học sinh nhận ra mình 
thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng để cả giáo viên và học sinh cùng 
điều chỉnh hoạt động dạy và học.
 - Đánh giá thường xuyên về năng lực phẩm chất, cho phép giáo viên và cha mẹ 
học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học 
sinh hàng ngày trong quá trình học tập, rèn luyện. Từ đó, giáo viên và cha mẹ học 
sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy 
những điểm tốt để các em ngày một tiến bộ hơn.
 3. Khó khăn:
 - Giáo viên dạy các bộ môn có thể phải dạy đến hàng mấy trăm học sinh của 
trường, dù chỉ ghi chép nhận xét khi cần thiết nhưng đến khi đánh giá định kì muốn 
nhớ rõ từng học sinh để đánh giá cho chính xác thì thật không phải là chuyện dễ.
 - Có giáo viên chữ không được đẹp, khi ghi lời nhận xét vào vở của học sinh sẽ 
bị ảnh hưởng đến tâm lý của người thầy.
 - ĐGTX bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc ghi lời nhận xét vào vở 
học sinh có khi không được trải đều đối với tất cả các học sinh của lớp trong tháng 
đối với bất kì môn học nào, từ đó dẫn đến thiếu sự công bằng cho học sinh.
 III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ:
 1. Nội dung đánh giá thường xuyên:
 - Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo 
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình 
giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
 - Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
 + Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; 
đoàn kết, yêu thương.
 2. Cách thức đánh giá:
 a) Đánh giá thường xuyên về học tập:
 - Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và 
cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, 
có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
 2 - Khi GV viết nhận xét: Cần dùng từ ngữ nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, 
tránh xúc phạmHS sẽ dễ tiếp nhận biết hơn, tập trung vào một số lỗi sai sót có tính 
hệ thống, điển hình cần sớm khắc phục. Đặc biệt là GV viết lời nhận xét không mắc 
lỗi chính tả và viết chữ sao cho dễ nhìn.
 - Khi HS viết lời nhận xét (cho mình, cho bạn): GV cần hướng dẫn HS viết lời 
nhận xét phải mang tính xây dựng, tập trung phát hiện những điểm tích cực đã làm 
đượcthay vì chỉ chú ý đến những điểm hạn chế, chưa làm được.
 VI. KẾT LUẬN:
 Qua hơn 2 năm tổ chức thực hiện ĐGTX theo Thông tư 22/2016, Trường tiểu 
học Vĩnh Mỹ A1 đã đạt được những kết quả sau:
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã nhận thức được tác dụng của việc ĐGTX. Từ 
đó chất lượng học tập của HS từng bước được nâng lên.
 - Đối với học sinh được tham gia tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn các em 
phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học 
tập và sinh hoạt hàng ngày.
 - Học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học 
vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
 - Các kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kĩ năng tự quản, kĩ năng tổ chức, 
kĩ năng điều khiển và thực hiện một số hoạt động tập thể, kĩ năng nhận xét, đánh giá 
kết quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.
 VII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
 1. Đối với giáo viên:
 - Phát huy tốt hơn trong việc tổ chức ĐGTX bằng nhiều cách thức khác nhau.
 - Chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch ĐGTX để thực hiện tốt hơn 
ở mỗi bài học, mỗi chương, mỗi chủ đề, từng học kỳ...
 - Trong mỗi tiết dạy, GV cần linh hoạt lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. 
Nhận xét, đánh giá bằng lời hoặc ghi lời nhận xét, đánh giá trên vở hay sản phẩm của 
học sinh. Việc ghi lời nhận xét, tư vấn, động viên khích lệ không chỉ cho học sinh 
biết để khắc phục, phấn khởi mà còn để các bậc phụ huynh biết được mức độ học tập, 
rèn luyện của các em. Chú trọng nhiều đến học sinh còn chưa đạt chuẩn theo yêu cầu; 
động viên khuyến khích các em dù sự cố gắng rất khiêm tốn; nhận xét để bản thân em 
đó biết được sự tiến bộ của bản thân hôm nay so với hôm qua; niềm tin, sự đồng hành 
của thầy cô giáo, bạn bè với sự tiến bộ vươn lên của mình.
 2. Đối với nhà trường:
 - Thường xuyên chỉ đạo thao giảng, dự giờ lẫn nhau, mở chuyên đề. Trong quá 
trình nhận xét rút kinh nghiệm giờ dạy chú ý nhiều đến cách ĐGTX.
 - Quan tâm kiểm tra lời nhận xét của GV trong vở HS. 
 - Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong mỗi lần sinh hoạt tổ cần đưa nội dung 
ĐGTX học sinh vào sinh hoạt.
 4

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_nang_luc_danh_gia_thuong_xuyen_trong_day.doc