Chuyên đề Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Lớp 3
III. Nội dung dạy học của phân môn Tập làm văn 1.Nội dung dạy học Trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và dời sống hằng ngày, như: điền vào các giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay, Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe – kể và các hoạt động học tập trên lớp. 2. Các kiểu bài tập Bài tập nghe : nghe và kể lại một mẫu chuyện ngắn, nghe và nói lại một mẫu tin. Bài tập nói: Tổ chức, điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp. Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ, 3.Bài tập viết Điền vào giấy tờ in sẵn. Viết một số giấy tờ theo mẫu. Viết thư. Ghi chép sổ tay. Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ, IV. Thực trạng hiện nay của học sinh Những kinh nghiệm cho thấy trong quá trình dạy học phân môn tập làm văn. Có trong chương trình lớp 3 là hợp lí, vừa sức với đại đa số học sinh. Mỗi loại bài là mỗi mạch kiến thức khác nhau về khái niệm và thể loại văn kể chuyện, viết thư. Việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, còn trông chờ vào người khác, ít động não, suy nghĩ độc lập. Sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách, nên việc viết đoạn văn đối với các em là rất khó, bài viết khô khan. V. Các biện pháp dạy tốt phân môn Tập làm văn 1. Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý Để HS hoàn thành tốt bài Tập làm văn. Chúng ta tham khảo các tài liệu nói về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy. * Tình cảm trong thư phải chân thành, đúng mức, tránh sự giả tạo và khách sáo. * Lời lẽ trong thư phải gọn gàng, mạch lạc, chính xác. Với học sinh lớp ba, những điều trên phải được truyền đạt từng bước, qua nhiều lần. Có thể gợi ý cho học sinh những câu hỏi như sau: • Đầu dòng bức thư ghi những gì? • Dòng thứ hai trong thư ghi lời xưng hô của ai với ai? • Nội dung thư tức phần chính của thư có những gì? • Cuối thư ghi những gì? Giáo viên đưa ra các câu hỏi xoay quanh bốn ý đã nêu để gợi mở cho học sinh 3. Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học) Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống, ). VI. Qui trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ HS làm lại bài tập ở tiết trước hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ về kiến thức – kĩ năng ở bài học trước; GV nhận xét kết quả tuyên dương những bài làm tốt (nếu có). 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK dựa theo những biện pháp đã nói nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết Tập làm văn lớp 3. 3. Củng cố, dặn dò Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học; nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối, VII. kết luận Thứ năm, ngày 18 tháng 1 năm 2019 GIÁO ÁN Môn: Tập làm văn Tiết CT : 24 Bài : NGHE KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN Ngày soạn: 10/1/2019 Ngày dạy : 18/1/2019 I. MỤC TIÊU Nghe kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn II. CHUẨN BỊ Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định • Hát 2. Bài cũ - Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. - Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn nói về buổi biểu diễn nghệ thuật và cho học sinh đọc. • Nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu bài: Nghe kể Người bán quạt may mắn Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện: Chi? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? -Vương Hi Chi là một người có tài và • Giáo viên chốt: người viết chữ đẹp cũng là nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước nghèo khổ. Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp • Học sinh suy nghĩ và tự do phát nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ biểu. của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ. 4. Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Kể về lễ hội. Vĩnh Mỹ B, ngày 18 tháng 01 năm 2019 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Người thực hiện Nguyễn Thanh Tần Huỳnh Tấn Lực
File đính kèm:
- chuyen_de_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_t.docx