Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

doc 11 Trang Bình Hà 42
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
 2
 - Chưa có tranh ảnh minh họa cho môn Tiếng Việt. Một số trường thiếu phương 
tiện dạy học như: ti vi, máy chiếu, 
 - Một số ít giáo viên do lớn tuổi nên việc áp dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn 
chế.
 b) Học sinh
 - Một số học sinh phát triển chậm về: Thể chất, trí nhớ nên việc rèn đọc, viết và 
khả năng nói và nghe gặp rất nhiều khó khăn.
 - Hoàn cảnh của một số em không có cha, mẹ ở với ông bà nên thiếu sự quan 
tâm ảnh hưởng lớn đến việc học. Một số phụ huynh không biết chữ nên không rèn cho 
các em học ở nhà. Việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp quan tâm của gia đình. Điều 
đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không 
nhỏ tới kết quả học tập.
 - Một số trường học sinh chưa qua mẫu giáo còn nhiều nên vào đầu năm học đa 
số các em chưa biết đọc, chưa biết viết, các em đọc trước quên sau.
 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY-HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
 1. Đối với giáo viên
 - Sử dụng tối đa tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, nêu câu hỏi gợi ý giúp 
HS khai thác tốt tranh, ảnh. Ngoài ra giáo viên sưu tầm thêm một số vật thật như: một 
số loại quả, một số đồ vật, con vật bằng nhựa để HS hiểu thêm nghĩa của từ.
 - Tận dụng những tranh ảnh của những năm trước để sử dụng phù hợp với nội 
dung bài.
 - Tăng cường dự giờ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp. Nghiên cứu kĩ 
nội dung chương trình, mục tiêu bài dạy, tham khảo tài liệu.
 - Đối với chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên cũng phải linh 
động lựa chon các phương pháp dạy học phù hợp với môn học. Ngoài việc sử dụng 
phương pháp truyền thống giáo viên trong tổ còn mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy 
học tích cực phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh. 
 - Để việc thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả giáo viên cần lưu ý thực hiện 
tốt các công việc sau:
 a) Giao việc cho HS
 - Nêu nhiệm vụ của GV và HS cần thực hiện trong tiết học. Đó là nhiệm vụ do 
GV căn cứ vào mục tiêu bài học và tình hình cụ thể của lớp hoặc nhiệm vụ do chính 
HS đề xuất.
 - Cho HS thực hiện một phần nhiệm vụ nếu nhiệm vụ đặt ra trong những câu 
hỏi, bài tập khó đối với HS hoặc mới với HS. Sau khi cả lớp hoàn thành những nhiệm 
vụ làm thử, GV tổ chức chữa bài để giúp HS nắm được cách làm và nhắc nhở những 
điểm HS cần chú ý khi làm bài.
 - Nêu yêu cầu về hình thức hoạt động của HS (làm việc độc lập, làm việc theo 
nhóm, hoặc làm việc theo lớp) để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.
 b) Tổ chức cho HS làm việc 4
tốt môn Tiếng Việt và phát triển đầy đủ bốn kỹ năng. Sau mỗi bài học học sinh 
được nói và nghe bạn nói để hiểu, nhận biết, trải nghiệm một số kỹ năng sống 
gần gũi với học sinh từ đó giúp các em phát triển toàn diện. Để việc tổ chức hoạt 
động này có hiệu quả GV cần lưu ý: Câu hỏi phải dễ hiểu, nội dung luyện nói 
nên đơn giản, không nên quá cao với khả năng nhận biết của học sinh lớp 1. 
Giáo viên nên khuyến khích các đối tượng trong lớp đều được tham gia.
 d) Dạy đọc thông qua trò chơi, câu chuyện
 - Việc dạy đọc kết hợp trò chơi giúp các em không bị nhàm chán. Kích 
thích sự sáng tạo, hứng thú trong học tập. 
 - Tổ chức đa dạng các trò chơi VD: Giáo viên cho HS xem tranh hoặc vật 
thật tìm ra tiếng có âm, vần vừa học. Thi đố vui, thi ai đọc nhanh.
 - GV cần rèn phát âm chuẩn, giọng đọc rõ ràng, truyền cảm để thu hút sự 
chú ý của HS. 
 e) Xây dựng đôi bạn cùng tiến
 Trong lớp GV cần xây dựng đôi bạn cùng giúp nhau học tiến bộ. Em học 
tốt, học nhanh kèm những em học chậm. Không những hướng dẫn đọc, viết mà 
hỗ trợ cả khi các em làm việc theo nhóm. Khi thảo luận về vần đề mà GV đưa ra 
thì những em học nhanh, nói to, rõ ràng cùng hỗ trợ bạn từ cách hỏi và trả lời 
bạn sao cho đúng yêu câu, tròn câuHoặc những em có giao tiếp tốt ngồi gần 
em dân tộc để hỗ trợ tăng cường tiếng việt cho bạn. Đó cũng là một trong những 
biện pháp đã được áp dụng có hiệu quả. 
 g) Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh 
 - Đối với chương trình sách giáo khoa theo chương trình phổ thông thì lượng 
kiến thức mà các em học rất nhiều. Ngay đầu năm học GV tìm hiểu và tìm nhiều biện 
pháp phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng thống nhất phương pháp dạy và giáo dục 
trẻ ở nhà là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giữa GV và cha mẹ HS cần thống nhất cách 
dạy trẻ học ở nhà. Cha mẹ HS đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa gia đình và nhà 
trường, hỗ trợ GV trong việc dạy trẻ học ở nhà.
 - GV thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi tình hình học tập của HS ở nhà để nắm bắt 
thêm khó khăn, vướng mắc cùng nhau tháo gỡ những khó khăn đó.
 i) Rèn cho học sinh học tập theo phương pháp tổ chức hoạt động như
 - Hoạt động Chia sẻ (Khởi động): HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên 
quan đến bài học hoặc thực hiện một số hoạt động dựa trên kinh nghiệm đã có để 
chuẩn bị cho bài học mới.
 - Hoạt động Khám phá: HS phát hiện vấn đề, phân tích và xử lí tình huống mới 
để học kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm mới.
 - Hoạt động Luyện tập: HS phát hiện vấn đề, phân tích và xử lí tình huống 
tương tự tình huống mới học để củng cố kiến thức, rèn kĩ năng thực hành.
 - Hoạt động Ứng dụng: HS vận dụng những điều đã học để phát hiện vấn đề, 
phân tích và xử lí những tình huống có thực trong đời sống tương tự tình mới học. 
Hoạt động ứng dụng có thể được thực hiện ngay trong giờ học (ở trong lớp, trong hoặc 
ngoài khuôn viên nhà trường) hoặc thực hiện ở nhà. 6
 HS quan sát tranh, tìm hiểu nội dung tranh. GV giới thiệu âm, vần mới có trong 
câu, hướng dần đọc trơn, so sánh các vần
 3. Đọc
 a) Đọc vần 
 - GV giới thiệu vần, đánh vần mẫu
 - HS nối tiếp nhau đánh vần.
 - GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 
 - HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. 
 - GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 
 * Ghép chữ cái tạo vần (có thể kết hợp ghép tiếng chứa vần mới)
 - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các vần, tiếng chứa vần vừa 
học.
 - GV yêu câu lớp đọc đồng thanh ut, ưt một số lần.
 b) Đọc tiếng
 * Đọc tiếng mẫu 
 - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu
. - HS đánh vần tiếng mẫu
 - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu
 * Đọc tiếng SHS
 - GV đưa các tiếng có trong SHS. 
 - HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau . 
 - Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
 - HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau.
 - Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng
 c) Ghép chữ cái tạo tiếng
 - HS ghép các tiếng có chứa vần vừa học
 - HS phân tích tiếng, HS nêu lại cách ghép.
 - GV yêu cầu cả lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
 d) Đọc từ ngữ 
 - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ
 - HS nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV rút ra từ, giảng từ
 - GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần, phân tích và đánh vần tiếng đọc trơn 
từ ngữ. 
 - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp. HS đọc trơn các từ ngữ theo tổ. Lớp đọc 
đồng thanh một số lần.
 e.Đọc lại bài: Cho HS đọc lại toàn bài 8
 - Đọc hiểu: hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài, hiểu 
những từ ngữ chứa các vần ut, ưt có trong bài học.
 - Viết đúng các vần ut, ưt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần 
ut, ưt 
 - Nói và nghe: Nói được nội dung có trong tranh. Nghe và nhận xét bạn nói.
 * Hình thành cho học sinh phẩm chất
 Biết đoàn kết (Cảm nhận được tinh thần đồng đội trong thể thao thông qua hình 
ảnh trong câu nhận biết) . 
 II. CHUẨN BỊ
 - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ut, ưt cấu tạo và cách viết các vần ut, ưt 
hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ 
này.
 SGK, tranh phần nhận biết, tranh từ ngữ, vật thật (bút chì)
 - HS: SGK, bảng con, bộ ghép chữ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát - Hs hát
- GV cho học sinh ôn bài: et, êt, it, con vẹt, bồ - HS đọc cá nhân, cả lớp.
kết, quả mít - HS viết bảng con mỗi tổ 1 từ
- GV cho HS viết bảng con Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
 con vẹt bồ kết quả mít
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu - HS quan sát tranh và trả lời: 
hỏi Em thấy gì trong tranh? 
 (Trận bóng đá thiếu nhi có cầu thủ, có 
 bạn cổ vũ...)
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết - Hs quan sát và đọc theo GV
và yêu câu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, 
sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Cầu 
thủ số 7/ thu hút khán gìả bằng một cú sút dứt 
điểm.
- GV giới thiệu các vần mới ut, ưt. Viết tên bài 
lên bảng, đọc mẫu. Gọi HS so sánh 2 vần - HS đọc trơn vần, so sánh 2 vần ut và ưt
3. Đọc
a. Đọc vần 
* Đọc vần ut, ưt 10
giải nghĩa từ nứt nẻ, giáo dục qua vật thật bút 
chì) 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, - HS nhận biết tiếng chứa vần mới
chẳng hạn bút chì, GV nêu yêu cầu nói tên sự 
vật trong tranh. - HS đánh vần tiếng mới, lớp đánh vần, 
 đọc trơn
- GV yêu câu HS nhận biết tiếng chứa vần ut 
trong bút chì, phân tích và đánh vần tiếng bút, - HS đọc trơn các từ ngữ ( 4HS)
đọc trơn từ ngữ bút chì. GV thực hiện các bước - Lớp đọc đồng thanh từ ngữ một số lần
tương tự đối với mứt dừa, nứt nẻ 
 - 1 HS đọc lại toàn bài
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc 
một từ ngữ. HS đọc trơn các từ ngữ. 
d.Đọc lại bài: Cho HS đọc lại toàn bài - HS quan sát
4. Viết bảng - HS viết lần lượt theo mẫu
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ut, ưt. GV viết - HS nhận xét bài bạn
mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết ut, - HS nghe GV nhận xét
ưt , bút chì, mứt dừa
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho - Đọc cá nhân - cả lớp
HS.
 - HS lắng nghe ý kiến nhận xét của GV
* Củng cố:
- HS đọc lại toàn bài
- GV nhận xét tiết học
 Giáo viên dạy minh họa: Phan Ngọc Diễm. Trường TH Vĩnh Bình A
 VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận: 
 Qua vận dụng kết hợp một số biện pháp và phương pháp giúp học sinh phát 
triển bốn kỹ năng trong môn Tiếng Việt cho học sinh vào thực tiễn giảng dạy từ đầu 
năm đến nay, chất lượng học sinh biết đọc, viết tăng hơn so với đầu năm. Cụ thể: Đầu 
năm học số HS chưa biết đọc, viết của tổ là 17 em. Đến thời điểm giữa học kỳ I còn 10 
em.
 Với những biện pháp tôi đã làm như trên kết quả đạt được rất là khả quan. Rõ 
ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh đặc biệt về đọc, viết nói 
và nghe ngày càng tiến bộ. 
 Để dạy môn Tiếng Việt đạt hiệu quả, giáo viên cần đưa ra các biện pháp phù 
hợp với lớp, cần kết hợp hợp giữa phương pháp truyền thống với những kinh nghiệm, 
kĩ thuật dạy học đã tích lũy được với phương pháp mới. Phải biết sử dụng linh hoạt 
đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc 
sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học cần theo phương hướng tích 
cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường luyện tập, thực hành để phát triển kỹ năng 
đọc, viết, nói và nghe, nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu: đọc trơn tiếng, từ ngữ, 

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tieng_vie.doc